Thân bài

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I Mở bài

Nhắc tới nền văn học Việt Nam, chắc chắn ta không thể k nhắc tới đại thi hào văn học dân tộc Nguyễn Du cùng tuyệt tác Truyện Kiều nổi tiếng. Tác phẩm không chỉ thành công gửi gắm những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn thể hiện những giá trị nghệ thuật lên tới đỉnh cao. Một trong những đặc sắc nghệ thuật nổi bật đc NDu sdụng trong tphẩm chính là nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, mà minh chứng rõ ràng nhất chính ở tác phẩm Trao duyên. Đây là đoạn thơ diễn tả nỗi đau khổ của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái là Thúy Vân, để nhờ Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, người yêu của mình.

II Thân bài

1/ 14 câu đầu:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Tác giả dùng từ thật hay khi nói đên việc trao duyên của nàng Kiều cho Thúy Vân. Là một người chị đáng ra chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ "cậy", "ngồi lên", "lạy", "thưa". Đó chính là thái độ của người dưới dành cho người trên nhưng ở đây thì lại là chị dành cho em. Dùng ngôn ngữ như thế tác giả có ý muốn nói đến sự cậy nhờ em của Thúy Kiều. Nàng thành khẩn giống như cầu xin em mình để đền đáp tình cảm cho chàng Kim.

Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả.

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ 'cậy", nó không còn là nhờ nữa mà dường như mang theo cả tính chất ép buôc phải làm.Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng manh nhưng cũng rất mực hiếu thảo. "Gánh tương tư" nay đã đứt , mối tớ duyên ấy nay đã vỡ, nhưng Kiều vẫn không muốn lòng chàng Kim phải đau, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù "trao duyên" cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy. Đây là nỗi đau đớn dằn vặt, đau đớn cho cuộc tình tan vỡ đồng thời cũng là nỗi xót xa, xót xa cho thân phận của chính mình. Nếu ta coi truyện Kiều là một bi kịch đằng đẵng về cuộc đời Kiều thì đoạn này thể hiện bi kịch đầu tiên ấy.

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Thúy Kiều và Thúy vân đều đang "đến tuổi cập kề' nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân "ngày xuân em còn dài", có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Kiều còn nhắc đến tình màu mủ, ruột thịt, mối quan hệ huyết thống mong có thể đền đáp, trả nghĩa cho tình đôi lứa, tình "non nước". Nàng an ủi Vân cũng chính là an ủi mình đã chọn con đường đúng, mình đã bỏ qua chữ tình để giữ trọn chữ "hiếu". Tuy đây là lời an ủi, động viên song là nỗi day dứt, xót xa trong Kiều. Kiếu tuy trao duyên chứ không thể trao tình được. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn "ngậm cười chín suối". Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.

Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung

"Chiếc vành" và "bức tờ mây" vốn là những vật đẹp đẽ, quen thuộc, là những vật minh chứng rõ nhất cho mối tình trong sáng nhưng cũng không kém phần mãnh liệt của nàg Kiều và chàg Kim, trên bức tờ mây ấy vẫn còn ghi rõ lời thề nguyền chung thủy, ấy vậy mà nay nó đã trở thành"của chung" của cả Thúy Vân. Thúy Kiều đã khéo léo dành chữ "duyên" giữ lại cho Vân, còn chữ tình thì vẫn giữ lại cho mình. Càng chứng minh rằng tình cảm của Kiều thật thiết tha, nồng cháy. Song càng nồng cháy bao nhiêu thì khi phải chia sẻ tình cảm Kiều lại càng đau đớn bấy nhiêu. Trong Kiều như càng ngày càng bì giằng xé, Kiều rối bời, đau xót cho thực tại phũ phàng.

Tóm lại: 14 câu thơ đầu, bằng sự phân tích nội tâm sắc xảo và tinh tế, NDu đã mtả thành công tâm lí của TK. Qua sự giằng xé nội tâm, người đọc vẫn thấy đc 1 ty sâu nặng của TK dành cho KT, đồng thời thấy đc tấm lòng vị tha, trân trọng của TK vs gđ, vs KT

2/ còn lại

Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa

Nàng không còn bình tĩnh nữa mà cũng không còn vui vẻ, tươi cười như ngày nào, nàng đã nhận ra và ý thức được thân phận của mình, thân phận tài hoa mà bạc mệnh. Vì tình cảm không thể chấm dứt nên cứ dai dẳng mãi khiến Kiều lại tiếp tục nhắc đến các kỉ vật "phím đàn", "mảnh hương nguyền" và "chút của tin". Đây không chỉ là các kỉ vật tượng trưng cho tình yêu hai người nữa mà chúng còn gợi ra sự xót xa cay đắng trong lòng tâm hồn Kiều:

Nàng lại một lần nữa nghĩ tới cái chết:

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan

Kiều quả là người chung thủy, tuy đã trao duyên cho Vân rồi, tuy ngay cả khi nàng chết chăng nữa, nhưng nàng vẫn luôn mang theo lời thề đã trao cho Kim Trọng. Trong nỗi đau đớn của mình, nàng đã nhận mình là người thác oan. Qua đây, ta thấy rằng Kiều ý thức sâu sắc về thân phận bạc bẽo của mình. Nàng xót xa, hay chính tác giả cũng phải xót xa trước con người tài hoa, bạc mệnh. Qua đoạn này, Nguyễn Du đã tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến đương thời, xã hội đã chà đạp lên cuộc đời của con người, khiến họ đến bế tắc, đến đường cùng. Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt.

Sau cùng, dường như Thúy Kiều muốn hướng lời tâm sự tới Kim Trọng

Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

Trăm ngàn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng

Tác giả sử dụng sự đối lập giữa 2 câu thành ngữ trâm gãy gương tan vs muôn vàn ái ân cùng liên tiêp những thành ngữ khác như tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi, qua đây muốn nhấn mạnh rằg: TK nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh của mình, 1 bên là cảm tình yêu rất mãnh liệt với KT, bên kia lại là gánh nặng chữ hiếu to lớn, đây dường như là một bi kịch với số phận của Kiều. Từ ngữ trăm nghìn được sử dụng cùng từ lạy đã thể hiện lên nỗi mong ước được tạ lỗi với chàng Kim. Qua các chi tiết trên, ta lại càng hiểu thêm về 1 nét đẹo nữa trong tâm hồn TK. Đó là nỗi niềm xót xa, cgiác tôin lỗi khi thấy mình bội bạc. Và trong đau khổ tột độ, TK vẫn nghĩ đến chàng Kim vs một lòg vị tha.

Câu hỏi tu từ: Phận sao... rất đã nghĩa. Nó vừa là sự nhận thức cay đắng bạc bẽo về số phận của mình, vừa là sự chất vấn với cđ, vs tạo hóa. Nó cũng là tiếng kêu, tiếng than thảm thiết bật ra từ trong tâm trạng TK => đó chính là nghệ thuật độc thoại nội tâm.

Lời gọi Ôi Kim lang! ... cùng câu cảm thán Thôi thôi... đã cho thấy 1 tgiới nội tâm sâu sắc của TK. ĐÓ là cách gọi KT đầy yêu thg, như cách những người pnữ gọi người chồg. Đó cũng là 1 ước muốn 1 khát vọg cuối cg của TK đc gọi KT là đức lang quân trước giờ phút chia ly. TRg tiếng gọi mang cả tình yêu và nỗi đau đều trào dâng làm 1, nó bùng lên thành những tiếng khóc, tiếng than

Tóm lại: Khắc họa tgiới nội tâm đầy bi kịch của TK. Ngòi bút NDu đã phát huy hết tdụng. Từ một nagf Kiều tự chủ lí chí đến nagf Kiều mất hết tự chủ vì tình yêu, tcả đều diễn ra hết sức tự nhiên. Điều đó t.hiện sự tài năg trog mtả diễn biến nv

~Chờ một ngày nắng~

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca