3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Buổi sáng đầu tiên tại Paju là một buổi sáng âm u với tầng tầng lớp lớp sương mù. Có lẽ đêm qua tuyết rơi rất nhiều, mặt sân hôm qua vẫn còn lác đác đốm vàng của đất giờ chỉ toàn một màu trắng xóa vô vị của tuyết. Shuhua chưa dậy, cứ để nó ngủ thêm tí nữa cũng được. Dù sao lâu rồi mới được ngủ nướng như vậy. Tôi khoác lên mình một chiếc áo choàng được đan bằng len với nhiều loại sắc màu, một loại áo đang hot gần đây, đung đưa ngồi trên ghế bành.

Một buổi sáng âm u, sao không mở một bài hát nào đó lên nghe nhỉ? Hôm qua tới đây, tôi đã tia thấy được một chiếc máy phát đĩa than khá xịn sò cộng thêm một cái tủ không hề nhỏ đựng rất nhiều đĩa than khác nhau. Có rất nhiều loại nhạc như cổ điển, dân gian, nhạc kịch, đồng quê, ballad, pob rồi tới r&b. Nhạc kiểu nào cũng có. Tôi vốn rất thích đĩa than. Ở nhà ngoài có hai máy phát đĩa than, tôi còn có một bộ sưu tập đĩa than các loại. Loại nào cũng có đĩa than cả. Shuhua còn trêu đĩa than trong nhà tôi sắp nhiều hơn mấy con gigi rồi. Thành thật mà tôi rất muốn nhóm chúng tôi sản xuất phiên bản đĩa than cho mỗi album nhưng công ty mới chỉ cân nhắc. Nếu I burn có đĩa than, không còn gì tuyệt vời bằng.

Bài hát tôi chọn cho một buổi sáng âm u hôm nay, Love poem của IU.
"Em sẽ mãi nơi đây, nơi bóng lưng người đổ ngược mình em bước
Cất tiếng hát tới tận cùng, bản tình ca ngân dài không hồi kết
Hít một hơi thật sâu căng đầy lồng ngực
Xôn xao đó đây, em cất tiếng gọi người
Bóng hình thân thuộc đã lãng quên cách rơi lệ"

"Sao mới sáng ra chị đã mở bài hát buồn vậy?" - Shuhua từ trong phòng ngáp ngắn ngáp dài bước ra. Kỳ lạ thật, nó mặc váy. Đã bao lâu rồi tôi chưa thấy nó mặc váy đi ngủ.
"Một buổi sáng âm u thế này, mở bài này hợp thế còn gì." - tôi nói lại.
"Đáng lẽ nên mở một bài hát vui vẻ chứ. Em cứ nghĩ gu nhạc chị sẽ khác em. Ai dè giờ hai ta đổi chỗ rồi nhỉ?" - nó vừa nói vừa tiến tới tủ đĩa than, lịa lịa một lúc cũng chọn được một bài ưng ý. Bùng nổ lòng dũng cảm - một bài nhạc thiếu nhi mà tôi không nhớ ai là người hát.
"Bài này ư? Chị nhớ nó đâu có bản đĩa than." - tôi thắc mắc.
"Chắc lậu đó." - nó trả lời rất ngắn gọn.
"À mà nè, sao tự dưng hôm nay lại mắc váy đi ngủ? Bình thường em đâu có vậy."

"Hôm qua chị nhắc em đó, em nghĩ chị nhắc không sai nên mặc váy đi ngủ." - nó tiến tới chỗ bình nước, rót một cốc nước ấm, một hơi hết sạch.
"Thế có ngủ được không?" - tôi lo lắng hỏi.
"Ban đầu có chút nhưng quen rồi thì ngủ ngon ơ."
"Thế thì tốt. Đánh răng đi. Ta ra ngoài ăn sáng." - tôi đề nghị.
"Ô, nay Song Yuqi lại muốn ra ngoài ăn sáng sao? Lạ nhỉ?" - gì đây trời. Cái giọng điệu khó coi này là sao.
"Nói lần nữa tự nấu mà ăn." - tôi gằn giọng.

Chúng tôi dậy khá sớm nên đại đa phần các cửa hàng dưới phố vẫn chưa mở cửa. Hai đứa đi lòng vòng trong cái thời tiết chả mấy đẹp đẽ này cũng phải hơn mười phút. Cứ tìm được một cửa hàng thì một người lại không thích. Cuối cùng cũng tìm được hàng đồ Việt trong nội thành Paju. Quán Việt này do một đầu bếp người Hàn gốc Việt lập nên. Tôi có đọc bảng giới thiệu bên ngoài, đầu bếp Jin Harin, tên tiếng Việt là Trần Anh Nhi, người đã từng đạt được nhiều giải thưởng danh giá về ẩm thực. Sau khi nghỉ hưu thì Harin lui về ở ẩn rồi lập nên nhà hàng Việt này tại Paju, nơi cô được sinh ra và lớn lên. Chúng tôi bước vào quán, một mùi đặc trưng của phở lên xộc thẳng vào mũi. Mùi quế hồi, mùi ngọt của xương bò hầm, mùi rau thơm các loại. Quán khá nhỏ, chủ yếu bán đồ ăn sáng theo phong cách Việt. Mỗi tuần sẽ là một món khác. Tuần này là món phở bò Hà Nội, chuẩn vị Hà Nội.

Tôi gọi một bát tái chín thêm quả trứng trần với đĩa quẩy nhỏ xinh. Shuhua thì gọi bát nạm gầu ít hành và một đĩa quẩy nhiều quẩy. Con bé có vẻ thích quẩy. Trong lúc chờ món ăn được lên, tôi tiến tới một bình nước với biển trà nóng miễn phí, tò mò lấy một cốc uống thử. Cũng không tệ. Đậm đà, hơi đăng đắng của trà, ấm nóng của nước, khá đặc biệt so với trà của Trung Quốc mà tôi từng uống. Cầm thêm một cốc cho Shuhua, hai đứa cãi nhau lúc nãy cũng khát nước lắm rồi. Nó nhận lấy cốc nước từ tay tôi, cảm ơn rồi để đấy mãi sau mới uống. Nhìn nét mặt của con bé, có lẽ là rất ngon. Tôi không hỏi cảm nhận, nét mặt nó thể hiện hết rồi, nhìn nó vui vẻ tỉnh táo lại, tôi chợt nở nụ cười.

Sau khoảng 5 phút thì hai bát phở đầy ụ cũng được đưa lên. Khói bốc nghi ngút, dậy mùi thơm của nước dùng. Hấp dẫn làm sao! Nước dùng thanh thanh, không quá ngọt của mì chính cũng không quá mặn. Cái ngọt ở đây là cái ngọt ở thịt, cái ngọt ở xương. Cái mặn ở đây do những gia vị như quế, hồi, thảo quả, tiêu,...Sợi phở hơi dai dai, không bị bở, mỏng nhẹ. Miếng quẩy giòn rụm, màu vàng đặc trưng nhưng không bị quá mỡ. Miếng thịt dai dai béo ngậy. Từng lớp thịt tai tái còn hơi đỏ lúc mới ra giờ đã hòa làm một với những miếng thịt chín khác. Tuy có chút nhỏ so mấy bạn chín nhưng vị của nó, có khi ngon hơn chín. Tôi cho thêm chút tương ớt, mọi thứ, thực sự rất tuyệt vời. Một sự kết hợp hoàn hảo.

Có lẽ do món phở quá ngon mà cái người con gái tôi từ lúc nào đã húp sạch bát phở không giọt nhỏ nào. Thậm chí không sót một miến hành nào cả. Cả cốc trà lúc nãy tôi lấy cho nữa, không còn một giọt. Một bữa sáng ngon hết sẩy.
"Ngon nhỉ?" - tôi hỏi.
"Không phải ngon đâu mà rất ngon. Trời ơi, quá ngon luôn ý. Mê lắm luôn. Đúng là đầu bếp nấu có khác, tuyệt cú mèo." - nó khen hết lời.
"Cốc trà thì sao?" - tôi tiếp tục hỏi.
"Loại trà ngon nhất em từng được uống đó." - nó hớn hở.
"Shu nè, chúng ta đi đâu tiếp?" - tôi hỏi.

"Chị bảo muốn đi xuống phố mà. Đi cà phê không? Em biết một quán cà phê vừa hợp gu em vừa hợp gu chị." - nó cầm lấy chìa khóa, trả tiền rồi nắm cổ tay tôi, kéo tôi ra xe. Gì mà thô bạo vậy trời. Đáng ghét.

Một quán cà phê trong một khu dân cư không mấy đông đúc. Màu kem trắng là chủ đạo, mái ngói màu nâu cà phê, những cánh cửa giấy kéo, chiếu tatami. Thật đậm màu sắc á đông. Bước vào bên trong, tôi cảm giác như lạc vào Hàn Quốc những năm 1860. Cái thời Nhật trị, phong cách Nhật pha trộn với văn hóa Tây Âu. Những chiếc tủ khảm trai trên nền đen, bức thư pháp chữ Hán được đóng khung trên tường, nơi trung tâm của quán. Chiếc máy phát đĩa than kiểu cổ đang phát bài Love me like that của Sam Kim. Một bản ost khá hay của Nevertheless. Quán không quá đông nhưng có lẽ cũng không quá vắng. Chúng tôi chọn một góc nhỏ gần cửa sổ, trên một cái phản gỗ màu nâu trơn, một chiếc bàn tròn nhỏ được đặt bên trên.

Gần chúng tôi ngồi có một chiếc kệ sách nhỏ xinh. Trên đó chủ yếu là những cuốn sách về lịch sử Triều Tiên. Tôi không quá thích lịch sử, nhưng người con gái ngồi trước mặt tôi đây, tại vì nó đỗ chuyên văn nên không thể học chuyên sử. Người đâu mà tham lam học chuyên cả văn lẫn sử. Kể ra nó cũng giỏi. Nó vừa đỗ cả chuyên sử và văn. Thậm chí đều nằm trong top trường. Môn văn nó đứng đầu, còn môn sử nó cũng top 10.

"Shu nè, em nghĩ sao về vua Injo và thế tử Sohyeon?" - tôi tự dưng nhớ đến một bài báo vài hôm trước có đọc qua, đại loại về nỗi nhục của Triều Tiên.
"Tự dưng vậy?" - nó hỏi ngược lại. Cũng kỳ thật khi Song Yuqi, một cô gái chuyên hóa hỏi một câu hỏi liên quan tới lịch sử.
"Cứ trả lời đi."
"Thì vua Injo là một kẻ nhu nhược, ích kỷ, chỉ coi trọng lợi ích cá nhân không màng tới lợi ích chung. Nhưng quân đội Triều Tiên ngày ấy cũng có nhiều cải cách ổn nhưng cái tốt mà ông đem đến cho Triều Tiên không có mấy. Nói trắng ra ông không muốn thay đổi rồi khiến lung lay địa vị của mình. Cứ thà để triều chính đất nước rơi vào tay quý tộc mà bản thân an toàn còn hơn thay đổi để rồi dễ phản chính. Ông là kẻ như vậy. Còn thế tử Sohyeon. Một người học rộng hiểu sâu. Yêu dân, yêu nước, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Sẵn sàng hòa nhập với xã hội nhà Thanh để học hỏi cái mới. Một người với tư tưởng cởi mở, tư tưởng tiên tiến hiện đại, một người rất muốn duy tân Triều Tiên, giúp cho quê hương thêm phát triển. Nhưng vì cha ông, một kẻ kém hiểu biết, một kẻ chỉ biết cái riêng đã khiến cho Thế tử không thể thực hiện được ước mơ đấy."
"Chị thay đổi rồi hả Yuqi? Tự dưng lại tìm hiểu về lịch sử." - nó nói tiếp.
"Cũng có thể ha." - tôi cười.
"Còn câu hỏi nào nữa không?" - có vẻ động trúng chỗ ngứa của nó rồi.
"Vậy chị hỏi em, sau khi chị thành công ở Hàn, chị có nên về lại Trung không?" - tôi hỏi rất nghiêm túc. Tôi đang trên đà thành công ở Hàn, các nhãn hàng và các công ty tại quê nhà bắt đầu để ý tới tôi. Rất nhiều lời mời hợp tác nhưng tôi chưa có câu trả lời cho những lời mời đó. Tôi không biết nên chấp nhận hay từ chối. Dù ở lại hay đi, tôi cũng sẽ phải đánh đổi những thứ nhất định.
"Vậy giữa đồng tiền và Idle thì chị chọn cái nào?" - nó gõ gõ vào bàn, hai mắt nhìn thẳng mắt tôi.
"Chị tất nhiên chọn Idle rồi."
"Em không muốn chị đi đâu cả. Chị có thể hoạt động song song hai nước nhưng đừng về hẳn Trung. Em cũng không về Đài vì ở Hàn, là nơi một Yeh Shuhua mới được sinh ra."
"Chị cảm ơn." - tôi cũng có cho tôi câu trả lời của bản thân.

Khói bốc lên từ cốc cà phê bên cạnh Shuhua. Nó đang viết thơ. Chúng tôi đã ngồi lì tại quán cà phê này cũng được vài tiếng rồi. Trong khi Shuhua sáng tác thơ thì tôi đọc sách. Tôi đã đọc xong quyển Đoạn trường tân thanh, hôm nay là cuốn Tên cô ấy là. Một cuốn nữ quyền giản đơn nhưng đầy cảm xúc. Mỗi câu chuyện của mỗi người phụ nữ đều rất riêng biệt nhưng ta lại nhìn thấy cái sự thân quen, thân thuộc ở đấy. Vì sự ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ mà những chuyện người phụ nữ không được tôn trọng hay thậm chí bị chèn ép trong cuộc sống đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Tôi đã chứng kiến rất nhiều những chuyện đau đớn của những cô gái chỉ vì họ sinh ra với giới tính là nữ. Người ta luôn bảo chúng ta không thể chọn gia đình để sinh ra vậy liệu ta có quyền được lựa chọn giới tính của mình không? Điều nực cười nhất là những kẻ cũng sinh ra với thân phận đàn bà, cũng phải chịu biết bao nhục nhã, bất công, đau đớn lại tiếp tục những điều đó lên những người phụ nữ khác. Đàn ông, những người được đề cao trong cái xã hội này lại là nhân tố quan trọng nhất quyết định giới tính của một đứa trẻ. Sinh được con trai hay gái đều do người mẹ, ngu ngục thật.

Tôi có sở thích đọc sách loạn xạ đối với những quyển sách mà các chương không liên quan tới nhau như Tên cô ấy là. Tôi thích đọc chương nào trước tôi sẽ đọc, đọc theo thứ tự nó không thú vị cho lắm. Đọc loạn xạ cũng hay mà. Có điều nhiều người lại bài xích nó. Chả hiểu sao nữa. Lúc nãy tôi có đọc một chương với cái tên "Kỳ kinh nguyệt". Chương này kể về một cô bé vì nhà nghèo mà đến thứ như băng vệ sinh cũng không đủ tiền để mua. Khi tôi đọc đến đây tôi thấy khá ngạc nhiên nhưng nó cũng không lạ. Tôi đã từng được nghe về chuyện ở đất nước hiện đại như Hàn Quốc vẫn tồn tại những gia đình thân xác ở thế kỷ 21 nhưng cuộc sống của họ lại ở thế kỷ 20. Shuhua từng tâm sự với tôi về một người bạn của con bé. Người bạn đó hiện giờ đã mất do nhiễm trùng nặng. Ở nơi Tân Bắc hoa cho người có tiền có của còn lệ cho người túng quẫn vật lộn với cuộc sống. Đó là một người bạn thân học cùng lớp hồi tiểu học của nó. Gia đình bạn ấy không khá giả cho mấy. Bố thì là một tên nghiện cờ bạc, có tin đồn rằng bố bạn đó chơi thuốc. Nhưng Shuhua bảo đó là tin đồn vớ vẩn nhưng chuyện bố bạn đó giao du với mấy đám nghiện thuốc thì cả cái phố đó đều biết. Mẹ nó, thần kinh không được ổn định, nhưng lại là trụ cột của cả gia đình. Nó là con cả, sau nó có hai em, một trai một gái. Trong ký ức của Shuhua thì cô bạn đó lúc nào cũng lạc quan nhưng ánh mắt lại chất đầy những nỗi niềm, ánh mắt của bạn ấy chỉ có nỗi buồn. Bạn ấy ghen tị với Shuhua lắm. Ghen tị vì Shuhua có một gia đình hạnh phúc. Sau khi Shuhua chuyển tới Đài Bắc khi lên cấp hai, họ đã không gặp nhau từ đấy cho đến ngày nó biết tin cô bạn của nó sắp rời xa cõi đời này. Ngày đấy cô bé Shuhua mới 15 tuổi đã một mình đi tàu tới Tân Bắc chỉ để nhìn thấy bạn mình lần cuối. Người bạn của Shuhua đã không còn là người mà Shuhua từng biết. Cả người loang lổ vết nhiễm trùng. Cơ thể hốc hác, hai mắt không còn chút hồn nào. Dây chuyền chằng chịt hai cánh tay. Nào truyền máu, truyền nước rồi truyền thuốc. Vết áp xe nơi vùng kín là nỗi ám ảnh kinh hoàng với Shuhua đến hiện tại vẫn chưa thể quên. Nó lỗ rỗ, từng lớp da cứ bong ra từng mảng. Nó thâm đỏ, máu cứ rỉ do nhiễm trùng quá nặng. Lúc đó con bé chỉ có thể khóc. Nó không biết phải nói gì, nước mắt cứ rơi lã chã. Nó không hiểu sao bạn nó phải chịu những chuyện này. Nó không hiểu sao ông trời lại bất công với cô bạn nó thế. Nó không thể tưởng tượng nổi cô bạn của nó đã phải trải qua những gì. Không từ gì có thể diễn tả nỗi đau của nó. Shuhua không hỏi kỹ về lý do tại sao nó lại ra nông nỗi này, chỉ đại loại nắm được một số nguyên nhân chính. Bố nó, và việc nó đến tháng không có băng vệ sinh để dùng cộng thêm điều kiện vệ sinh không đam bảo, đã gây ra cho nó nhưng đau đớn không ai có thể diễn tả được. Ngày người bạn đó mất, ngoài hai người em của nó chủ tang thì chẳng có một người thân nào khác đến. Chủ yếu là bạn bè, thầy cô, hàng xóm đứng ra giúp đỡ.

Tôi nhớ sau khi con bé kể cho tôi chuyện này nó đã nói thế này:
"Chị biết không, nó hay gọi em là tiểu thư. Đối với em tiểu thư là những cô gái được sinh ra ở vạch đích, sinh ra trong một gia đình tiền nhiều đến mức đến chết cũng chưa tiêu hết. Nhưng đối với nó, tiểu thư lại là sống trong gia đình hạnh phúc, có của ăn của để, không phải lo nghĩ gì, cú thể mà tận hưởng cuộc sống thuở bé thôi. Hóa ra định nghĩa tiểu thư của nó chỉ đơn giản vậy thôi. Đời người bất công thật chị nhỉ."
Đúng, đời người bất công lắm. Có những người tiêu mãi không hết nhưng cũng có những người vẫn phải cân đo đong đếm từng bữa ăn một. 


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net