truyen ngắn cực hay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
như thế.

Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây thường xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.

Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy Johnsy đang vô hồn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:

- Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.

Sue mệt mỏi làm theo bạn.

- Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.

Johnsy nói:

- Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.

Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:

- Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?

Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.

Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn độc bám vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.

Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra lệnh kéo cái rèm xuống.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đấy.

Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga trên cái bếp ga. Cô nói:

- Mình là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang porto, và... không, mang trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng.

Một giờ sau, cô nói:

- Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples.

Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.

- Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman – tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối, cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến bệnh viện để được thoải mái hơn.

Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:

- Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và chăm sóc – chỉ có thế thôi.

Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô và cũng quanh mấy cái gối.

- Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn phòng tầng dưới, ngất xỉu với cái chân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.

DẤU VẾT CỦA BIN ĐEN

Một người gầy lêu đêu, khoẻ mạnh, mặt đỏ rực, có cái mũi khoằm của tướng Oenlinhtơn, đôi mắt đã đỏ lại được đôi lông mi đỏ hoe tôn lên làm cho đỏ như cội, ngồi trên sân ga Lôt Pinôtx, hai chân đung đưa. Ngồi bên cạnh là một người to béo, trầm tư, dáng buồn, hình như họ là bạn thân của nhau. Họ mang dáng dấp của những người mà cuộc đời như một cái áo khoác mặc được cả hai mặt - mặt nào cũng là trái được. 

- Không gặp cậu đến bốn năm nay rồi, Ham ạ, - người ủ rũ nói. - Cậu đi những đâu thế? 

- Bang Têchdát, - người mặt đỏ nói. - Ở Alaxka lạnh lắm, còn ở Têchdát tôi thấy ấm áp. Tôi sẽ kể cậu nghe về một vụ nóng mà tôi đã trải qua ở đó. 

* *

Vào một buổi sáng, tôi xuống xe tốc hành bên một hồ chứa nước và để mặc cho xe đi tiếp không cần có tôi. Chỗ đây là một trang trại nhà cửa nhiều hơn ở thành phố Niu-Yooc. Chỉ có điều người ta xây cách xa nhau khoảng hai chục dặm để có ngồi ăn thì nhà khác không ngửi thấy mùi, còn hơn là chỉ xây cách cửa nhà ông hàng xóm một tí. 

Chẳng thấy đường sá gì cả, vì vậy tôi đành phải cuốc bộ qua đồng quê. Cỏ mọc lún mắt cá chân và cây mexkit mọc trồng như một vườn đào. Trông hệt như cơ ngơi của một nhà quý tộc, nên lúc nào ta cũng có cảm tưởng bị đàn chó xồ ra đớp. Phải đi mất đến hai mươi dặm tôi mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, to độ bằng một nhà ga nổi. 

Dưới gốc cây trước cửa nhà có một người nhỏ bé mặc áo sơ mi trắng và bộ quần áo lao động màu nâu, cổ thắt một chiếc khăn tay màu hồng. 

“Xin chào”, tôi nói. “Có gì cho uống, tiền thù lao hay một công việc cho một người khách tương đối lạ hay không?” 

“Ồ, xin mời vào”, người đó nói, giọng nghe tao nhã. “Xin mời ngồi xuống cái ghế đẩukia. Tôi không nghe thấy có tiếng ngựa”. 

“Còn xa”, tôi nói. “Tôi đi bộ đến đây. Tôi không muốn phiền ông, nhưng giá ông cho tôi xin xô nước thì tốt quá” 

“Trông anh bẩn ghê”, ông ta nói, “mà việc thu xếp để tắm thì…” 

“Tôi chỉ cần nước để uống thôi”, tôi nói. “Ồ, bụi bặm bên ngoài, ngại gì”. 

Ông ta lấy cho tôi độ một môi nước ở trên cái bình đỏ treo lủng lẳng, rồi nói tiếp: 

“Ông cần có việc làm à?” 

“Tạm thời thôi”, tôi nói. “Nơi này kể cũng khá vắng vẻ đấy nhỉ?” 

“Đúng vậy”, ông ta nói. “Đôi lúc, người ta nói, có đến hàng tuần cũn không có một mống nào qua lại. Tôi mới ở đây có một tháng nay. Tôi mua cái trang trại này của một người định cư cũ. Ông ta muốn chuyển xa hơn nữa về phía tây”. 

“Rất hợp với tôi”, tôi nói. “Yên tĩnh và an trí đôi lúc cũng tốt cho con người ta đấy. Nhưng tôi cần một việc làm. Tôi biết phục vụ bar, các mỏ muối, giảng bài, phát hành cổ phiếu, đấm bốc ở hạng trung, và chơi đàn pianô”. 

“Anh biết chăn cừu chứ?”, viên chủ trại nhỏ bé hỏi. 

“Ý ông muốn hỏi tôi đã chăn cừu chưa chứ gì?”, tôi hỏi. 

“Anh có biết chăn không? Nghĩa là quản lí đàn cừu ấy?”, ông ta nói. 

“Ồ”, tôi nói, “tôi hiểu ra rồi. Ý ông muốn nói là xua chúng và sủa chúng như chó côli sủa chứ gì. Ồ, tôi làm được”, tôi nói. “Thực ra tôi chưa bao giờ đi chăn cừu cả, nhưng qua cửa ô tô cũng thường hay nhìn thấy chúng nhai hoa cúc, trông không có gì dữ tợn cả nhỉ!”. 

“Tôi thiếu một người chăn cừu”, viên chủ trại nói. “Đừng có bao giờ trông cậy gì được người Mêhicô đâu. Tôi chỉ có hai đàn cừu thôi. Buổi sáng anh đưa khoảng tám trăm con đi chăn cho tôi, có đáng mấy. Tôi trả anh hai mươi đôla một tháng và bao thêm cả ăn uống. Anh ở trong trại lều trên đồng cỏ với đàn cừu. Anh thổi nấu lấy, nhưng tôi cho người mang củi và nước đến cho anh. Công việc cũng chả có gì là vất vả”. 

“Tôi đồng ý”, tôi nói. “Tôi xin nhận việc đó, dù cho tôi có phải quàng quanh trán một vòng hoa, tay bám vào cái gậy, mặc quần áo thụng và chơi kèn ống như những người chăn cừu trong các bức ảnh”. 

Vậy là đến sáng hôm sau, viên chủ trại nhỏ bé giúp tôi dẫn đàn cừu từ bãi quây đến gặm cỏ bên sườn đồi nhỏ trên đồng cỏ cách đấy độ hai dặm. Ông ta dạy tôi nhiều điều, nào là đừng có để từng đám cừu tách khỏi đàn, nào là đến trưa phải đưa chúng về máng nước để uống nước. 

“Tôi sẽ cho xe chở lều bạt, các đồ để cắm trại và thức ăn đến cho anh vào trước lúc trời tối”, ông ta nói. 

“Được”, tôi nói. “Mà đừng có quên thức ăn đấy, cả các đồ cắm trại nữa. Nhớ mang cả lều nhé. Tên ông là Zôlicophơ phải không?”. 

“Tên tôi là”, ông ta nói, “là Henri Ogđen”. 

“Ồ, vậy là ông Ogđen”, tôi nói. “Tên tôi là Pecxivan Xanh Cơle”. 

Tôi chăn đàn cừu được năm ngày ở trang trại Chikitô, lông cừu thấm cả vào lòng tôi. Con người mình sống hầu như gần với thiên nhiên. Tôi trở nên cô đơn hơn cả con dê của Cruxô (1). Tôi đã từng gặp bao người bạn đường thú vị hơn những con cừu đó. Tối tối tôi lùa chúng về bãi quây và nhốt chúng ở đó, rồi nấu ăn, có bánh ngô, thịt cừu và cà phê, sau đó vào nằm ngủ trong một cái lều to bằng cái khăn trải bàn, nghe chó sói sủa và chim đớp muỗi hót quanh lều. Đến buổi tối của ngày thứ năm, sau khi tôi đưa lũ cừu đắt tiền mà tẻ nhạt đó vào bãi quây, tôi đi về khu nhà trại và bước vào cửa. 

“Ông Ogđen”, tôi nói, “tôi và ông cần phải đánh bạn với nhau. Lũ cừu cũng làm đẹp cho phong cảnh và giúp làm nên những bộ quần áo lông trị giá tám đôla cho con người đấy, nhưng để chuyện trò tâm đầu ý hợp, thì chúng chỉ ngang hàng những vật vô tích sự. Nếu ông có bộ bài hay cờ, hay sách thì mang ra đây cho chúng ta hoạt động trí óc một tí. Tôi phải làm một việc gì đó về mặt trí tuệ, dù chỉ là đấu trí, với ai đó”. 

Tay Henri Ogđen này là một chủ trại kì quái. Hắn ta đeo nhẫn và một cái đồng hồ vàng to bự, cổ đeo cà vạt cẩn thận. Bộ mặt hắn lúc nào cũng trầm tĩnh và cặp kính kẹp ở mũi lúc nào cũng bóng loáng. Có một lần ở Muxcôghi tôi đã nhìn thấy một kẻ ngoài vòng pháp luật bị treo cổ vì đã giết chết sáu người, tên này trông giống hệt hắn ta. Nhưng tôi lại còn biết một cha cố ở Ackandat, anh mà nhìn cứ tưởng đấy là ông anh hắn. Dù gì cũng mặc xác hắn; điều tôi cần là muốn có bạn cùng chung vui, dù là thánh thần hay là những kẻ tội lỗi không còn hi vọng hoán cải cũng mặc, không phải cừu là được. 

“Ồ, ông Xanh Cơle”, hắn nói, đặt quyển sách đang đọc xuống. “Tôi nghĩ lúc đầu anh thấy hơi cô độc đấy. Mà tôi cũng không chối rằng tôi cũng thấy đơn điệu. Anh đã lùa cừu vào bãi quây cả rồi phải không? Không lạc mất con nào đấy chứ?” 

“Chúng bị nhốt nghiêm ngặt như là một ban hội thẩm xử một tên giết nhà triệu phú”, tôi nói. “Và tôi sẽ quay lại ngay, trước khi cô y tá có qua lớp đào tạo đến”. 

Vậy là Ogđen tráo bài và chúng tôi cùng chơi. Năm ngày năm đêm ở ngoài trại chăn cừu qua đi tựa như một tiếng còi ô tô trên đường Brôtuây. Lúc tôi thắng ván to, tôi cảm thấy hồi hộp như mình thắng đến hàng triệu đôla ở Tơriniti. Rồi hắn có vẻ hơi thoải mái nên ngồi kể chuyện về người đàn bà trên toa xe lửa làm tôi cười đến năm phút. 

Điều đó chứng tỏ đời đâu có phải là cái gì tuyệt đối. Người ta mà nhìn đủ thứ chán mắt quá thì chẳng buồn quay đầu lại nhìn ngôi biệt thự bừng sáng ánh đèn trị giá đến ba triệu đôla hoặc ngắm biển Ađriatic. Nhưng cứ để hắn ta đi chăn cừu một vụ đi, và ta sẽ thấy hắn ta cười đến vỡ bụng trước bài ca “Tối nay lệnh giới nghiêm không ban hành”, hay thoả thích chơi bài với các bà các cô. 

Dần dà Ogđen lôi ra một bình rượu buôcbông, và thế là đàn cừu bị lãng quên hẳn. 

“Anh có nhớ đã đọc các báo cách đây một tháng”, hắn nói, “về một vụ tống tiền trên tàu thuộc Công ty Xe lửa K.T. không? Nhân viên an ninh của chuyến tàu bị bắn lủng cả vai và mất khoảng mười lăm nghìn đôla. Người ta đồn chỉ có một người hành động”. 

“Hình như tôi có nhớ”, tôi nói, “nhưng những chuyện như thế xảy ra thường xuyên đến nỗi chẳng bao giờ ở lại lâu trong đầu người Têchdát. Thế họ có đuổi theo và tóm được tên ăn cướp không?”. 

“Hắn chạy thoát”, Ogđen nói. “Và hôm nay tôi vừa đọc đến tin nói các viên cảnh sát đã truy lùng hắn ta đến tận nơi xó xỉnh này. Hình như tiền mà tên cướp cướp được đều là loại tiền phát hành lần đầu tiên của Nhà băng quốc gia Thứ hai của thành phố Expinôda. Người ta đã theo dõi dấu vết xem tiền đó được tiêu ở đâu, dấu vết ấy đưa họ theo lối này”. 

Ogđen rót thêm rượu và đẩy cái chén đến chỗ tôi. 

“Tôi thiết nghĩ”, tôi nói, sau khi uống một hơi cạn chút rượu ngon tuyệt vời, “tên cướp tàu hoả nào mà không chạy xuống ẩn náu ở đây một thời gian ngắn thì chẳng khôn ngoan chút nào. Một trang trại nuôi cừu bây giờ là nơi ẩn náu tuyệt nhất đấy. Ai ngờ được một kẻ đầu trâu mặt ngựa lại ở chỗ những con chim hót, đàn cừu và những đám hoa dại này cơ chứ? Nhân tiện đây”, tôi nói, nhìn khắp lượt H. Ogđen, “người ta có tả diện mạo tên khủng bố đơn thương độc mã đó không? Nét mặt hắn ra sao, cao hay thấp, béo hay gầy, răng như thế nào, quần áo kiểu gì, họ có in những cái đó trên báo không?”. 

“Ồ, không”, Ogđen nói, “không ai nhận được mặt hắn ta vì hắn ta đeo mặt nạ. Nhưng họ biết tên cướp đó tên là Bin Đen, vì hắn luôn hành động một mình, và vì hắn đánh rơi chiếc khăn tay trên chuyến tàu tốc hành có ghi tên hắn trên đó”. 

“Tôi cũng đồng ý với Bin Đen là nên chạy về các khu trại nuôi cừu. Đố ai tìm được hắn ta”. 

“Người ta treo giải một nghìn đôla nếu ai bắt được hắn đấy”, Ogđen nói. 

“Tôi không cần loại tiền ấy”, tôi nói, nhìn thẳng vào mặt người chủ cừu. “Một tháng ông trả cho tôi hai mươi đôla là đủ rồi. Tôi cần nghỉ ngơi, vả lại tôi có thể dành dụm đến khi đủ tiền để trả tiền tàu đi Techxakana, nơi bà mẹ goá bụa của tôi đang sống. Nếu Bin Đen”, tôi nói tiếp, nhìn Ogđen đầy ý nghĩa, “mà đi theo con đường này, giả dụ cách đây độ một tháng và mua một trang trại nuôi cừu và…”. 

“Câm họng đi”, Ogđen nói, nhảy phắt khỏi ghế và nhìn dữ tợn. “Có phải anh định ám chỉ…”. 

“Không”, tôi nói, “không ám chỉ gì hết. Cứ coi như một liều tiêm dưới da thôi. Tôi nói giả dụ Bin Đen mà đến đây và mua một trại nuôi cừu, đối xử với tôi thẳng thắn và tử tế như ông đây, thì ông ta chẳng có gì phải sợ tôi. Người vẫn là người, dù cho anh ta có mắc mứu gì với cừu hay với tàu hoả cũng không sao. Bây giờ ông biết lập trường của tôi rồi”. 

Ogđen nhìn, mặt xám ngoét như món cà phê phải uống cho nhanh ở ngoài lều trại, rồi cười vui vẻ. 

“Đúng, anh sẽ làm như vậy, Xanh Cơle ạ”, hắn nói. “Nếu tôi có là Bin Đen, tôi hoàn toàn tin ở anh, không có gì phải lo cả. Tối nay chúng ta chơi độ một, hai ván thôi. Ồ mà nếu anh thấy không có gì đáng ngại phải chơi với một tên cướp”. 

“Tôi đã nói với ông tình cảm của tôi, không có gì mờ ám trong tình cảm đó cả”, tôi nói. 

Trong lúc tôi còn đang chia bài sau ván thứ nhất, tôi hỏi Ogđen, làm như vô tình là hắn ta từ đâu tới. 

“À”, hắn ta nói, “từ thung lũng sông Mitxixipi”. 

“Chốn ấy cũng đẹp đấy chứ”, tôi nói. “Tôi cũng thường hay dừng chân ở đấy. Nhưng ông có thấy là ở đấy khá ẩm ướt, thức ăn thức uống nghèo nàn không? Tôi từ bờ Thái Bình Dương đến đây. Ông đã ở đấy bao giờ chưa?”. 

“Chỉ rặt gió là gió”, Ogđen nói. “Nhưng nếu anh có đến miền Trung Tây, chỉ cần nhắc đến tôi là có chỗ sưởi chân và được uống cà phê phin ngay”. 

“Ồ được”, tôi nói, “tôi không đi tìm số điện thoại riêng của ông và cái tên đệm giữa của bà cô đã quyến rũ viên mục sư giáo hội Trưởng lão Kămbơlen đâu. Không sao. Tôi chỉ muốn ông biết là ông được an toàn trong bàn tay của người chăn cừu của ông. Này, đừng có lấy quân cơ đánh quân bích, mà đừng có lo lắng thế”. 

“Cứ lải nhải mãi”, Ogđen nói, lại cười. “Thế anh không cho rằng nếu tôi là Bin Đen và nghĩ rằng anh nghi ngờ tôi, mà trong tay tôi lại có viên đạn súng Uynchextơ thì tôi kết liễu đời anh và chấm dứt sự lo lắng của tôi sao?”. 

“Không”, tôi nói. “Một người mà đã có gan cướp đoàn tàu một cách đơn độc không bao giờ lại chơi xỏ nhau thế cả. Tôi đã từng sống lang thang đây đó nên biết họ là loại người biết đánh giá bạn bè. Hơn nữa, tôi đâu dám coi mình là bạn của ông, ông Ogđen ạ. Tôi chỉ dám coi mình là người chăn cừu của ông thôi; nhưng trong những hoàn cảnh thuận lợi hơn, biết đâu chúng ta có thể là bạn của nhau rồi”.

“Tôi yêu cầu tạm thời hãy quên đàn cừu đi”, Ogđen nói. “Thôi chia bài đi”. 

* *

Khoảng bốn ngày sau, trong lúc đàn cừu của tôi đang nghỉ trưa trên vũng nước, còn tôi đang lúi húi tranh thủ pha ấm cà phê, bỗng có một người bí mật đi nhẹ nhàng trên cỏ, mặc bộ quần áo mà người đó muốn tỏ ra mình là ai. Quần áo anh ta ở điểm trung gian giữa một thám tử thành phố Kandát, một ông bầu gánh xiếc, và một người được cửa ra nhốt chó cho thành phố Batôn Rugiơ. Cằm và mắt anh ta biểu hiện tư thế chiến đấu, do đó tôi biết người đó chỉ là một gã mật vụ. 

“Chăn cừu hả?”, người đó hỏi tôi. 

“Vâng”, tôi nói, “trước một con người tinh đời như ông, tôi không dám nói mình làm việc đánh bóng đồng thau hay tra dầu mỡ cho xe đạp”. 

“Trông cách ăn nói và dáng dấp của anh không có vẻ gì là người chăn cừu cả”, người đó nói. 

“Nhưng ông nói thì tôi đoán ngay ra ông là ai”, tôi nói. 

Rồi người đó hỏi tôi đang làm việc cho ai, tôi liền chỉ tay về phía trang trại Chikitô cách đấy độ hai dặm núp dưới bóng một ngọn đồi thấp, sau đó người đó bảo với tôi rằng ông ta là phó cảnh sát quận. 

“Có một tên cướp tàu tên là Bin Đen hiện nay đang ẩn nấp đâu đây”, gã cảnh sát nói. “Hắn bị truy lùng đến tận Xan Antôniô và có thể còn xa hơn nữa. Thế anh có nhìn hay nghe thấy kẻ lạ mặt nào quanh đây vào tháng trước không?”

“Không”, tôi nói, “trừ có một thông báo về một người ở khu Mêhicô của trại Lumitx trên sông Phơriô”. 

“Anh biết gì về người đó?”, viên cảnh sát lại hỏi. 

“Chẳng hay biết tí gì”, tôi nói. 

“Người mà anh đang làm thuê trông ra sao? Ông già Gioocgiơ Rami còn sở hữu cái khu này không? Ông ta nuôi cừu ở đây đã mười năm rồi, nhưng chưa bao giờ làm ăn phát đạt cả”. 

“Ông già đã bán khu này và đi về Miền Tây rồi”, tôi nói. “Một người ưa chuộng chuyện nuôi cừu khác đã đến mua khu này cách đây một tháng”. 

“Trông ông ta thế nào?”, viên cảnh sát phó gặng hỏi. 

“Ồ”, tôi nói, “đó là một người gốc Hà Lan to béo, ria để dài và đeo kính râm. Theo tôi ông ta chẳng biết gì về cừu đâu. Tôi nghĩ ông già Gioocgiơ cũng bán cho ông ta với cái giá cắt cổ đấy”, tôi nói. 

Sau khi tôi cung cấp cho ông ta những tin chẳng ra đâu vào đâu và ăn gần hết bữa cơm thì ông ta cưỡi ngựa đi. 

Tối hôm đó, tôi nói lại chuyện đó cho Ogđen nghe. 

“Họ đang lần dấu vết của Bin Đen”, tôi nói. Sau đó tôi kể cho ông ta nghe về viên phó cảnh sát, cách tôi tả hình dáng của ông ta cho viên cảnh sát nghe và viên cảnh sát phó đã có ý kiến gì về vấn đề này. 

“Ồ, hay lắm”, Ogđen nói, “thôi chúng ta đừng có chuốc lấy rắc rối của Bin Đen làm gì. Chúng mình có mấy người với nhau thôi mà. Anh vào lấy trong tủ bupphê ra đây chai buôcbông và ta hay uống chúc sức khoẻ cho ông ta - trừ phi”, ông ta nói, cười khúc khích, “anh thành kiến với những người ăn cướp trên tàu”. 

“Tôi sẽ uống chúc ai có lòng mong muốn người với người là bạn”, tôi nói. “Và tôi tin rằng Bin Đen sẽ là người như vậy. Bây giờ tôi xin nâng cốc chúc Bin Đen, chúc anh ta gặp may mắn”. 

Cả hai chúng tôi nâng cốc uống. 

* *

Hai tuần sau đến thời kì xén lông cừu. Cừu được đưa đến trại và nhiều người Mêhicô đầu tóc bù xù đến, dùng kéo cắt ngược lông. Vì vậy, vào chiều hôm trước khi những người thợ đó đến, tôi lùa vội những con cừu chưa xén lông qua đồi, rồi qua thung lũng nhỏ, xuống con suối ngoằn ngoèo rồi lại leo ngược lên khu trại, sau đó nhốt chúng vào bãi quây và chào tạm biệt chúng. Lúc đó trời đã tối. 

Tôi về khu trại, thấy H. Ogđen đang nằm ngủ trên một chiếc giường nhỏ. Tôi nghĩ có lẽ hắn ta bị cơn bệnh ngủ nhiều, còn gọi là phản mất ngủ, hay một số bệnh chỉ có làm nghề nuôi cừu mới có. Mồm và áo vét của hắn đều mờ và hắn thở như cái bơm xe đạp cũ. Tôi nhìn vào hắn ta và thả cho

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tnxm