Thương vợ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người ta thường nói, đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có sự hiện diện của một người phụ nữ. Quả thật như vậy, chẳng hạn như Tú Xương, tuy đường thi cử gặp nhiều trắc trở, nhưng có thể nói những đóng góp văn chương của ông thật không nhỏ trong kho tàng thi ca Việt Nam. Điều đó được khẳng định qua qua nhận định của JEAN COURIER: "Trong bầu trời thi ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất thì Tú Xương là một trong năm ngôi sao ấy". Nhưng để có được một Tú Xương như vậy, thì phải kể đến công lao bà Tú. " Bà Tú không chỉ là một người đàn bà. Bà còn là một vị thiên thần được trời sai xuống không phải giúp ông Tú trên đường công danh, mà để Việt Nam có một đại thi hào". (Gs. Trần Thanh Mại – " Trông dòng sông Vị"). Có lẽ cảm kích tấm lòng cuả bà Tú, ông tú đã viết rất nhiều bài thơ về người vợ để bày tỏ tình cảm của mình. Trong đó Thương vợ là bài thơ cảm động nhất. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.


Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường "ậm ọc" lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm "quan tại gia" thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là người xuất thân là con nhà quan như bà Tú phải buôn bán trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm và khó khăn để nuôi ông Tú

  Quanh năm buôn bán ở mom sông

Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Hơn nữa, chữ mom sông càng tô đậm thêm cái thế chênh vênh, không vững vàng của công việc làm ăn. Mom sông ba bề là nước, có thể đổ ùm xuống sông lúc nào không biết. Ở cái mỏm đất chênh vênh ấy, hình ảnh bà Tú dường như càng nhỏ bé và cô đơn. Một mình bà phải xông pha nơi đầu sông ngọn nguồn, vất vả tội nghiệp biết bao! 

Khó khăn, nguy hiểm là thế, song bà Tú vẫn cố gắng vượt qua để:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Nhà thơ làm phép so sánh thú vị giữa mình và năm đứa con. Câu thơ đc ngắt nhịp 4/3 như cố ý tô đậm thêm điều này. Xuân Diệu có nhận xét rất hay khi đọc câu thơ này: "Hóa ra ông chồng cũng phải nuôi, tựa hồ như lũ con bé bỏng nên mới đếm ngang hàng với chúng nó: một miệng ăn, hai miệng ăn...". Bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Mà bà Tú nuôi chồng đâu có đơn giản như nuôi con. Cơm ăn đã đành, đôi khi phải có tí rượu tí trà cho ông ngâm nga câu thơ câu phú. Áo mặc đã đành, còn phải có bộ cánh tử tế cho ông đi đây đi đó. Lại phải cho ông ít tiền trong túi để gặp bạn, gặp bè. Ấy thế mà bà nuôi đủ. Đủ ở đây không chỉ đơn thuần là về số lượng mà còn cả về chất lượng. Như vậy là bà Tú là người phụ nữ vô cùng đảm đang và chu toàn. Câu thơ đã bộc lộ niềm cảm động và sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vợ mình.

Trên đôi vai nhỏ bé, bà phải gánh vác một gia đình con đông,với một ông chồng ăn chơi, phóng túng, thế nên bà phải lặn lội ngược xuôi vất vả, tần tảo một nắng hai sương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.  

Câu thơ gợi cho ta sự liên tưởng về hình ảnh con cò trong ca daoVN:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.

Con cò là biểu tượng của người phụ nữ lao động ngày xưa, là một hình tượng nghệ thuật gợi sự vất vả, khó nhọc nhưng cũng rất mỏng manh, yếu đuối. Tuy nhiên, Tú Xương ko so sánh mà đồng nhất thân phận bà Tú vs thân cò. Tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối ấy phải chịu dãi nắng dầm sương đã tội nghiệp,  vậy mà bà Tú còn phải lặn lội nơi quãng vắng. Nói quãng vắng là tự nhiên nổi lên cái lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường.Nếu như từ "lặn lội" được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ "eo sèo" gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của "buổi đò đông". Hai tình huống đối lập thật hay: "vắng" và "đông". Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ "đò đông" thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, bà Tú cũng phải chịu khổ cực. Câu thơ miêu tả mà đầy chất trữ tình, nghe thật xót xa, tội nghiệp! ông Tú tỏ ra thông cảm với nỗi khó nhọc của vợ và thương vợ đến vậy là sâu sắc.

Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:  

Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công

Lại một sự biến thể sáng tạo của ca dao, nhà thơ đã gợi cho người đọc sự liên tưởng về câu ca dao dân gian:

Một duyên, hai nợ, a tình

Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm chanh.

Tú Xương chỉ nói đến "một duyên hai nợ" , nhưng cũng thầm mang chữ "tình". Câu thơ vừa miêu ta vừa cảm thông nghĩa phu thê, cùng vs những khổ cực mà ông, người chồng vô tích sự đã gieo xuống đời bà. Duyên bà chỉ nhận một mà nợ bà phải gánh hai, vậy mà bà Tú vẫn lựa chọn chấp nhận. Ba chữ "âu đành phận" nghe ngọt ngào pha lẫn đắng cay, cam chịu, qua đó làm bật lên tình cảm của người vợ hiền đức. Tình nghĩa của bà như thế đó, bởi vậy mà "năm nắng mười mưa" thì bà cũng ko dám quản công. Dân gian thường nói "một nắng hai mưa" nhưng TX đổi thành "năm nắng mười mưa" để nhấn mạnh công lao cùng biết bao nỗi khó nhọc mà bà Tú phải chịu đựng nhưng ko một lời thanh thân trách phận. Qua hai câu thơ, ở bà TÚ người sáng một phẩm chất nhẫn nại, tần tảo và đức hi sinh cao cả, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ VN truyền thống.Thương vợ mà nói ra là mình thương thì cũng đã quý. Ở đây, ông Tú đã nhập thân vào bà Tú để thấu hiểu nỗi niềm và thể hiện tình cảm của mình bằng những lời thơ chân thành, thấm thía. Như vậy mà không phải là thương vợ sâu sắc hay sao?

Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để "nuôi đủ năm con với một chồng" thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!

 Câu kết là một tiếng chửi đổng cái thói đời ăn ở bạc. Không phải lần này ông Tú mới chửi như thế. Trong bài Gặp người ăn xin, ông cũng đã từng chửi – chửi mình mà thực ra là chửi đời: Người đói, ta đây cũng chẳng no, Cha thằng nào có, tiếc không cho. Chỉ khác ở chỗ là lần này, lời chửi tuy có ném thẳng vào đời, nhưng trước hết là ném vào mình. Để tự trách mình thì ông phải chửi. Mà ông phải đặt câu chửi ấy vào miệng bà Tú thì mới đích đáng! Nhưng bà Tú vốn con gái nhà dòng, chẳng đời nào lại chanh chua, thô tục dám chửi chồng. Nhưng đối với ông Tú thì tự trách đến mức phải bật ra tiếng chửi như thế là giận mình thật sự. Bài thơ ông viết ra cốt để bày tỏ tình thương yêu, quý trọng người vợ đảm đang và tự trách mình là đồ tầm thường, vô tích sự.Tuy nhiên, có điều này ông đã nói oan cho mình: đó là hai chữ hờ hững. Vì giận mình mà ông nói thế thôi, chứ thực lòng ông đâu có hờ hững với bà. Bởi nếu ông hờ hững thì đã không có bài Thương vợ thấm thía và cảm động đến như vậy. 

"Thương vợ", bài thơ nằm giữa giao điểm trào phúng và trữ tình. Qua hình ảnh bà TÚ, TTX cũng mang đến cho ta hình ảnh ng phụ nữ VN xưa và nay, đó là những con ng tháo vát, hiền thục, đảm đang, hết mực yêu chồng, thương con, suốt đời họ chỉ biết hy sinh, cho đi và ko bao h lấy lại.





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca