Tư tưởng hồ chí minh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng HCM

a. Khái niệm tư tưởng

- Tư tưởng là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.

- Nhà tư tưởng: Theo Lênin một người xứng đáng là nhà tư tưởng, khi người đó biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát.

b. Khái niệm TTHCM

TTHCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Hiện nay có 2 phương thức tiếp cận hệ thống TTHCM:

- Thứ nhất, TTHCM được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng triết học; tư tưởng kinh tế; tư tưởng chính trị; tư tưởng quân sự; tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn.

- Thứ hai, TTHCM là hệ thống các quan điểm về CM Việt Nam, bao gồm: tư tưởng về dân tộc và CMGPDT; về CNXH và con đường đi lên CNXH; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức...

CHƯƠNG I

CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Cở sở khách quan

a. Bối cảnh LS hình thành TTHCM

* Bối cảnh LS Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

- Chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của TD Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của TD Pháp trên toàn cõi VN.

- Cuộc khai thác của Pháp khiến cho XH nước ta có sự biến chuyển và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước,giải phóng dân tộc VN đầu TK 20.

- Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư”, “tân báo” và  trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, trào lưu yêu nước chuyển dần sang xu hướng tiểu tư sản.

- Các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, tức thời, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đất tranh yêu nước chống Pháp mục tiêu và phương pháp mới, nhưng tất cả  đều lâm vào thất bại.

Phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi , phải đi theo một con đường mới.

* Bối cảnh thời đại (quốc tế)

- CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. CNĐQ đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

- Nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản diễn ra, đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã làm “ thức tỉnh các dân tộc châu Á”, lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô Viết mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người.

- Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong các nước TBCN phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là CNĐQ.

b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận

* Giá trị truyền thống dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước  lâu đời đã hình thành nên những  giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng –lý luận  xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài….

- Trong các giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của XH. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người. Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

* Tinh hoa văn hóa nhân loại

Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây- chính là nét đặc sắc trong qua trình hình thành nhân cách  và văn hóa Hồ Chí Minh

- Tinh hoa văn hóa phương Đông

+ Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo, đó là: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành động giúp đời, ước vọng về  một XH bình trị, hòa mục, triết lý nhân sinh, tu nhân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.

+ Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chămlo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng; chủ trương sống không xa lánh đời mà gắn bó với nhân dân, tham gia vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc.

+ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, thấy trong đó “những điều thích hợp  với điều kiện của nước ta”, đó là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

- Tinh hoa văn hóa Phương Tây:

+ Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây (văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc CM ở Pháp và Mỹ)

+ Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại Cách mạng Pháp; các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của bản Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.

* Chủ nghĩa Mác – Lênin

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM.

- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy được chát lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết  phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc.

- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin một cách chọn lọc, theo phương pháp macxit, nắm lấy cái tinh thân, cái bản chất. Vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của CMVN, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.

“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”

2. Nhân tố chủ quan

-

Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.

+ Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét  thực tiễn , làm phong phú thêm hiểu biết của mình, hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lichx vực hoạt động lý luận

+ Hồ Chí Minh đã khám phá các quy luật vận động xã hội… để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học

-

Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

+ Thể hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầu óc có phê phán, tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.

+ Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.

+ Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, tâm hồn của một  nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, sẵn sàng chụi đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hanj phúc của nhân dân.

Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam, kiên trì chân lý và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mang đến thắng lợi.

Tóm lại:

TT HCM là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, TT HCM đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTHCM

1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

-  Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung chịu ảnh hưởng tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cuộc cải cách của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc; chịu ảnh hưởng đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người của mẹ là Bà Hoàng Thị Loan; lòng yêu nước, thương nòi trong mối quan hệ và sự tác động của ba chị em của Người; ảnh hưởng của truyền thống  văn hóa, giàu lao động, chống ngoại xâm của quê hương Nghệ Tĩnh; tấm gương của các lãnh tụ yêu nước, của các anh hùng, liệt sĩ của quê hương…

- Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình cùng với thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều thêm đó là sự thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Tất cả điều đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm một con đường mới để cứu nước, cứu dân.

- Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật và ý tưởng “ỷ Pháp cầu tiến”, Nguyễn Tất Thành đã tự định ra cho mình một hướng đi mới là phải đi ra nước Pháp và các nước khác.

2. Thời kỳ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

- Trong thời gian này Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều nước, Người xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột.

- Từ sự đồng cảm với những người đồng cảnh ngộ trên toàn thế giới, Người đã nảy sinh ý thức về sự cẩn thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung.

- 1919, Nguyễn Ái Quốc gởi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân VN.

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng…vui mừng đến phát khóc”. Chính luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.

3. Thời kỳ 1921 – 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN

- Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và CMVS ở chính quốc, khẳng định CM GPDT thuộc địa là một bộ phận của CMVS thế giới.

- Các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927), Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930) chứa đựng nhiều nội dung căn bản sau:

+ Bản chất của chủ nghĩa thực dân (CNTD) là “ăn cướp” và “giết người” và CNTD là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao đông  toàn thế giới.

+ CM GPDT trong mọi thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản là là 1 bộ phận của CMTG.

+ CM GPDT ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau. CM GPDT có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.

+ CM thuộc địa trước hết là một cuộc dân tộc cách mệnh, đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do.

+ Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, vì vậy CM GPDT muốn thắng lợi phải thu phục, lôi kéo được nông dân đi theo, xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho CM.

+ CM muốn thắng lợi trước hết phải có sự lãnh đạo của ĐCS.

+ CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân do đó cần quy tụ, tập hợp quần chúng tham gia vào cách mạng.

4. Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

- Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả”. Khuynh hướng này trực tiếp ảnh hưởng đến phong trào CMVN.

- Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề giải phóng dân tộc. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hóa đã thể hiện sự thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh.

5. Thời kỳ 1945 – 1969: TT HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện

Chương II

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

1.  Vấn đề dân tộc thuộc địa

a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa

Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc

Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc chung, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Công cuộc khai hóa giết người…tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chúng.

Nếu như C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C. Mác và V.I. Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc

Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

“Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài.

Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa.

b. Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa

Cách tiếp cận từ quyền con người

Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Nhưng từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đảng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

Nội dung của độc lập dân tộc

Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Năm 1919, vận dụng nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, Người đã gửi đến hội nghị Vecxây bản yêu sách gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mà cốt lõi là độc lập, tự do cho dân tộc.

Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trương Ương Đảng, viết Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”.

Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đúc kêt ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Cách mạng tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và chính phủ các nước vào thời gian sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bỏa vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, HCM nêu chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Không có gì quý hơn độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì vậy, Người được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam, là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”

c. Chủ nghĩa dân tộc - một động lực lớn của đất nước

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề, thì phản ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động (công nhân và nông dân), mà cả các giai cấp và tầng lớp trên trong xã hội (tiểu tư sản, tư sản và địa chủ) đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc mất độc lập, tự do.

Cùng với sự lên án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net