Phân tích bức tranh tứ bình độc đáo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI LÀM
Tố Hữu được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của mảng thơ cách mạng. Là một người đã giác ngộ cách mạng từ rất sớm và giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính phủ, Tố Hữu còn để lại cho đời sau rất nhiều các tác phẩm có giá trị... Trong đó Việt bắc là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông - một nhà thơ trữ tình chính trị, có khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. "Việt Bắc" là khúc hùng ca, cùng là khúc tình ca về núi rừng Việt Bắc, cuộc kháng chiến và những con người gắn liền với nó. Trong khúc ca hào hùng nhưng cũng lãng mạn ấy, vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt bắc hiện lên rõ nét và sinh động dưới ngòi bút tài hoa của Tố Hữu:

"Ta về mình có nhớ ta,
...
Nhớ ai tiiengs hát ân tình thủy chung"


Tác giả đã vẻ lên khung cảnh lên núi rừng với chất liệu là tâm hồn ân tình của một thi nhân và màu vẽ là những thi tù bay bổng. Để rồi, khung cảnh ấy hiện lên là một bức tranh tứ bình nhiều màu sắc, âm thanh hài hòa, bay bổng. Trước khi mở ra bức tranh, nhà thơ mở đầu bằng một lời ướm hỏi:

"Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người"


Hai câu thơ là một lời hỏi. Hỏi mà không phải chỉ để hỏi xem, liệu người ở lại hay là những người dân Việt bắc có nhớ "ta" không, có nhớ những chiến sĩ, cán bộ phải trở về xuôi không mà là còn để bộc lộ cảm xúc, thổ lộ nỗi lòng bản thân người ra đi (đồng thời cũng chính là nỗi lòng tác giả): Nhớ những hoa cùng người. Tố Hữu không dùng từ "và" mà dùng từ "cùng", ta hiểu "cùng" cũng giống như "và" nhung nó lại còn gợi cho ta cảm giác hòa quyện giữa hoa và người. Nó thể hiện sự gắn bó, hòa quyện như một của hoa - cái đẹp tượng trưng cho thiên nhiên Việt Bắc và con người - nhân dân Việt bắc. Dường như chỉ cần nhớ về người là hình ảnh của hoa, của cả Việt Bắc hiện lên hay chỉ cần nhớ về Việt Bắc là ở đó cũng có những hình ảnh chất phác, mộc mạc của người ở lại.

Từ nỗi nhớ người và hoa, hoa và người, tác giả mường tượng về bức tranh tứ bình của thiên nhiên núi rừng Việt bắc. Khác với bức tranh tứ bình trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn, bức tranh này mang một vẻ rất Tố Hữu - một nhà thơ trữ tình chính trị. Nếu những bức tranh khác thường được miêu tả theo trình tự thời gian: Xuân - hạ - thu - đông hay không gian: từ góc nhìn gần đến xa thì với Tố Hữu, không còn là những chuẩn mực thông thường, những trình tự quen thuộc. Tác giả đảo trình tự mùa đông - xuân - hạ - thu để miêu tả cái ấm dần lên của đất trời, cũng là ánh nhìn lạc quan của một nhà thơ cách mạng trong hoàn cảnh đất nước đã kí xong hiệp định Giơ - ne - vơ và hòa bình đã lập lại toàn miền bắc.

Mở đầu với mùa đông, tác giả miêu tả: Trên nền xanh bạt ngàn, bao la của những cánh rừng Việt bắc, tưởng chừng như mùa đông chỉ có hoang vu, lạnh lẽo, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chấm phá làm xua đi cái băng giá, heo hút, đem lại sự ấm áp với nàu đỏ tươi của hoa chuối. Bức tranh thiên nhiên mùa đông tràn ngập với sắc xanh và đỏ lại được điển xuyết bằng hình ảnh con người: đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Tuy thiên nhiên là bạt ngàn nhưng không vì thế mà hình ảnh con người trở nên nhỏ bé mà thay vào đó, hình ảnh người dân Việt bắc còn trở nên nổi bật và tỏa sáng. Con người đứng trên "đèo cao" - nhìn thì nhỏ nhưng chính tầm nhìn chuyển từ dưới lên cao vói "nắng ánh" đã khiến con người trở nên lớn lao, làm chủ núi rừng. Hình tượng đó còn trở nên rực rỡ bởi ánh nắng phản chiếu lên lưỡi dao trên thắ lưng của người đi đường rừng. Như vậy, mùa đông hiện nên không hề lạnh lẽo mà ngược lại, tạo cho con người sự ấm áp.

Sang đến mùa xuân, tác giả miêu tả hình ảnh thiên nhiên có mơ nở trắng rừng gắn liền với hình ảnh con người "đan nón chuốt từng sợi giang". Các từ đồng âm "mơ", "nở", "trắng - rừng như làm lan tỏa sắc trắng tinh khôi của hoa mơ để thế vào sắc xanh và đỏ của mùa đông. Sắc trắng bừng lên tinh khiết với hoạt động tỉ mỉ của con người lao động: đan nón - chốt từng...để ca ngợi vẻ đẹp của những con người thầm lặng nơi đây, luôn lao động chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước mà ít ai biết đến.

Mùa hè trong trí nhớ của tác giả như một lễ hội của cảnh vật. Ve kêu báo hiệu thời gian, tiếng ve như tràn ngập cả khu rừng và sắc vàng của cây phách như cũng tràn ngập cả Việt bắc. Từ "đổ" là một động từ rất đắt, thiên nhiên không chỉ tỉ mỉ chấm hay tô từng mảng màu vàng mà đổ gam màu ấy trải khắp, tràn trề, tùy hứng mà ấn tượng. Trong khung cảnh ấn tượng đó, con người hiện lên "một mình" nhưng không hề mang nét buồn rầu, ảm đạm mà như đang hòa nhập vào lễ hội thiên nhiên, hái măng hay cũng chính là hoạt động sản xuất, sinh hoạt luôn diễn ra hăng hái.

Mùa thu cũng là mùa kết thúc trong đoạn thơ về bức tranh tứ bình cũng là thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến gian nan oanh liệt, thời điểm chia ly giữa Việt bắc và những người kháng chiến. Bức tranh mùa thu được phác họa trong gam màu dịu mát của ánh trăng thanh bình.

Hòa bình là sự kiện lớn lao đem lại niềm vui cho cả dân tộc, nhưng hòa bình cũng là thời điểm chia tay đầy bâng khuâng, lưu luyến giữa Việt bắc và những người kháng chiến. Mô tả tiếng hát "ân tình" của người ở lại nhắc nhở sự "thủy chung" của người ra đi trên nền ánh trăng "hòa bình" có lẽ là dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ khiến câu thơ hàm chứa một tâm nguyện đinh ninh: những đổi thay trong cuộc sống hòa bình sẽ không bao giờ có thể làm người đi thay lòng đổi dạ.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca