Phân tích đoạn thơ thứ 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề bài: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Nhớ khi giặc đánh giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt giày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng
Nhớ từ Cao
- Lạng, nhớ sang Nhị Hà....

(Ngữ văn 12, Tập 1, tr 112, NXB Giáo dục – 2008).GỢI Ý
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (chủ yếu phần trích trong sách Ngữ văn 12, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý chính sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến:Về thiên nhiên và con người Việt Bắc.Về những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.- Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường.
- Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng. Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép thu từ: nhân hóa, liệt kê, điệp từ, ...
- Đánh giá về đoạn thơ

Chú ý:
Bài viết phải có bố cục 3 phần. Trình bày được cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của "ta" về những địa danh kháng chiến và những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng. Trong đó:
- Mở bài: Trình bày những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm và khổ thơ được trích dẫn (vị trí đoạn thơ, nội dung chính)
- Thân bài: Phân tích khổ thơ, bao gồm nội dung và nghệ thuật
- Kết bài: Tóm gọn lại nội dung của khổ thơ.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca