Đề bài ĐỌC HIỂU 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
độ chênh giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật hời hợt thường chỉ thấy được bề nổi của sự vật, thường tự thỏa mãn với những cái nhìn thấy "từ xa", thường chỉ dung nạp những gì thuần nhất, lý tưởng. Nhân vật Phùng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong quá trình truy tìm cái đẹp, xây dựng ý tưởng sáng tạo. Những điều diễn ra đã giúp anh nhìn sâu hơn về bản chất và trách nhiệm của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật vì con người.

- Đánh giá: Thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm được rút ra từ chiêm nghiệm của một cây bút giàu trách nhiệm với cuộc đời, với nghệ thuật, luôn trăn trở với việc đổi mới văn học. Thông điệp đó, ngoài việc thể hiện rõ định hướng sáng tác của tác giả Chiếc thuyền ngoài xa trong giai đoạn mới, còn góp phần tích cực tạo nên bước chuyển của cả nền văn học Việt Nam sau 1975.

Lưu ý: Có khả năng nhiều thí sinh sẽ bê nguyên bài giảng về truyện Chiếc thuyền ngoài xa vào làm thành nội dung bài viết. Dĩ nhiên, với kiểu làm bài này, thí sinh sẽ có những "ý" chạm được/ đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng như thế là chưa nhìn thấy đòi hỏi tinh tế chứa đựng trong đề. Đặc biệt, thông điệp (của nhà văn) ở đây có một nội dung rất cụ thể, không chung chung để có thể ghép vào sáng tác của ai và vào thời kỳ nào cũng được. Không nên quá nhấn mạnh vào những khái niệm khá mơ hồ và mòn sáo như yêu thương, vị tha, thiên chức, cái đẹp... Nên tập trung suy nghĩ xoay quanh những từ có ý nghĩa theo chốt là phức tạp (của cuộc đời) và độ chênh (giữa nghệ thuật và hiện thực). Đây mới chính là điểm làm nên giá trị của Chiếc thuyền ngoài xa, dù về nghệ thuật, truyện ngắn này chưa phải đã hoàn hảo. Việc trình bày về nội dung thông điệp gắn tất yếu với việc phân tích ý nghĩa của thông điệp; không nhất thiết phải tách bạch hai phần viết với nhau. Phân tích ý nghĩa đúng chứng tỏ trước đó đã hiểu đúng nội dung (dù việc trình bày về nội dung này có thể chưa được tường minh). Đặc biệt, để phân tích được ý nghĩa thông điệp, phải lưu tâm đầy đủ đến bối cảnh sáng tác truyện ngắn này: các nhà văn phải đập vỡ thói quen/ quán tính nhận thức và sáng tác để thực hiện cuộc đổi mới văn học theo đòi hỏi của cuộc sống thời điểm đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Những bài viết nào có ý so sánh sáng tác của hai thời kỳ văn học khác nhau nên cho điểm khích lệ. Việc quá quan tâm phân tích tính cách, phẩm chất nhân vật có thể đẩy bài viết đi trệch mục tiêu chính. Những đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm chỉ nên được giới hạn ở phạm vi: sự lựa chọn các chi tiết làm nổi bật tính oái oăm của tình huống, với những kiểu phản ứng tâm lý, hành động đa dạng, ngược chiều nhau của các nhân vật ở từng phía...

5.Sáng tạo: sáng tạo trong cách diễn đạt, lập luận; nêu được những ý tưởng độc đáo

6.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn mực.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tại Tuyensinh247.com



Xem thêm tại:   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net