vinashin

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
trợ, giám sát và điều tiết của nhà nước là mô hình hoạt động tối ưu nhất của các trường trường đại học trên thế giới hiện nay.

Lược sử quản trị đại học phương Tây cho thấy hai nguyên lý cơ bản nhất của quản trị đại học là tự chủ thể chế (institutional autonomy) và chịu trách nhiệm xã hội/giải trình (social accountability).

Đây là hai nguyên tắc hết sức quan trọng, gắn kết chặt chẽ, tồn tại song song và không thể tách rời một trong hai bởi tự chủ mà không chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng vô tổ chức.

Ngược lại, chịu trách nhiệm xã hội và giải trình mà không có quyền tự chủ để thực thi thì sẽ gây ra tình trạng kìm hãm và trói buộc khả năng tự trị, một đặc tính tiêu biểu của trường đại học.

Để đảm bảo trách nhiệm xã hội và giải trình, trường đại học bắt buộc phải có hội đồng trường (đối với trường công) và hội đồng quản trị (đối với trường tư). Hội đồng trường theo đó sẽ là cơ quan quyền lực cao nhất, "người gác đền" quyết định các chính sách, định hướng phát triển và đầu tư lớn của nhà trường và sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và cấp trên đối với các hoạt động của trường.

Theo đó, hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng trường và là người quản lý, điều hành và thực thi các công việc hàng ngày trên cơ sở những định hướng chiến lược của Hội đồng trường đã đề ra.

Tuy nhiên, hiện nay, theo qui định của Điều lệ trường đại học năm 2003 và Điều lệ sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 9/2010 vừa qua, Hiệu trưởng lại không do Hội đồng trường bầu hoặc bổ nhiệm mà do Bộ Giáo dục- Đào tạo hoặc Bộ/ngành chủ quản bổ nhiệm.

Do không phải do Hội đồng trường bầu/bổ nhiệm nên Hiệu trưởng không chịu trách nhiệm trước hội đồng trường mà chỉ chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ/ngành/ địa phương chủ quản. Vì vậy, vô hình trung, hội đồng trường chỉ tồn tại trên danh nghĩa và không có thực quyền.

Thực tế cho thấy trong số 400 trường đại học cao đẳng Việt Nam hiện nay chỉ khoảng trên dưới 10 trường thành lập hội đồng trường nhưng đây không phải là hội đồng trường đúng nghĩa. Đáng buồn hơn là ở một vài trường, hội đồng trường lại do hiệu trưởng trả lương!

Một vấn đề nan giải hiện nay là ngay cả Điều lệ trường đại học sửa đổi năm 2010 cũng không qui định và giải quyết được là mối quan hệ, vai trò, quyền hạn giữa Hội đồng trường, Đảng ủy và Ban Giám hiệu nên việc thực thi các nguyên tắc của quản trị đại học ngày càng trở nên bế tắc.

Trong bối cảnh của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, nên chăng chọn lựa một số trường (trong số 15 cơ sở đại học trọng điểm) có tiềm lực thực mạnh và giao quyền tự chủ đúng nghĩa cho các trường.

Hai đại học quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM trực thuộc Chính phủ và trên thực tế có nhiều quyền tự chủ hơn các trường khác trong hệ thống giáo dục đại học nhưng tại sao cho đến nay vẫn chưa nằm trong nhóm 200 trường đại học hang đầu thế giới là một câu hỏi rất lớn cần phải trả lời.

Phải chăng hai nguyên tắc cơ bản của quản trị đại học chưa được hiểu và thực thi một cách đúng đắn và triệt để? Có thể nói việc xây dựng 04 trường đại học "đẳng cấp quốc tế" ở Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu nếu hai nguyên tắc cơ bản nhất của quản trị đại học không được hiểu và xem trọng đúng mức.

Kết luận

Quản trị công ty và quản trị đại học nhìn chung có một số nét tương đồng. Việc quản trị và quản lý, tuy nhiên, đòi hỏi phải theo những nguyên tắc cơ bản của từng loại hình như đã đề cập để có thể tránh được những sụp đổ đáng tiếc có thể xảy ra. Bài học Vinashin, một lần nữa, vẫn còn nguyên giá trị nóng hổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net