God-of-Atheism
Cái vô hạn trong lòng bàn tay

Cái vô hạn trong lòng bàn tay

1,566 8 24

Cuốn sách ghi lại những cuộc đối thoại giữa hai con người: một nhà vật lý thiên văn, do chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên, luôn mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân ra đối chiếu với những nguồn gốc triết học về sự sống theo quan niệm nhà Phật; và một nhà khoa học phương Tây đã quyết định trở thành Phật tử, người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó. Họ nói chuyện với nhau không theo kiểu tranh luận, mà cùng bổ khuyết cho nhau để xây dựng một cái nhìn nhân văn về thế giới.-------------------- "để thấy Vũ trụ trong một hạt cát và Thiên đường trong một bông hoa dại, nắm cái Vô hạn trong lòng bàn tay và Vĩnh hằng trong một phút giây." - trích dịch trường thi "Auguries of Innocence" của William Blake.…

Kẻ xa lạ

Kẻ xa lạ

523 8 12

Hai tác phẩm lớn đầu tiên được Albert Camus viết trong cùng năm 1942 là một cặp bài trùng: "Huyền thoại Sisyphus" và "Kẻ xa lạ" (Français: "L'étranger", còn được dịch là "Người dưng" hay "Người xa lạ"). "Huyền thoại Sisyphus" phân tích "chủ nghĩa phi lý" (English: "absurdism") dưới dạng triết lý, còn tiểu thuyết "Kẻ xa lạ" đưa ra hình ảnh cụ thể của "người phi lý". Chính xác hơn, "Huyền thoại Sisyphus" là tập hiện tượng luận mổ xẻ hai vấn đề: phi lý và tự sát, đồng thời tìm mối tương quan giữa hai hiện tượng ấy; còn hai nhân vật Sisyphus và Meursault là chứng từ cho sự phi lý của thân phận con người.----------Albert Camus (1913-1960) là một nhà văn, nhà viết kịch, nhà lý luận và triết gia nổi tiếng người France. Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của triết học hiện sinh. Ông là tác giả của các tiểu thuyết nổi tiếng như "L'étranger" ("Kẻ xa lạ") hay "La Peste" ("Dịch hạch") và những tập tiểu luận gây ảnh hưởng như "Le Mythe de Sisyphe" ("Huyền thoại Sisyphus") hay "L'homme révolté" ("Kẻ nổi loạn") . Albert Camus được trao Giải Nobel Văn học vào năm 1957 vì các sáng tác văn học của ông "đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta".…

Áo Nghĩa Thư

Áo Nghĩa Thư

563 5 14

Áo Nghĩa Thư (zh. 奧義書, sa. Upaniṣad, "kinh điển với ý nghĩa uyên áo") là một loại văn bản được xem là thuộc hệ thiên khải (sa. śruti), nghĩa là "được bề trên khai mở cho thấy" trong Ấn Độ giáo. Chúng kết thúc hoặc hoàn tất các loại thánh kinh được xếp vào Veda của Ấn Độ giáo. Vì lý do này nên chúng cũng được gọi là "Vedanta" (zh. 吠檀多, sa. vedānta), nghĩa là "phần kết thúc (anta) của Veda". Đây là một loại thánh điển rất quan trọng của Ấn Độ giáo với nội dung giải thích, diễn giảng các bộ Veda đầy bí ẩn.Rất nhiều người đi tìm chân lý trên khắp thế giới cho rằng Áo Nghĩa Thư chứa đựng những tri thức được đề cập ở bình diện cao nhất, tinh hoa nhất và thuần khiết nhất về Thực tại.----------Chú thích của người đăng: Theo mình, những gì cuốn sách này nói đều chỉ là ẩn dụ, và Tri thức Tối thượng thì không thể giãi bày, nên các bạn đọc để hiểu ý chứ đừng câu nệ từ ngữ.…