linhtalinhtinh_net
Luận ngữ - Khổng Tử

Luận ngữ - Khổng Tử

46,355 212 2

Luận ngữ là sách do học trò và hậu thế ghi chép lại những lời nói, hành vi của Khổng tử, các học trò ông và người đương thời. Sách gồm 20 thiên (tương đương với 20 chương), mỗi thiên gồm nhiều bài. Cách đặt tên thiên: lấy hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tựa đề. Có lẽ thật khó đặt một cái tên bao quát nội dung phong phú của thiên. Mỗi thiên có nhiều bài, mỗi bài chỉ là một câu nói, một đối thoại hoặc một câu chuyện rất ngắn.Luận Ngữ trình bày đạo quân tử qua lời nói và những câu chuyện sinh động, không giảng lý thuyết dài dòng nhưng rất ấn tượng, dễ hiểu. Nhân vật chính là thầy Khổng tử với bao buồn, vui, lo âu, lạc quan, thất vọng. Thầy Khổng đôi khi cũng mắc khuyết điểm nhưng không giấu diếm.Đọc qua Luận Ngữ sẽ hiểu vì sao hậu nhân đời đời xưng tôn ông là Vạn Thế Sư Biểu (Bậc Thầy của muôn đời)…

Tinh hoa Lục thao

Tinh hoa Lục thao

917 3 2

Khương Thái Công là nhà mưu lược quân sự thời Thương Chu. Do hậu duệ của bộ tộc họ Khương lập quốc ở đất Lữ (Lã) nên Khương Thái Công lấy họ Lữ (Lã), tên Vọng, tự Tử Nha. Đầu đời Chu ông nhậm chức Thái sư, được tôn là “Sư Thượng phụ”, nên còn có tên là Lữ Thượng.Lữ Vọng học thức uyên bác, giỏi về đạo trị quốc, giỏi việc quân. Ông phò tá Chu Văn Vương trị vì đất nước, trong nước thái bình, an định, lòng dân quy thuận. Sau khi Chu Văn Vương qua đời, con trai là Chu Vũ Vương nối ngôi, Lữ Vọng trở thành quốc sư của Chu Vũ Vương, phò tá Chu Vũ Vương diệt vua Trụ nhà Thương lập nên triều Chu. Do công lớn nên Lữ Vọng được phong ở đất Tề (Tề Thái Công)Lục Thao hay Lược Thao (六韬) hay Thái công lục thao (太公六韬) là bộ binh thư gồm 6 quyển: Văn thao, Võ Thao, Long thao, Hổ thao, Báo thao, Khuyển thao, cả thảy gồm 60 thiên, tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác.Trích sách “Trí tuệ thu phục nhân tài” – Thành Thông Biên dịch…

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

1,408 46 1

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậyThầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.Đăng bởi: hoài thươngCopy from: http://tinhta.com/duyen-so/vi-sao-nguoi-luong-thien-ca-doi-gap-noi-buon-va-trac-tro.html…

Khang Hy bàn luận về Thiện niệm

Khang Hy bàn luận về Thiện niệm

161 1 1

Hoàng đế Khang Hy rất coi trọng việc tu tâm, dưới đây là kiến giải của ông về Thiện niệm, trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”. Người ta chỉ có một cái tâm, khởi tâm thì thành niệm. Tư tưởng trong đầu là chính hay bất chính, chỉ trong khoảnh khắc mà phân biệt. Nếu một niệm mà không chính, trong khoảnh khắc mà biết vậy, liền theo đó mà cải chính, thì không đến nỗi xa rời Đạo. Trong sách “Thượng Thư” viết: “Ngay cả Thánh hiền, khi có một niệm bất chính thì hành động cũng hóa ra hồ đồ, ngay cả kẻ hồ đồ nếu biết khắc chế dục niệm cũng có thể trở thành Thánh hiền”. Một tư tưởng nhỏ xuất hiện, nhưng không đưa đến hành động thì có thể không tính, còn nếu đã thành hành động rồi thì cần quan sát kỹ xem nó là chính hay không chính, nhất định không để bản thân phải thẹn với Trời, như vậy mới thực sự là công phu. Người xưa luôn chú ý tới tâm mình, cẩn trọng với từng niệm sinh ra, không để dấy động cảm tình che khuất trí tuệ, cho nên tiêu phí rất ít công sức mà lại có được công hiệu rất lớn.…

Những câu chuyện xưa về những người mẹ tài đức giáo dục con cái

Những câu chuyện xưa về những người mẹ tài đức giáo dục con cái

719 4 1

[Tinhhoa.net] Từ thời cổ đại có rất nhiều người mẹ hiền từ sáng suốt và vô cùng chú trọng vào việc bồi dưỡng phẩm chất và đức hạnh cho con cái. Những câu chuyện xưa kể về họ làm nhiều người rất cảm động, như chuyện “Mạnh mẫu tam thiên” (Mẹ của Mạnh Tử 3 lần dời nhà), “Nhạc mẫu thứ tự” (Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con), vv … Dưới đây là mấy câu chuyện cổ kể về chuyện dạy con làm quan thanh liêm của những hiền mẫu ấy, đưa ra để mọi người cùng tham khảo.…

đừng tưởng
Truyện về Khổng Tử

Truyện về Khổng Tử

459 4 1

“Người quân tử hoằng dương đạo nghĩa là hy vọng người trong thiên hạ có thể chiếu theo các nguyên tắc chính đạo mà hành xử, để trở về với đạo lý của Trời. Làm sao họ có thể hạ thấp các tiêu chuẩn đạo nghĩa để làm vui lòng con người thế tục? Nếu ngươi hôm nay không thể đi theo chính Đạo, thay vào đó chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để thiên hạ thu nạp, cũng là bởi chí hướng không rộng lớn và cao xa”.“Những người không có chí lớn thì chỉ nhìn những gì trước mắt. Những gì cá nhân họ không nhìn thấy được, thì họ không tin. Tuy nhiên, những người tu dưỡng đạo đức và đảm đương trách nhiệm lớn lao thì sẽ không bị hoàn cảnh bên ngoài làm lung lay chí hướng, bởi vì trong tâm họ đã có đạo lý, cho nên có thể nhìn xa trông rộng, với trí tuệ sâu xa rộng mở mà đem nghịch cảnh xoay trở thành hoàn cảnh thuận tiện cho mình”…

Đại Học kinh

Đại Học kinh

1,252 6 1

Đại học vốn là một thiên trong Lễ kí (là thiên thứ 42 trong 49 thiên của sách này), tương truyền là do Tăng Tử ghi chép lại lời dạy của Khổng Tử làm ra. Hai chữ Đại Học ở đây có nghĩa là học vấn uyên bác, tinh sâu. Chu Hy cho rằng Đại Học là cương lĩnh không có cái gì không bao hàm trong đó, không có cái gì không dung nạp trong đó (nguồn: wikipedia) Đại học có 11 chương. Chương đầu tiên là Thánh Kinh, tức lời dạy của Đức Khổng Tử do Tăng Tử truyền lại. Mười phần sau là lời của Tăng Tử giải thích phần Thánh Kinh được các học trò của ông ghi lại (nguồn: cohanvan.com)Trịnh Huyền thời Đông Hán nói rằng: “Danh viết Đại học giả, dĩ kì kí bác học, khả dĩ vi chính dã” (Gọi là Đại học, vì nó ghi chép việc học rộng lớn có thể làm được việc chính sự); Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói: “Thử Đại học chi thiên, luận học thành chi sự, năng trị kỳ quốc, chương minh kì đức ư thiên hạ” (Thiên Đại học này bàn về việc học hành, có thể trị được nước, làm sáng cái đức minh ở trong thiên hạ) – Trích “Đại Học”, Phan Văn Các dịch.…

Kinh Diệt Trừ Phiền Giận