3-SS HTTC-HTTNGT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: Anh (chị) hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hiện trường trộm cắp tài sản với hiện trường tai nạn giao thông đường bộ?

1.1. Khái niệm 2 loại hiện trường:  

-Hiện trường trộm cắp tài sản là nới xảy ra, nơi phát hiện dấu vết vụ trộm cắp tài sản. Cơ quan điều tra cần tổ chức khám nghiệm để phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức tài liệu có liên quan tại hiện trường phục vụ điều tra xử lý tội phạm

- Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông trên đường bộ. Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan tại hiện trường, phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật.'11

1.2. Giống nhau:

- Đều là nơi xảy ra vụ việc; để lại dấu vết, vật chứng, tin tức, tài liệu có liên quan đến hiện trường;

- Hai loại hiện trường này phần lớn không nguyên vẹn; các cơ quan chức năng cần khám nghiệm…

1.2. Khác nhau:

- Hiện trường trộm cắp tài sản:

+ Nơi xảy ra vụ trộm là nơi thủ phạm thực hiện hành vi trộm cắp (đột nhập, lục soát, tẩu thoát khỏi HT). Nơi phát hiện dấu vết tội phạm trộm cắp tài sản (nơi rình mò, ẩn nấp, cất giấu tài sản sau khi trộm cắp…)

+ Hiện trường này phần lớn không nguyên vẹn, thường bị xáo trộn. Nguyên nhân chủ yếu là người bị hại khi biết mất trộm rất hoang mang, lo lắng, hoảng hốt, muốn biết ngay mình đã bị mất những tài sản gì, nên họ thường lục tìm, kiểm tra tài sản để xác định số lượng tài sản bị mất. Do đó thường làm đảo lộn mất tính nguyên vẹn của hiện trường và tạo ra các dấu vết mới.

+ Hiện trường này thường được phân chia thành nhiều khu vực. Sự phân chia đó phản ánh diễn biến của quá trình thực hiện hành vi phạm tội: khu vực rình mò, ẩn nấp, khu vực đột nhập, khu vực lục soát lấy tài sản; khu vực tẩu thoát khỏi hiện trường và cất giấu tài sản.

+ Hiện trường trộm cắp tài sản thường xuất hiện hệ thống dấu vết đặc trưng phản ảnh diễn viến của các giai đoạn hoạt động của tội phạm ở hiện trường như: dấu vết đột nhập,dấu vết công cụ cạy phá, dấu vết chân, giày dép, dấu vết vân tay, dấu vết bông vải sợi… Những loại dấu vết này có giá trị lớn trong việc giám định và có thể truy nguyên ra con người hoặc công cụ, phương tiện phạm tội.

- Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ:

+Là loại tai nạn xã hội, do một bên hoặc nhiều bên tham gia, do phương tiện cơ giới hoặc không cơ giới tham gia giao thông gây nên.

+ Nơi xảy ra là trên trục đường giao thông đường bộ, có thể là đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường liên huyện hoặc liên xã. Vì vậy, lưu lượng xe cộ, phương tiện, người xuất hiện nhiều, thậm chí có cả động vật. Đặc trưng này làm ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ và KNHT.

+ Vụ tai nạn giao thông xảy ra thường mang tính bất ngờ, không định trước về thời gian và không gian, địa điểm, số lượng người tham gia và diễn ra trong khoảng khắc nhanh chóng, do đó, việc phát hiện, lưu giữ, lấy lời khai người làm chứng rất khó khăn.

+ Tai nạn giao thông đường bộ thường để lại hậu quả làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông, thiệt hại về phương tiện, tài sản. Do đó, khi có vụ tai nạn giao thông đường bộ thường kèm với các hoạt động cứu chữa người, tài sản. ChÝnh v× thÕ, phần lớn hiện trường tai nạn giao thông không nguyên vẹn.

+ Ở HT thường để lại hệ thống dấu vết, vật chứng trên một phạm vi rộng. Các dấu vết, vật chứng phản ánh đối tượng tham gia giao thông và sự tác động của các đối tượng này vào nhau, vào hiện trường. Đặc trưng này là một thuận lợi nếu lực lượng khám nghiệm thực hiện đúng quy trình khám nghiệm việp và có chuyên môn nghiệp vụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net