36 Ke nhan hoa 1-6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kế 1. Kế ban ơn

Xây dựng "Chương mục" tình người của mình như thế nào?

Trong giao tế khi thấy có cơ hội giúp người phải lập tức nhào đến như con sóc đói, chộp lấy hạt dẻ cuối cùng trên mặt đất. Bởi vì tình người là của cải, mục đích cơ bản nhất của giao tế là kết tình người, có nhân duyên.

Phải yêu thích tình người như thích tiền thì mới có thể giúp cho mình một khi gặp thời cơ. Cầu người giúp đỡ là bị động. Chỉ khi người ta nợ mình một chút tình người thì cầu người ta giúp đỡ rất dễ dàng, có khi thậm chí không cần mở miệng. Làm người được như thế đại đa số nhờ giỏi kết tình người, vui lòng giúp đỡ người khác. Thuật thi ân là sách lược và thu đoạn cơ bản nhất trong khoa học về quan hệ người với người, là tuyệt chiêu linh nghiệm thỏa đáng nhất để lợi dụng nguồn lợi quan hệ giao tế.

Khi giúp người phải nắm vững những quy tắc cơ bản sau đây:

1. Lúc làm ơn không được nói lộ liễu khiến cho đối phương mất mặt, càng không nên khoe việc giúp người với mọi người.

2. Làm ơn không thể quá nhiều trong một lần để tránh cho đối phương cảm thấy mang nợ phải trả, thậm chí vì vậy mà xấu hổ dẫn đến cắt đứt quan hệ.

3. Làm người lãnh đạo thì phải khiến cho cấp dưới nặng tình với mình, khiến cho họ vì mình mà tự nguyện dốc sức.

4. Ban ơn phải chọn đối tượng. Người tham lam như hổ đói, ta ban ơn cho họ chưa chắc đã không bị họ cắn lại. Một số mẩu chuyện sau đây minh họa cho kế thi ân:

1. Kết tình người lưu hậu lộ

Ông Tiền Trung Thư một đời sống yên ổn bình thường nhưng khi viết cuốn Vi Thành thì đang ở Thương Hải, đời sống quẫn bách thôi không thuê người giúp việc nữa. Phu nhân Dương Trung Tháo phải chăm lo việc nội trợ vất vả trăm chiều. Lúc bấy giờ bản thảo khoa học của ông không ai mua, ông bèn viết tiểu thuyết để kiếm tiền, mỗi ngày viết 500 chữ không phải là tốc độ có tính thương nghiệp. Vừa may lúc bấy giờ Hoàng Tá Lâm, đạo diễn hai kịch bản Xứng tâm như ý và Lộng giả thành chân của Dương Hùng nên có tiền mới giúp cho nhà Tiền Trung Thư qua khỏi cơn cơ cực. Mấy năm sau, con gái của Hoàng Tá Lâm là Hoàng Độc Cần được Tiền Trung Thư cho phép quay bộ phim Vi Thành vì nhờ cha gửi một bức thư cho Tiền Trung Thư, từ đó cô trở nên nổi tiếng.

Được người giúp đỡ suốt đời, Tiền Trung Thư không quên. Hoàng Tá Lâm 40 năm trước giúp người đã mua được một tình người dù rằng ông cố ý hay không cố ý, 40 năm sau Tiền Trung Thư đã trả món nợ tình cảm đó. Tục ngữ có câu "ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ bạn bè", thêm một người bạn thêm một con đường. Muốn người yêu mình, trước tiên mình phải yêu người. Các ngài có lòng tốt giúp người đạt mục đích của họ thì mới có thể tích trữ cho mình một món nợ tình người. Điều đó giống như tích cốc phòng cơ, như vậy thậm chí các ngài có thể để lại điều tốt lành cho con cháu, đó gọi là ân đức của tổ tiên. Đương thời đạo diễn Hoàng Tá Lâm không nghĩ xa đến thế, không nghĩ đến công lợi nhưng sự việc về sau lại đem lại cho ông chút ít báo đáp.

Kết tình người như thế nào lại không có một qui tắc nhất định. Một người lâm vào cảnh cùng khổ, được một đồng đạo giúp cho anh ta qua cơn đói, may ra có thể làm nên sự nghiệp, tạo dựng một thiên hạ giàu sang của riêng mình.

Đối với một lãng tử vô ưu thì một lần tâm sự lại có thể giúp anh ta trở thành người nghiêm túc và tự tin, có khả năng sau khi dùng ngựa mép vực thẳm trở thành dũng sĩ phi nước đại trên thảo nguyên.

Trong cuộc sống bình thường, một cái nhìn tin tưởng đối với một hành động chính trực có thể là nguồn động lực cho chính nghĩa. Một tràng vỗ tay tán thưởng, một sáng kiến mới vô tình cổ vũ cho một tư tưởng canh tân tuy không tốn tiền bạc mà vẫn mua được lòng người.

Kỳ thực trên đường đời mọi người đều cần người khác giúp đỡ và phải giúp đỡ người khác. Giúp đỡ người khác là tích thiện. Không có gì thể hiện được tấm lòng khoan dung và khí phách khẳng khái bằng sự giúp đỡ người khác. Không nên xem nhẹ một lời an ủi làm ấm lòng người đang thất thế, một cái vỗ vai nhè nhẹ đối với một người sắp gục ngã, một chút tín nhiệm chân thành đối với người vô vọng. Có thể đối với mình không mất gì nhưng đối với người gặp nạn lại là sự cảnh tình, ủng hộ, an ủi. Trái lại không chịu giúp đỡ người là xem trọng sự đắc thắng cỏn con của bản thân. Ánh mắt của những người như vậy sẽ mờ mờ vô cảm, lòng họ luôn luôn gợn những ý nghĩ đen tối. Khó khăn của người khác coi là điều lợi cho họ, thất bại của người khác coi là điều cho họ đàm tiếu. Người khác giơ tay cầu cứu, họ lạnh lùng gạt ra. Người khác đau khổ họ rung đùi, không chút động lòng. Còn như giữa đường gặp việc bất bình thì họ lại càng không bao giờ rút đao tương trợ, thấy chết không cứu, họ còn đưa ra đầy đủ lý do biện hộ cho hành vi của họ. Tự tư, loại người này nhổ một sợi lông làm lợi cho thiên hạ cũng nhất định không làm.

Thời Chiến Quốc có một nước nhỏ là nước Trung Sơn. Có một lần vua nước Trung Sơn mở tiệc thết đãi danh sĩ trong nước chẳng may vừa lúc hết xúp thịt dê, không đủ cho mọi người đều có phần. Có một người không được ăn xúp thịt dê tên là Tư Mã Tử Kỳ. Ông ta ôm hận trong lòng bèn đến nước Sở khuyên vua Sở chinh phạt nước Trung Sơn. Nước Sở là cường quốc, đánh chiếm nước Trung Sơn dễ như trở bàn tay. Nước Trung Sơn bị đánh phá, vua Trung Sơn chạy ra nước khác.

Khi vua chạy trốn thấy có hai người cầm vũ khí theo hộ vệ bèn hỏi: "Hai ông đến làm gi?" Hai người đáp: "Ngày trước có một người được ngài cho một bát cơm nên khỏi chết đói, chúng tôi chính là con của ông ấy. Khi sắp qua đời cha chúng tôi trăng trối nếu như nước Trung Sơn gặp nạn thì hai con phải dốc sức, dù phải hy sinh tính mạng, phò tá quốc vương để báo đáp ơn sâu."

Sau khi nghe, vua Trung Sơn than rằng: "Oán hận mất kỳ nông sâu đều tốn thương lòng người Ta vì một bát thịt dê mà mất nước!". Gây ra oán hận không cốt ở nông sâu mà cốt ở tổn thương lòng người hay không. Giúp người không cốt ở nhiều hay ít mà cốt đúng lúc đúng điều mà người ta cần. Vua Trung Sơn vì một bát thịt dê mà mất nước, lại vì một bát cơm hẩm mà được hai dũng sĩ hộ vệ bảo toàn tính mạng.

Câu chuyện này nói lên cái diệu kỳ của quan hệ nhân thế ban ơn, giúp đỡ người khác hay làm mất lòng người khác không cốt ở ít hay nhiều mà cốt ở tình người.

2. Giúp người chớ làm mất thể diện người

Một người bạn kể câu chuyện tổ phụ của ông rất thấu hiểu nhân tình thế thái. Bấy giờ tổ phụ rất nghèo. Một hôm tuyết lớn, cụ đến ông phú hộ trong làng vay tiền, vừa may hôm đó phú hộ đang vui bèn cho cụ vay ngay hai đồng bạc trắng, lại còn bảo "Cầm đi mà tiêu, không cần trả lại!". Cụ vội vội vàng vàng đút tiền vào túi chạy về nhà, phú hộ còn gọi với theo: "Không cần trả!". Sáng sớm hôm sau,phú hộ mở cửa ra thì thấy ai đã quét hết tuyết, quét cả tuyết trên mái nhà. Phú hộ sai người tìm hiểu thì biết chính ông cụ đã quét tuyết, bèn nghĩ rằng bố thí cho người ta đồng bạc mà lại khiến nhiên người ta đáp lễ, dù người ta không mấy vui lòng làm như thế. Đó là toàn bộ tinh hoa của nghệ thuật mở trương mục tình người.

Mọi người đều tận lực bảo vệ thể diện dù phải làm những việc ngoài lẽ thường tình. Khi đã biết mọi người coi trọng thể diện rồi thì phải hết sức chú ý không làm cho đối phương khó xử ở nơi công cộng, phải luôn luôn nhớ chớ làm việc gì khiến cho người khác mất thể diện.

Hãy vĩnh viễn khắc sâu trong lòng một phản ứng vật lý: Một hành vi tất dẫn đến một hành vi phản ứng tương đương chỉ cần ta có tâm, chỉ cần ta luôn luôn lưu tâm giữ thể diện cho người khác thì ta sẽ đạt được thể diện bằng trời bằng biển. Vì thế lúc giúp người cần chu ý những điều sau đây:

Một là đừng khiến cho người được giúp đỡ cảm thấy mắc nợ ta.

Hai là hành động một cách hoàn toàn tự nhiên khiến cho người ta không cảm nhận ngay nhưng dần dà về sau, ngày càng thấu hiểu mối ân tình của ta. Làm được như vậy là lý tưởng nhất.

Ba là khi giúp đỡ người khác thì phải vui vẻ, không nên lộ vẻ không tự nguyện. Nếu khi ta giúp đỡ người khác mà miễn cưỡng, trong lòng nghĩ rằng đây là vì người mà phải làm. Nếu đối phương không có phản ứng gì đối với sự giúp đỡ của ta mà ta bèn nghĩ là ta giúp người khó khăn như thế mà người không cảm kích thì là người không biết điều. Thái độ như vậy không những không nên biểu hiện mà ngay trong lòng cũng không nên nghĩ đến.

Nếu đối phương là người biết nghĩ đến người khác thì cái tốt lành ta đem lại chỉ ra quyết không thể như mũi tên bắn đi không quay trở lại, đối phương nhất định sẽ tìm cách báo đáp. Đối với những người tri ân như vậy ta nên thường xuyên giúp đỡ họ.

Nói tóm lại, người đời quan hệ qua lại với nhau, ta giúp người, người giúp ta. Nhưng chúng ta cũng không thể lộ liễu bảo nhau: "Có việc gì ư?", "Giúp tôi một lần tôi sẽ giúp lại", bỏ qua tình cảm trong giao tế thì khiến cho người ta thấy nhạt nhẽo mối tình giao tiếp đôi bên sẽ không thể bền vững được. Phải hành động tự nhiên như không có ẩn ý để khỏi khiến người ta nghĩ "Kết bạn với người này nếu không có lợi gì thì tất sẽ bị đá ra."

3. Khát tặng nước

Rét cho than, khát cho nước là một trường hợp ban ơn đặc biệt. Khi người ta gặp nạn rất cần giúp đỡ, đó là thưởng thức tối thiểu ai cũng biết.

Chúng ta luôn luôn có một số nhu cầu, có cái cấp bách, có cái không cấp bách. Khi chúng ta gặp lúc cấp bách mà được người giúp đỡ thì nội tâm cảm kích vô cùng, thậm chí suốt đời không bao giờ quên. Sắp chết đói mà được người đời cho một cu khoai thì hơn cả một núi vàng khi phú quí. Người có sở thích nào đó mà gặp người đồng cảm ta sẽ hết sức phấn khởi, vui nhớ suốt đời. Hai người hợp tính nhau thì có thể kết bạn. Cho nên muốn thu phục được lòng người, ta phải tìm hiểu nội tâm người đó.

Trước khi Tam Quốc tranh bá, Chu Du còn bất đắc chí. Ông làm quan dưới trướng Viên Thuật, Viên Thuật cho làm huyện trưởng huyện

Cư Sào bé nhỏ, chẳng qua chỉ là một viên quan một huyện bé mà thôi. Lúc bấy giờ huyện Cư Sào xảy ra nạn đói, vừa mất mùa vừa loạn lạc. Vấn đề lương thực ngày càng trầm trọng. Dân Cứ Sào phải ăn vỏ cây, rễ cây, cỏ, chết đói không ít, quân lính cũng đói không còn sức chiến đấu. Là quan phụ mẫu, Chu Du thấy tình hình bi thảm đó mà không biết giải quyết như thế nào.

Có người hiến kế nói rằng gần đó có một nhà giàu hay làm việc thiện là Lỗ Túc, thóc gạo đầy kho, khuyên Chu Du đi vay lương thực của ông ta.

Chu Du bèn đến nhà Lỗ Túc. Sau khi hàn huyên thăm hỏi, Chu Du bèn nói thẳng: "Không giấu gì lão huynh, đệ đến thăm phen này là muốn xin vay lương Lỗ Túc thấy Chu Du tuấn tú anh đạc, rõ ràng là kẻ có tài, mai sau tất làm nên sự nghiệp lớn, căn bản không phải chỉ là mọt quan huyện Cư Sào bé nhỏ bèn cười lớn nói rằng: "Đó là chuyện nhỏ, ta đồng ý ngay". Lỗ Túc thân hành đưa Chu Du đi xem các kho lương thực. Bấy giờ trong nhà Lỗ Túc có 2 kho lương thực, mỗi kho 3000 hộc. Lỗ Túc nói: " không cần vay mượn gì cả, ta biếu ông một kho. "

Nghe xong, Chu Du sửng sốt lặng người trước tấm lòng khảng khái của Lỗ Túc. Nên biết trong nạn đói thì lương thực là sinh mệnh. Hành động của Lỗ Túc khiến cho Chu Du cảm kích sâu sắc, hai người bèn kết bạn. Về sau Chu Du thăng tiến, làm đến tướng quân nước Ngô, nhớ ân đức của Lỗ Túc bèn đề cử Lỗ Túc cho Tôn Quyền. Lỗ Túc nhờ đó có cơ hội làm nên sự nghiệp. Đối với người cho than trong mùa tuyết thì người được giúp đỡ bao giờ cũng giữ một cảm tình đặc biệt. Đối với người đang lâm vào cảnh khó khăn, chỉ tỏ ý thông cảm thôi thì không đủ mà phải có hành động cụ thể giúp người ta vượt qua cơn bĩ cực. Như vậy người ta mới cảm kích, từ đó nảy nở tình bạn.

Về phương pháp này có mấy điều tâm đắc:

1. Người uống nước no rồi thường bỏ giếng ra đi, cho nên ta phải khống chế thích đáng khiến cho anh ta phải còn chút khát nước mà cần phải dựa vào ta. Một khi đã không còn có lòng dựa vào ta nữa thì có thể sẽ không cung kính ta nữa.

2. Ông chủ kích thích bề dưới nhưng chớ thỏa mãn hoàn toàn dục vọng của họ, mà nên ban phát nho giọt để cho họ phải dốc sức cúc cung tận tụy.

3. Đối với người chớ tỏ ra ân tình quá nặng khiến cho đối phương tự ti hay chán ghét ta, bởi vì một là anh người không thể nào đền đáp được, hai là cảm thấy bản thân mình kém cỏi, bất tài.

Kế 2. Kế vu hồi

Làm sao tiếp cận nguỵ khó chơi?

Người đi xa trước mặt núi cản, đá cao tất phải tìm cách đi vòng hoặc nghĩ ra con đường tránh. Hành động này trong giao tế là đi vòng đạt đến mục đích, nói cách khác là không đi đường thẳng mà đi đường vòng.

Có nhiều điều không thể nói thẳng, chỉ có thể nói vòng vèo. Có một số người khó tiếp cận thì không thể không gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu. Không rõ trong hồ lô người ta có món gì thì phải ném đá thăm dò, mò ra chân tướng. Có lúc để giảm bớt ý định của đối phương, khiến họ lơ là mất cảnh giác, ta phải đi đường vòng, thậm chí dùng chiến thuật vu hồi "chỉ Trương Tam nói Lão Tứ" Trong cuộc sống không ít người "thẳng ruột ngựa", cứng nhắc trong xử thế, dù có đổ tường cũng không thèm quay đầu lại, mười trâu cũng không lôi lại được. Đối với những người này phải biết thuật vu hồi, động não tìm lối đi quanh co để khắc phục. Nói một câu: Quanh co mấy vòng nhất định đạt được lợi ích thực tế lớn nhất trong quan hệ người với người.

1. Khúc nhạc chưa thành, trước phải có tình

Khoảng năm Gia khánh đời Minh, quan Cấp Sự Lý Nhạc thanh liêm trong sạch. Một lần ông phát hiện khoa thi có gian lận bèn dâng tấu lên vua, vua không đếm xỉa. Ông lại dâng tấu, kết quả khiến hoàng đế nổi giận phán tội moi móc, hạ lệnh dán giấy bịt miệng Lý Nhạc và không ai được gỡ bỏ.

Bịt miệng không thể ăn được cũng bằng định tội chết. Lúc đó có một vị quan bước đến trước mặt Lý Nhạc mắng: "Dám cả gan lắm lời trước mặt hoàng đế tội lớn lắm" rồi đánh luôn hai bạt tai làm rách giấy bịt miệng.

Vì ông ta thay mặt hoàng đế mắng Lý Nhạc nên hoàng đế không bắt tội ông ta. Thực ra người đó là học trò của Lý Nhạc, trong tình thế khẩn cấp này đã dùng mẹo cứu thầy, đánh thầy để xé toang giấy bịt miệng. Nếu như ông ta can gián thẳng thắn thì không những không cứu được thầy mà còn mang vạ vào thân.

Phương pháp này được sử dụng cực kỳ xảo diệu. Lý Nhạc không hiểu được đạo lý "ôn hòa là ưu tiên" trong cuộc sống, kém xa học trò một khoảng cách lớn. Học trò đã biết đi vòng sửa đổi mệnh lệnh khắc nghiệt của vua, cứu thầy khỏi họa diệt thân.

Cần biết rằng truyền thống văn hóa nước ta rất coi trọng đi vòng. Nhà hài hước bậc thầy Lâm Ngữ Đường đã tổng kết người Trung Quốc (đặc biệt người đọc sách) cầu người làm việc giống như văn bát cổ vậy. Người Trung Quốc không giống người Tây Dương hỏi thẳng "ông đến có việc gì cho như vậy là không tao nhã. Nếu hỏi khách lạ như thế lại càng là mạo muội. Người Trung Quốc gặp nhau trò chuyện rất văn vẻ, có dáng dấp ưu mỹ của văn bát cổ, không những có phong cách đẹp mà còn có kết cấu chặt chẽ, có thể chia làm 4 đoạn.

Đoạn thứ nhất là hàn huyên, bàn thời tiết. Nào "quí tính, đại danh, ngưỡng mộ lâu rỗi, hân hạnh và thời tiết hôm nay dễ chịu". Lâm Ngữ Đường gọi đó là giai đoạn khí tượng học, tác dụng chủ yếu là "trước yên vị sau định tình" tức nối mạng tình cảm. Trong thực tế cuộc sống những vấn đề đó quả có tính chung, không làm mếch lòng ai.

Đoạn thứ hai là kể chuyện cũ, hồi tưởng những tình cảm xưa. Như vậy đã dấn sâu một bước từ lĩnh vực chung chung cho mọi người sang lĩnh vực riêng tư, đó là quá trình thâm nhập. Lâm Ngữ Đường gọi đùa là giai đoạn sử học. Có thể là con cháu cùng học một trường, có thể là anh ở phố này, tôi ở phố nọ, từ đó tình cảm dần dần hòa hợp. Nếu như cả hai người từng ở trường đại học Bắc Kinh, từng biết các thầy như Chí Ma, Thích Chi, Sự Hồng Minh, Lâm Cầm Nam. thì càng thân thiết hơn. Thực hiện tốt giai đoạn này thì cảm tình đôi bên thực sự hòa hợp.

Đoạn thứ ba là bàn luận thời sự, phát biểu quan điểm. Đó là giai đoạn chính trị học. Cảm tình đã hòa hợp thanh thế dần dần cao, đến đó có thể nắm tay xuất kích bàn luận quốc sự như vận nước an nguy, đánh giá nhân vật lịch sử v.v.Hoặc như đã từng nghe Tôn Trung Sơn diễn thuyết năm Quang Tự thứ 3 mà đến nay đã là năm

Dân Quốc thứ 29, kể ra đã 33 năm rồi, đó gọi là 33 năm theo Tôn Trung Sơn. Làm tốt giai đoạn này thì cảm tình đã chín muồi, khí thế hừng hực, thậm chí hận đã gặp nhau quá muộn, sẵn sàng cùng nhau chiến đấu. Đến đó đã là tuyệt cảnh có thể chọn thời cơ bàn việc muốn bàn. Như thế đã chín muồi để bước vào giai đoạn thứ tư.

Đoạn thứ tư gọi là giai đoạn kinh tế học, nhờ người giúp "việc mọn". Có thể đứng dậy ôm mũ, nghiêng mình thưa: Giờ tôi có chút việc mọn muốn phiền ngài. Chẳng phải ngài quen biết ông X sao? Ngài có thể viết thư giới thiệu tôi chăng? Đoạn này phải tự nhiên, tỏ vẻ không ràng buộc, không làm cho đối phương cảm thấy áp lực rất lớn như thiếu món nợ tình cảm nào đó. Phải thuận theo diễn biến trước đó mà hạ bút kết thúc toàn văn.

2. Ba kỹ xảo tiếp cận

Trước hôm thủ tướng Chu Dung Cơ thị sát Đài truyền hình trung ương một hôm, những người lãnh đạo Đài bảo người chủ trì tiết mục là Kính Nhất Đan phải tìm cách xin thủ tướng viết lời lưu niệm. Kính Nhất Đan vừa hớn hở, vừa thấy khó khăn. Làm thế nào để đưa ra yêu cầu này cho thủ tướng?

Ngày hôm sau, thủ tướng Chu Dung Cơ có bộ trưởng bộ tuyên truyền Đinh Quan Căn tháp tùng đến Đài. Ông vào phòng phỏng vấn những vấn đề cấp bách, mọi người đang có mặt đều vỗ tay hoan hô, không khí náo nhiệt lẳn lên. Sau khi chào hỏi mọi người, thủ tướng ngồi vào chiếc ghế mà người chủ trì phỏng vấn thường ngồi, mọi người vây quanh ông, tranh nhau nói chuyện với thủ tướng. Một biên tập viên nói: "Trước đây tôi từng nghe nói người cầm lái có một trường sinh học đặc biệt. Hôm nay tôi thấy thủ tướng có trường này". Thủ tướng mỉm cười không tỏ ý tán thành hay không tán thành, trong phòng càng náo nhiệt, thân mật. Kính Nhất Đan cảm thấy đây là thời cơ tốt, một cơ hội hiếm hoi. Kính Nhất Đan bèn đến trước mặt thủ tướng nói: "Hôm nay hơn 20 người trong Phòng phỏng vấn những vấn đề cấp bách vây quanh thủ tướng chỉ là một phần mười cán bộ phòng". Thủ tướng nghe xong bèn nói: "Các anh lắm người thế" Kính Nhất Đan nói tiếp: "Đúng vậy, vì có nhiều vấn đề cấp thiết, hôm nay đa sô'anh chị em còn đi phỏng vấn. Ở bên ngoài rất gian khổ. Họ cũng rất muốn đến đây trực tiếp gặp thủ tướng nhưng lấy công tác làm trọng nên hôm nay họ không thể đến. Không biết thủ tưởng có thể để lại cho họ vài lời chăng? Kính Nhất Đan hết sức thành khẩn mềm mỏng, nói xong đem giấp bút đến trước mặt thủ tướng. Thủ tướng nhìn Kính Nhất Đan cười rồi vui vẻ cầm bút viết: "Dư luận giám đốc, quần chúng hầu thiệt, chính phủ kính giám, cải cách tiêm binh" (Dư luận đôn đốc, miệng lưỡi quần chúng, gương soi của chính phủ, lính đi đầu của cải cách). Thủ tướng viết xong, mọi người vỗ tay ầm ĩ, không khí vô cùng hưng phấn. Kính Nhất Đan đã đảo một vòng rất thích đáng, đáng khen. Yêu cầu viết chữ lưu niệm mà trước tiên đưa ra việc mọi người đi phỏng vấn hết sức gian khổ khiến cho thủ tướng không nhẫn tâm vô tình nên "mắc vào tròng", hơn nữa lời nói thành khẩn tha thiết cho nên cuối cùng đạt đến mục đích.

Nữ ky giả người ý nổi danh là Auriana Pharasi cũng dùng lối đi vòng này. Những câu phỏng vấn độc đáo mang tính khiêu khích sắc bén, giàu tính tấn công của bà được giới ký giả gọi là phong cách "cướp biển". Phương thức phỏng vấn quanh co khúc chiết của bà là một trong những pháp bảo thủ thắng của bà.

Kỹ xảo thử nhất: Đầu tiên tung một phần "thònglọng" ra.

Khi phỏng vấn tổng thống Nguy quyền Sài Gòn trước đây là Nguyễn Văn Thiệu, bà muốn Nguyễn Văn Thiệu bình luận về ý kiến cho ông ta là "người giàu có, hủ bại nhất ở miền Nam Việt Nam". Nếu trực tiếp đặt vấn dề, nhất định Nguyễn Văn Thiệu phủ định ngay. Pharasi chia vấn đề đó thành hai vấn đề liên quan nhau, hỏi vòng vèo mà đạt đến mục đích. Đầu tiên bà hỏi: "Có phải ngài xuất thân rất nghèo khó hay không? Nghe hỏi, Nguyễn Văn Thiệu động lòng liền kể lại gia cảnh khó khăn của mình. Sau khi được trả lời khẳng định, bà bèn hỏi: "Ngày nay ngài giàu có tột bực, có phải ngài có tài khoản ở ngân hàng và nhà cửa ở Thụy Sĩ Luân Đôn, Pan và

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#mrnga