80 ngày vòng quyanh thế giới - Tác giả: Jules Verne

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
lấy túi xách, cho người báo bà Aouda và nhờ đi tìm một cái kiệu.

Ra đến bến cảng, ông Fogg hay tin rằng tàu Carnatic đã rời bến từ chiều hôm trước.

Lúc đó một người đang chăm chú quan sát ông tiến lại gần. Đó là thanh tra Fix. Ông chào Fogg và nói :

- Ông đúng là hành khách của tàu Rangoon như tôi đấy chứ?

- Đúng vậy, thưa ông. - Phileas Fogg lạnh lùng đáp - Nhưng tôi không được hân hạnh...

- Xin lỗi ông, tôi tưởng tìm thấy người giúp việc của ông tại đây. Còn chuyện liên quan tới tôi thì tôi rất lấy làm thất vọng. Tàu Carnatic đã rời Hong Kong mười hai tiếng đồng hồ trước đây mà không báo trước cho ai cả, bây giờ phải đợi tám ngày nữa mới có chuyến tới.

Nói ra mấy lời này, Fix thấy lòng mừng khấp khởi.

Nhưng ông ta tưởng như bị trời giáng khi nghe Phileas Fogg lạnh lùng đáp.

- Nhưng hình như tại Hong Kong ngoài tàu Carnatic còn nhiều tàu khác cơ mà.

Ông Fogg đưa tay cho bà Aouda rồi đi về phía bến cảng tìm một con tàu sắp rời bến.

Mặc dù vẫn còn choáng váng, Fix cũng bước theo ông. Vậy là vận may dường như đã thật sự bỏ rơi người nó đã phục vụ đắc lực cho tới bấy giờ.

Trong ba tiếng đồng hồ, Phileas Fogg đi ngang dọc khắp cảng, nhưng ông vẫn không thấy một chiếc tàu nào thích hợp. Một anh thủy thủ bỗng nhiên tới gợi chuyện với ông trên cảng ngoài. Tên anh ta là John Bunsby.

- Có phải ngài tìm một chiếc tàu không? - Anh thủy thủ hỏi.

- Anh có một chiếc à?

- Đúng, thưa ngài, một chiếc tàu hoa tiêu, loại tốt nhất.

- Anh nhận đưa tôi tới Yokohama chứ?

Nghe câu nói, anh thủy thủ mở to mắt kinh ngạc hỏi.

- Ngài muốn đùa sao?

- Không, tôi phải có mặt tại Yokohama trễ lắm là ngày 14 để đáp tàu đi San Francisco.

- Rất tiếc, không thể được.

- Tôi trả cho anh mỗi ngày một trăm bảng và một món tiền thưởng hai trăm bảng nếu tôi đến kịp giờ.

Anh thủy thủ nhìn ra biển, anh đang bị giằng co giữa ước muốn được lĩnh một số tiền lớn và nỗi sợ phải mạo hiểm ở một nơi xa lắc.

- Thưa ngài, - Cuối cùng anh nói - tôi không thể liều tính mạng của tôi và người của tôi lẫn chính ông trong một chuyến vượt biển dài như vậy trên một chiếc tàu trọng tải hai mươi tonnô...

Fix thở một hơi dài.

- Nhưng có thể dàn xếp cách khác.

Fix hầu như nín thở.

- Sao? - Phileas Fogg hỏi..

- Bằng cách đi Nagasaki, cách một ngàn một trăm hải lý, hoặc chỉ tới Shangai thôi, cách tám trăm hải lý. Trong trường hợp sau, chúng ta không ra xa bờ biển Trung Quốc lắm, điều này là một thuận lợi lớn.

- Anh lái tàu à, tôi phải tới Yokohama để đáp tàu đi châu Mỹ cơ mà. - Phileas Fogg đáp lại.

- Nhưng tàu khách của San Francisco không đi từ Yokohama. Nó ghé ở đó cũng như ở Nagasaki, và cảng xuất phát của nó là Shangai, nó rời cảng này ngày II, lúc bảy giờ chiều. Vậy là chúng ta có bốn ngày trước mặt, thế cũng đủ, nếu biển lặng.

- Và anh có thể lên đường ngay?

- Trong một giờ nữa.

- Công việc đã thỏa thuận. Anh là chủ của chiếc Tankadère đấy chứ?

Phileas Fogg đưa trước cho anh hai trăm bảng và quay sang Fix :

- Nếu ông thấy thích nhân dịp này...

- Thưa ông, - Viên cảnh sát trả lời dứt khoát - tôi muốn xin ông ân huệ này.

- Nhưng còn chàng trai đáng thương ấy thì sao? - Bà Aouda nói, lo lắng vì sự mất dạng của Passepartout.

- Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể. - Người Anh đáp.

Phileas Fogg cung cấp dấu hiệu nhận dạng của người giúp việc cho Tòa lãnh sự Pháp cũng như văn phòng cảnh sát Hong Kong, và để lại một số tiền đủ để cho anh hồi hương.

Lúc ba giờ, tàu Tankadère đã sẵn sàng để chuẩn bị ra khơi.

Đó là một con tàu nho nhỏ buồm dọc, thon dài trong những đường ngấn nước của nó. Những lớp đồng sáng choang, boong tàu cọ sạch bóng cho thấy chủ nhân biết bảo quản nó trong tình trạng tốt nhất.

Đoàn thủy thủ gồm có John Bunsby và bốn người. Chính nhờ những chàng thủy thủ biết rành rẽ về biển này mà ông chủ tàu, một người đàn ông tuổi trạc bốn mươi lăm, mạnh khỏe, mắt sáng quắc, đã tạo được lòng tin với những con người nhút nhát nhất.

Khi Phileas Fogg và bà Aouda bước lên tàu, Fix đã có mặt ở đó..

Cuối cùng buồm được kéo lên, cờ nước Anh bay phấp phới trên mũi con tàu. Hành khách ngồi trên boong trong khi John Bunsby bước ra xa. Đón gió dưới cánh buồm hình thang, buồm mũi và những buồm tam giác, tàu Tankdère cưỡi trên sóng lướt tới.

Biển Trung Quốc nhiều sóng gió. Vào thời kỳ đó trong năm, đi ngược tới Shangai bằng một con tàu buồm dọc quả là điều táo bạo nhưng John Bunsby luôn tin tưởng vào chiếc Tankadère vẫn vượt biển một cách dễ dàng.

Đêm đến. Tuần trăng thượng huyền mới bắt đầu. Người lái tàu đã bố trí đèn hiệu trong khi Fix đang mơ màng nơi mũi tàu. Ông không thích nói chuyện với Fogg, người đã giúp đỡ ông. Fix có vẻ tin chắc ông này sẽ đi San Francisco ngay tức khắc. Ông ta đã băng qua ba phần tư địa cầu tới châu Mỹ để được yên tâm một cách chắc chắn tiêu sài số tiền triệu của ngân hàng sau khi đã đánh lừa cảnh sát. Liệu ông Fix có nên chịu thua con người đó không? Không, một trăm lần không.

Ông sẽ không rời lão ta nửa bước cho tới khi ông nhận được lệnh dẫn độ.

Dầu sao, một tình huống tốt đẹp đang xảy ra: Passepartout không còn ở bên ông chủ của anh ta nữa.

Vào nửa đêm, Phileas Fogg và bà Aouda bước xuống cabin. Fix đã vào đây trước họ và đang nằm dài nghỉ ngơi. Người lái tàu và các thủy thủ vẫn ở trên boong suốt đêm. Ngày hôm sau, mùng 8 tháng mười một, lúc mặt trời lên, con tàu đã đi được một trăm dặm, và trong suốt ngày hôm ấy nó đã ra xa hẳn bờ, nơi có các luồng hải lưu rất thuận lợi. Vào khoảng trưa, gió yếu đi phần nào. Người lái tàu cho giương buồm thượng hình tam giác, nhưng sau hai tiếng đồng hồ, người ta phải hạ chúng xuống, bởi gió đã mạnh lên trở lại.

Trong lúc đó tàu vẫn chạy nhanh. Trước món tiền thưởng hấp dẫn, tất cả đoàn thủy thủ đều hăng hái trong công việc. Rạng sáng, tàu Tankadère chạy vào eo biển Phước Kiến ngăn cách đảo Đài Loan với bờ biển Trung Quốc.

Biển ở vùng này rất nguy hiểm, đầy những xoáy nước hình thành từ các dòng đối lưu. Con tàu đã tốn sức quá nhiều. Phong vũ biểu báo sắp có một sự thay đổi không khí và mực thủy ngân dao động thất thường. Người ta cũng trông thấy biển dâng lên về phía đông nam thành những đợt sóng dài..

Người lái tàu thì thầm trong kẽ răng những điều khó hiểu.

Rồi bất ngờ anh xuất hiện bên người hành khách của mình :

- Tôi có thể nói hết mọi điều với ngài không? - Anh nói giọng nhỏ nhẹ.

- Vâng, xin mời. - Phileas Fogg đáp.

- Chúng ta sắp gặp một trận gió kinh hồn đây. Sắp có một cơn bão từ phía nam.

- Được thôi, cơn bão từ phía nam, nó sẽ đẩy chúng ta đi đúng hướng.

Linh cảm của John Bunsby không đánh lừa anh. Anh cho cuốn hết buồm và đưa các trục căng buồm lên boong. Người ta xếp lại sào căng buồm phụ và đóng chặt các cửa hầm tàu. Chỉ có một cánh buồm hình tam giác được kéo lên để giữ cho tàu xuôi theo gió. Vào khoảng tám giờ.

Một trận cuồng phong và mưa ập xuống con tàu.

Chỉ với một mảnh buồm nhỏ, tàu Tankadère bị hất tung như một chiếc lông.

Cứ vậy mà suốt ngày nó chạy về phía bắc, cuốn theo những đợt sóng kinh hoàng. Hai mươi lần nó suýt bị chìm trong những đợt sóng cao như núi dựng lên từ phía sau, nhưng tay lái vững vàng khôn khéo của người cầm lái đã tránh được tai họa. Fix đương nhiên trở nên gắt gỏng, và bà Aouda gan dạ thì nhìn đăm đăm vào người bạn đồng hành mà bà cảm phục vì sự bình tĩnh. Bà tỏ ra xứng đáng với ông và bà bất chấp dông bão. Còn đối với Phileas Fogg thì dường như trận bão cũng nằm trong dự định của ông.

Trong đêm, bão tố càng tới tấp. Sau khi tham khảo thủy thủ đoàn, John Bunsby tới bên ông Fogg và nói :

- Thưa ngài, tôi nghĩ chúng ta nên tấp vào một hải cảng nào gần đây nhất.

- Tôi cũng nghĩ vậy, tôi chỉ biết có một hải cảng là Shangai thôi.

Người cầm lái lúc đầu không hiểu được câu trả lời này, không thấy hết sự bướng bỉnh và sự gan lì thể hiện trong đó. Rồi anh kêu lên :

- A, đúng rồi. Ngài có lý. Shangai!

Và con tàu điềm nhiên hướng về phía bắc.

Đêm thật sự khủng khiếp, nhưng con tàu bé nhỏ buồm dọc vẫn không đổ ụp.

Tới sáng hôm sau, bão tố vẫn nổi lên điên cuồng. Nhưng hướng đông nam, gió đã lặng.

Ngày hôm sau, John Bunsby có thể quả quyết rằng họ chỉ còn cách Shangai một trăm hải lý..

Tàu căng đầy buồm. Người ta muốn tới nơi bằng mọi giá. Trừ Phileas Fogg, mọi người đều nôn nóng. Con tàu buồm dọc phải giữ tốc độ trung bình chín hải lý một giờ và gió đã dịu đi.

Đến sáu giờ, John Bunsby tính chỉ còn mười hải lý là tới sông Shangai, bởi chính thành phố ở phía trên cửa sông cách ít lắm cũng phải mười hai hải lý.

Đến bảy giờ, họ hãy còn cách ba hải lý.

Người lái tàu bật ra một lời nguyền rủa bởi món tiền thưởng hai trăm bảng dĩ nhiên là sắp vuột khỏi tay anh rồi. Anh nhìn ông Fogg. Ông vẫn thản nhiên như không, vậy mà lúc này đây trọn cơ nghiệp của ông như đang trong một trò đùa.

Đúng lúc đó, một vật gì hình thoi dài và đen, trên có một cuộn khói, xuất hiện sát mặt nước. Đó là chiếc tàu khách của Mỹ đang ra khơi vào giờ quy định.

- Tai họa! - John Bunsby kêu lên và đẩy cần bánh lái ra.

- Tín hiệu! - Phileas Fogg chỉ ra lệnh có vậy.

Một khẩu đại bác nhỏ bằng đồng được đặt ở mũi tàu Tankadère. Nó đã được nạp đạn đầy ăm ắp, nhưng đúng vào lúc người cầm lái sắp sửa đặt vào đó một hòn than đỏ rực thì có tiếng hô :

- Cờ rủ! - Ông Fogg nói.

Lá cờ được kéo tới nửa cột cờ. Đó là một dấu hiệu nguy khốn.

- Bắn! - Phileas Fogg nói.

Tiếng nổ của khẩu đại bác nhỏ bằng đồng vang lên trong không khí.

Xem tiếp chương 6

Jules Verne

Chương 6 Những anh hề của ngài Batulcar

Tàu Carnatic đã rời Hong Kong ngày 6 tháng mười một. Hai cabin ở đuôi tàu vẫn trống người, đó là hai cabin được giữ trước dành cho ông Phileas Fogg.

Sáng hôm sau, những người nơi mũi tàu có thể trông thấy một hành khách với đôi mắt đờ đẫn và dáng đi không vững đang loạng choạng bước ra khỏi khu vực của người đi vé hạng nhì.

Người hành khách đó là Passepartout. Sau đây là những gì đã xảy ra.

Một chập sau khi Fix rời phòng hút thuốc lá, hai chàng thanh niên đã đặt Passepartout nằm trên một chiếc giường dành cho những người nghiền thuốc phiện. Nhưng ba giờ sau, chàng trai thức giấc và ra sức chống lại tác dụng của thuốc ngủ đang làm cho anh tê mê. ý thức về bổn phận phải hoàn tất công việc tác động anh tới đờ đẫn.

Anh loạng choạng, té ngã rồi lại đứng lên. Anh bước ra ngoài và kêu vang như trong giấc mơ :

Tàu Carnatic!

Con tàu khách đang nằm đó, sẵn sàng rời cảng. Passepartout phóng lên chiếc cầu di động, vượt qua cửa tàu và ngã xuống ở mũi tàu, không hay biết gì nữa.

Vốn đã quen với những cảnh tượng này, vài thủy thủ cho anh xuống cabin hạng nhì, và Passepartout chỉ thức giấc vào sáng ngày hôm sau, ở ngoài khơi nằm cách đất liền Trung Quốc năm mươi hải lý.

Đó là lý do tại sao sáng hôm ấy anh có mặt trên boong tàu Carnatic. Anh bắt đầu tập trung tư tưởng. "Mình đã say sưa đến tồi tệ. Ông Fogg sẽ nói sao đây? Dầu sao mình đã không lỡ chuyến tàu và đây là điều chính yếu". Rồi anh nghĩ tới Fix: "Với con người đó, hy vọng rằng đã tống khứ được ông ta rồi. Một thanh tra cảnh sát theo dõi ông chủ của mình bị cáo buộc về tội ăn trộm! Ông Fogg mà là một tên trộm thì mình phải là một tên sát nhân!" Liệu mình có nên kể lại những chuyện này cho ông chủ không? Chờ ông ấy về tới Luân đôn để cùng cười với ông về chuyện này không tốt hơn sao? Điều quan trọng bây giờ là gặp ông.Fogg và xin lỗi ông ấy về thái độ quá đáng của mình.

Nghĩ thế, chàng trai đúng mực lần mò tới đuôi tàu. Anh bước xuống phòng khách: ông Fogg không có ở đây. Passepartout chỉ còn cách hỏi viên quản lý trên tàu rằng ông chủ của anh đang ở cabin nào. Viên quản lý đáp rằng ông ta không biết hành khách nào có tên đó.

Passepartout dò xem danh sách hành khách.

Tên của ông chủ anh không có trong đó.

Anh buông mình rơi phịch xuống một chiếc ghế bành. Rồi bỗng nhiên, anh nhớ lại rằng tàu Carnatic đã khởi hành sớm hơn giờ ấn định, rằng anh lẽ ra phải báo cho ông chủ anh biết và anh đã không làm được điều đó. Vậy thì đó là lỗi của anh, nếu ông Fogg và bà Aouda lỡ chuyến tàu.

Lỗi của anh thì đúng rồi nhưng còn thêm lỗi của con người hiểm độc muốn giữ chân ông chủ anh tại Hong Kong nên đã làm cho anh say sưa.

Bởi anh biết thủ đoạn của Fix. Và giờ đây ông Fogg chắc chắn đã bị bắt, đã bị bỏ tù, có thể...

Nghĩ tới đây, anh vò đầu bứt tóc bối rối.

Sau một hồi vật vã, Passepartout lấy lại bình tĩnh và xem xét hoàn cảnh không mấy vui vẻ của mình. Anh chàng người Pháp đang trên đường tới Nhật Bản, tiền nong cho chuyến đi và việc ăn uống đều đã được chi trả trước, nhưng rồi sau đó sẽ ra sao?

Túi anh trống rỗng. Không có tới một xu!

Ngày 13, vào buổi sáng lúc nước triều lên, tàu Carnatic cặp bến cảng Yokohama. Nó đậu gần con đê chắn sóng giữa nhiều tàu bè thuộc mọi quốc gia.

Chẳng hứng thú gì, Passepartout đặt chân lên vùng đất kỳ lạ này của con cháu Thái dương Thần nữ.

Anh không biết làm gì hơn là đi lang thang trên các con đường của thành phố.

Sáng ngày hôm sau bụng đói meo anh tự nhủ bằng mọi giá phải tìm cái gì ăn. Với chàng trai trung hậu, bấy giờ là lúc thuận lợi nhất để sử dụng giọng ca chắc khỏe, nếu không nói là du dương, mà thiên nhiên đã phú cho anh. Anh biết vài ca khúc của Pháp và Anh mà chắc hẳn người Nhật phải tán thưởng nhưng có lẽ hãy còn quá sớm để tổ chức một buổi ca nhạc. Vậy là chàng trai quyết định chờ và trong khi bước chậm rãi, anh nghĩ ra rằng dường như anh ăn mặc quá tươm tất so với một nghệ sĩ lang thang, và anh nghĩ tới việc đổi quần áo của mình lấy một bộ đồ thải phù hợp với hoàn cảnh của anh. Passepartout đến một tiệm buôn đồ cũ và sau đó anh bước ra trong một chiếc áo dài Nhật Bản cũ kỹ, đầu vấn khăn sọc. Bù lại anh còn được mấy đồng tiền lẻng xẻng trong túi.

Anh đi về phía cảng để xem những con tàu khách sắp rời bến đi châu Mỹ.

Anh tính tìm việc trong vai trò người nấu ăn hoặc giúp việc, chỉ mong nhận được thù lao đủ trang trải cho chuyến đi và việc ăn uống, nhưng khi tới gần bến cảng, anh lại thấy dự định của mình càng lúc càng có vẻ thiếu thực tế. Ăn mặc kiểu này thì ai tin được anh? Anh có giấy tờ gì chứng minh đâu?

Trong lúc nghĩ ngợi, anh chợt nhìn vào một tấm áp phích mà một anh hề mang đi quảng cáo trên các đường phố.

"Đoàn xiếc nhào lộn Nhật Bản của ngài William Batulcar.

Những buổi trình diễn cuối cùng trước khi lên đường đi Hiệp chủng quốc của những người Mũi dài.

Dưới sự bảo hộ trực tiếp của thần Tingou".

- Công việc của mình đây rồi! - Passepartout kêu lên.

Anh theo chân người - Áp phích, và mười lăm phút sau anh dừng bước trước một cái nhà bạt to, xung quanh cắm những lá cờ đuôi nheo.

Đó là nhà hát của ngài Batulcar, giám đốc của một đoàn nghệ sĩ xiếc, tung hứng, nhào lộn và pha trò.

Passepartout bước vào và xin gặp ông Batulcar.

Đích thân ông này hỏi :

- Anh cần gì?

- Ông có cần một người giúp việc không? - Passepartout hỏi.

- Một người giúp việc à? - Người đàn ông vừa kêu lên vừa vuốt chòm râu màu muối tiêu -Tôi đã có hai người giúp việc, vâng lời, trung thành, nhưng chẳng nên tích sự gì cho tôi cả. Và họ đây, ông tiếp lời và chỉ cho Passepartout thấy hai cánh tay chắc khỏe chằng chịt những đường gân.

- Được đấy! Chuyện đó hợp với tôi lắm.

- À, vậy sao, - Ngài Batulcar nói - anh là người Nhật. Tại sao anh ăn mặc thế này?

- Tôi ăn mặc theo cách tôi có thể ăn mặc được.

- Thế anh là người Pháp hả?

- Đúng, một người Paris chính cống.

- Vậy anh phải biết nhăn mặt làm trò chứ?

- Biết, nhưng không hơn người Mỹ.

- Tôi có thể nhận anh trong vai hề. Anh biết không, anh bạn, tại Pháp người ta thích phô trương những anh hề nước ngoài và ở nước ngoài là những anh hề Pháp. Và anh có biết hát, đầu lộn trồng cây chuối xuống đất, với một con quay trên gan bàn chân trái và giữ thăng bằng một thanh kiếm trên gan bàn chân phải không?

- Đương nhiên! - Passepartout đáp và nhớ lại những bài tập đầu tiên thời niên thiếu của mình.

Hợp đồng được ký kết ngay tức thì. Cuối cùng Passepartout cũng tìm được một việc làm.

Việc này thật đáng mừng, nhưng trước tám ngày, hẳn anh phải lên đường đi San Francisco.

Trước ba giờ, khán giả đã vào kín cả nhà bạt to. Toàn bộ dàn nhạc gồm chiêng, cồng, sáo, trống con và trống lớn đang chơi một cách cuồng nhiệt.

Những màn biểu diễn nhào lộn, thăng bằng nối tiếp nhau một cách thành công.

Nhưng sự lôi cuốn chủ yếu của buổi trình diễn là màn biểu diễn của những chàng Mũi Dài mà châu Âu vẫn chưa biết tới.

Ăn mặc như những vị anh hùng thời Trung cổ, họ mang một đôi cánh lộng lẫy nơi vai, nhưng điều đặc biệt là họ mang những cái mũi bằng tre, dài năm hoặc sáu piê, có cái thẳng, có cái cong.

Và ngay trên những cái mũi tre đó diễn ra những tiết mục của họ. Khoảng mươi mười hai người trong số những con người ngưỡng vọng thần Tin-gou và những người bạn của họ đến vui đùa nhảy nhót trên những cái mũi dựng đứng như cột thu lôi của họ và bay lượn trên đó với một sự nhanh nhẹn khó tin.

Để kết thúc người ta báo sẽ thực hiện màn tháp người trong đó khoảng năm mươi chàng Mũi Dài sẽ thể hiện chiếc "xe của Yagernant".

Nhưng một trong những người tạo nên nền tảng của chiếc xe đã rời đoàn, và bởi người ta chỉ cần một người khỏe mạnh và khéo léo, nên Passepartout đã được chọn để thay cho người đó.

Hẳn chàng trai cảm thấy mình thật thảm hại khi khoác bộ trang phục đặc biệt của mình và một cái mũi dài sáu piê gắn chặt vào mặt. Nhưng cuối cùng, cái mũi đó chính là đồ nghề kiếm ăn của anh.

Passepartout bước ra sân khấu, nằm dài xuống sàn cùng với các đồng nghiệp của anh.

Một nhóm những người biểu diễn động tác thăng bằng khác đến nằm trên những phần phụ đó, một nhóm thứ ba ở trên, một nhóm thứ tư, và trên những cái mũi chỉ chạm tới bằng đầu nhọn của chúng, một tòa nhà bằng người sau đó cứ cao lên tới tận màn phong. Nhưng khi tiếng vỗ tay gia tăng, nhạc nổi lên vang lừng như tiếng sấm, bỗng sự thăng bằng bị phá vỡ, và cái tháp đổ nhào.

Đó là lỗi của Passepartout đã rời bỏ vị trí, nhảy qua hàng đèn chiếu và ngã quỵ dưới chân một khán giả đồng thời kêu lên :

- A, ông chủ, ông chủ.

- Anh đấy à?

- Dạ tôi đây.

- Nào, hãy ra tàu ngay, chàng trai!

Ông Fogg, bà Aouda theo sau ông, và Passepartout bước ra khỏi nhà bạt qua các hành lang. Nhưng tại đó, họ gặp ngài Batulcar đang giận dữ và đòi bồi thường thiệt hại và quyền lợi cho sự "đỗ vỡ". Phileas Fogg xoa dịu cơn thịnh nộ của ông ta bằng cách ném cho ông một nắm giấy bạc. Và vào sáu giờ rưỡi, đúng lúc phải lên đường, ông Fogg và bà Aouda đặt chân lên tàu khách Mỹ, theo sau có Passepartout vẫn với đôi cánh sau lưng và, trên mặt, cái mũi dài sáu piê kia.

Những gì xảy ra trên đường đến Shangai, chúng ta đã biết. Tàu khách Yokohama đã nhận ra tín hiệu của tàu Tankadère. Trông thấy lá cờ rủ, viên thuyền trưởng đã cho tàu chạy về phía con tàu nhỏ buồm dọc. Về phần John Bunsby, ông Fogg đã tặng cho anh một món tiền kha khá lên tới năm trăm năm mươi bảng.

Vì sao ông Fogg đã tìm được Passepartout?

Sự việc là như thế này: Sáng ngày 14 tháng mười vào giờ quy định, Phileas Fogg đã đuổi kịp tàu Carnatic và tại đây ông được biết rằng anh chàng người Pháp Passepartout đã đến Yokohama vào hôm trước. Ông bắt đầu đi tìm người giúp việc của mình ngay. Sau khi hoài công đi khắp các con đường trong thành phố, một linh cảm đưa ông vào nhà bạt của ngài Batulcar. Chúng ta đã biết điều gì xảy ra..

Khi kể về những cuộc phiêu lưu của mình, chàng trai không nhắc gì tới Fix, anh chỉ nhận lỗi và xin ông Fogg tha thứ vì đã bị bắt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net