Á Châu huyền bí-Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần 1

Chương 1

Cuộc Gặp Gỡ Đầu Tiên Với Các Vị Chân Sư

Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.

Để kiểm điểm tập du ký này, tôi đã dùng mất nhiều thời giờ cũng dài bằng cái thời gian dành cho cuộc khảo cứu. Thật vậy, các Chân Sư nằm rải rác trên vùng lục địa rộng lớn, và những cuộc sưu tầm về đạo lý của chúng tôi diễn ra trên một phần lớn các xứ Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.

Phái bộ sưu tập của chúng tôi gồm mười một nhà khoa học nỗi lạc, đã từng dành một phần lớn cuộc đời mình cho những công trình sưu khảo. Chúng tôi đã tập thói quen không chấp nhận bất cứ chuyện gì mà không có sự phối kiểm chặt chẽ trước khi nhìn nhận việc ấy là đúng với sự thật. Khi đến tận nơi, chúng tôi hoàn toàn là những kẻ hoài nghi. Nhưng bận về, chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục và tin tưởng đến nỗi ba người trong nhóm chúng tôi đã trở lại chỗ cũ, quyết định ở lại cho đến khi họ có thể sống cuộc đời của các Chân Sư và thực hiện những công trình giống như của các ngài.

Những vị cao cả đã đem đến một sự giúp đỡ lớn lao trong công việc sưu tầm của chúng tôi, luôn luôn yêu cầu chúng tôi chỉ nhắc đến các ngài bằng những tên giả tạm, trong trường hợp chúng tôi viết hồi ký. Tôi sẵn lòng tuân theo ý muốn của ngài. Tôi chỉ tường thuật lại những việc đã phối kiểm, và dùng những danh từ hay những thành ngữ của chính những nhân vật mà chúng tôi đã gặp gỡ và sống chung hằng ngày trong cuộc hành trình này.

Trong số những điều kiện tiên quyết được đặt ra cho sự hợp tác giữa chúng tôi với các ngài, có điều này bắt buộc chúng tôi phải tuân theo: Chúng tôi phải chấp nhận như một sự thật mọi việc gì xảy ra mà chúng tôi đã chứng kiến tận mắt. Chúng tôi không được đòi hỏi một sự giải thích nào trước khi đã đi sâu vào bên trong của một vấn đề, đã nhận được những lời chỉ giáo của các ngài, đã sống quan sát cuộc đời hàng ngày của các ngài. Chúng tôi phải đi theo các Chân sư, sống với các ngài, và tự mình quan sát mọi sự. Chúng tôi có quyền ở lại với các ngài bao lâu tùy ý, hỏi bất cứ điều gì, và đi sâu vào mọi vấn đề tùy ý muốn, rồi tự mình rút lấy những kết quả đã thu lượm được. Sau đó, chúng tôi được tự do quyết định rằng những điều chúng tôi đã nhìn thấy là sự thật hay ảo ảnh.

Các ngài không bao giờ tìm cách ảnh hưởng đến sự xét đoán của chúng tôi bất cứ về vấn đề gì. Các ngài luôn luôn nghĩ rằng nếu chúng tôi quan sát chưa đúng mức để có được sự tin tưởng hoàn toàn, thì các ngài không mong ước chúng tôi phải tin. Tôi cũng hành động y như vật đối với quý vị độc giả, và để cho độc giả có quyền tự do hay không tin những chuyện kể lại sau đây, tùy sở thích của mỗi người.

Chúng tôi đã sang Ấn Độ được chừng hai năm, và hằng ngày theo dõi những công việc sưu tầm, thì một ngày nọ tôi gặp vị Chân sư mà tôi xin mệnh danh là "Tuệ Minh". Ngày ấy tôi đang đi dạo chơi đi qua các đường trong thành phố, thì thấy có một đám đông làm cho tôi chú ý. Một đám quần chúng đang vây chung quanh một người thuật sĩ, thuộc loại các nhà đạo sĩ đi ra bày trò ảo thuật mà bên xứ này có rất nhiều. Tôi bước đến gần nhà và ngay lúc đó tôi nhận thấy ở bên tôi một người đã trọng tuổi, với một phong độ khác thường, hẳn là không giống những người khác trong đám đông.

Người ấy nhìn tôi và hỏi và tôi sang Ấn Độ đã được bao lâu. Tôi đáp:

- Độ chừng hai năm.

Người ấy hỏi tiếp:

- Ông ấy là người Anh?

Tôi đáp:

- Không, tôi là người Mỹ.

Ngạc nhiên và thích thú mà gặp một người nói được tiếng mẹ đẻ của mình, tôi mới hỏi người nghĩ sao về cuộc biễu diễn của người thuật sĩ. Người ấy đáp:

- À! Ở xứ này thường vẫn có những cuộc biểu diễn như thế. Người ta gọi họ là thuật sĩ, đạo sĩ hay pháp sư, cái đó tùy. Nhưng ở đằng sau những trò ảo thuật đó, có ẩn dấu một thiểu số người biết được mà thôi. Có ngày người ta sẽ nhận thấy cái hay của các trò ảo thuật đó. Nhưng điều mà ông nhìn thấy chỉ là cái ảo ảnh của sự thật nguyên thủy. Việc đó đã từng gây lên nhiều tranh luận, nhưng các nhà tranh luận dường như chưa bao giờ nắm vững sự thật. Tuy nhiên, hẳn là phải có một sự thật ở đằng sau những cuộc biểu diễn đó.

Đến đây, chúng tôi chia tay từ biệt nhau và thỉnh thoảng mới gặp nhau trở lại trong bốn tháng sau đó. Kế đó, nhóm khoa học gia chúng tôi gặp phải một vấn đề khó khăn nó gây cho chúng ta nhiều nỗi lo âu quan trọng. Vài ngày sau đó, tôi gặp lại Tuệ Minh. Người hỏi lý do những sự lo âu của tôi và nói với tôi về cái vấn đề khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải. Tôi lấy làm ngạc nhiên, vì tôi chắc rằng không ai có thể biết gì ngoài vấn đề này ngoài ra nhóm thiểu số chúng tôi. Người có vẻ thông thạo về tình hình của chúng tôi đến nỗi tôi có cảm rằng người biết rõ tất cả vấn đề. Vì lẽ vấn đề ấy đã không còn là một điều bí mật nữa, nên tôi thấy không có hại gì mà nói ra một cách tự nhiên, và đó là điều mà tôi đã làm. Khi đó, Tuệ Minh mới nói với tôi rằng người cũng biết ít nhiều về việc ấy và cố gắng giúp đỡ chúng tôi.

Một hai ngày sau đó, mọi việc đều được giải quyềt thỏa đáng, và mọi sự lo âu cũng đã tiêu tan. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên, nhưng không bao lâu việc ấy đã lui dần vào trong quên lãng và chúng tôi không còn nghĩ đến nữa. Những vấn đề khó khăn khác lại xuất hiện, và tôi thường có thói quen đem ra bàn luật một cách thân mật với Tuệ Minh. Dường như mọi nỗi khó khăn của chúng tôi liền biến mất khi tôi vừa đem ra giải quyết với người khách lạ.

Tôi bèn giới thiệu các bạn tôi cho Tuệ Minh, nhưng tôi không hề nói gì với họ về nhân vật lạ lùng này. Vào thời kỳ đó, tôi đã đọc nhiều sách do ngài chọn, lựa, nói về những truyền thống của nền văn minh Ấn Độ, và tôi đã hoàn toàn tin tưởng rằng một vị Chân sư. Sự tò mò của tôi đã bị kích thích, và sự thích thú của tôi ngày càng tăng thêm.

Một buổi trưa chúa nhật, tôi cùng đi dạo với đức Tuệ Minh trên một cánh đồng, thình lình ngài chỉ cho thấy một con bồ câu đang bay lượn trên đầu chúng tôi. Tuệ Minh nói rằng con bồ câu đang tìm kiếm ngài. Ngài bèn đứng yên một chỗ không cử động, và con bồ câu liền đáp xuống đậu trên một cánh tay của ngài đưa ra. Đức Tuệ Minh nói rằng con chim này đem đến cho ngài một thông điệp của người em trai hiện đang sống ở miền bắc Ấn. Người này cũng là một vị cao sĩ cùng phái, nhưng chưa đạt tới trình độc tâm thức siêu đẳng để có thể tiếp xúc với ngài bằng thần giao cách cảm. Bởi vậy, người mới phải dùng đến phương tiện giao thông này. Về sau, chúng tôi mới biết rằng các các đấng Chân Sư có quyền năng thần giao cách cảm trực tiếp với nhau cấp thời bằng phương pháp di chuyển tư tưởng; các ngài còn cho biết rằng phương pháp này sử dụng một năng lực còn tế nhị tinh anh hơn là điện khí hay vô tuyến điện.

Tôi bắt đầu đưa ra những câu hỏi. Đức Tuệ Minh chứng minh cho tôi thấy rằng ngái có thể kêu giọi loài chim đến với ngài và điều khiển hướng bay của chúng, rằng các loại bông hoa, thảo mộc nghiên về phía ngài khi ngài đi qua, và các loài thú dữ đến gần ngài mà không sợ sệt. Có lần ngày phân rẽ hai con sơn cẩu đang tranh mồi và cấu xé lẫn nhau. Khi ngài bước đến gần, chúng nó bèn thôi không cắn nhau nữa, nằm đặt xuống cái đầu chúng một cách đầy tin tưởng trên hai bàn tay ngài đưa ra, rồi mỗi con lại tiếp tục ăn phần thịt của mình một cách ôn hòa. Ngài lại còn bắt lấy một con đưa cho tôi cầm trên hai tay.

Sau đó ngài nói:

- Cái Phàm Ngã hữu hình hữu loại không thể làm được những việc này, mà đó là cái Chân Ngã thâm diệu hơn, cái mà anh gọi là Thượng Đế. Đó chính là Thượng Đế toàn năng ngự trong tôi, và trong tất cả muôn loài, chính ngài biểu hiện xuyên qua tôi để làm những việc ấy. Do tôi, do cái Phàm Ngã hữu loại của tôi, tôi không thể làm gì được. Tôi phải hoàn toàn gạt vỏ cái phàm ngã bên ngoài, để cho cái Chân Ngã bên rong tự biểu lộ vàhành động. Bằng cách phát biểu toàn vẹn tình Bác Ái của thượng Đế, tơi có thể làm những điều mà anh ta đã thấy. Bằng cách để cho tình Bác Ái biểu lộ xuyên qua mình và ban rãi cho tất cả chúng sinh muôn loài, ta sẽ cảm hoá được thú dữ và không một tai họa nào có thể đến với ta nữa.

Vào thời kỳ đó, tôi thụ huấn hằng ngày về đạo lý với đức Tuệ Minh. Có khi ngài thình lình xuất hiện trong phòng tôi, dẫu rằng tôi đã khoá cửa lại cẩn thận. Lúc đầu, việc này làm cho tôi hoang mang bỡ ngỡ, nhưng không bao lâu tôi thấy rằng ngài coi sự thông cảm của tôi về đó như là một chuyện đương nhiên. Tôi đã quen với những cách xử sự của ngài với tôi mở cửa cho ngài ra vào tự do. Sự tin cậy của tôi có thể làm cho ngài hài lòng. Tôi không thể hiểu tất cả những lời dạy của ngài và cũng không thể hoàn toàn chấp nhận những lời dạy đó, dẫu rằng tôi đã chứng kiến nhiều sự việc lạ lùng ở phương Đông, tôi cũng không bao giờ có thể chấp nhận mọi việc ngay lập tức. Tôi phải trải qua nhiều năm suy tư thiền định để nhận thức được ý nghĩa tâm linh sâu xa về cuộc đời của các đấng Chân Sư.

Các Chân Sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng năng lực của tình thương che chở các ngài. Các ngài nuôi dưỡng tình Bác Ái đến mức độ làm cho muôn loài trong cõi thiên nhiên đều cảm mến và trở nên thân thiện với các ngài. Loài rắn và thú dữ cắn chết hàng ngàn người mỗi năm ở Ấn Độ. Nhưng các Chân Sư biểu lộ tình Bác Ái bao la từ trong nội tâm các ngài đến mức nào làm cho loài rắn và thú dữ đều trở lên vô hại.

Đôi khi các ngài sống trong những vùng rừng thiêng nước độc, hoang vu hẻo lánh nhất. Đôi khi các ngài cũng nằm phơi mình trước cổng một làng để che chở làng ấy khỏi những tàn phá của thú dữ. Sau đó các ngài đứng dậy đi an toàn và làng ấy được bình yên vô sự. Trong trường hợp cần thiết, các ngài đi trên mặt nước, đi trên lửa đỏ, đi ngao du trong cõi vô hình, và làm nhiều việc lạ lùng khác mà chúng ta cho là nhiệm mầu, và chỉ có những người có quyền phép thần thông mới có thể làm được.

Có một sự giống nhau lạ lùng giữa cuộc đời và giáo lý của đức Jesus với cuộc đời và giáo lý mà đấng Chân Sư từng nêu gương cho chúng ta hằng ngày. Người ta cho rằng con người không thể nào lấy bánh mì trực tiếp từ kho Tiên Thiên Khí tự nhiên của Trời Đất, thắng đoạt Tử Thần, và làm những phép lạ như Đức Jesus đã làm trong kiếp hóa thân của ngài. Các đấng Chân Sư vẫn thường làm những việc ấy. Tất cả các ngài cần dùng hàng ngày, như đồ thực vật, áo quần và tiền bạc, các ngài đều rút lấy từ trong khoTiên Thiên Khí tự nhiên. Các ngài đã thắng đoạt sự chết và có nhiều vị trong các ngài sống đã trên năm trăm năm. Chúng tôi có đủ bằng chứng quyết định do những tài liệu riêng của các ngài cung cấp. Vài môn phái ở Ấn Độ dường như xuất xứ từ giáo lý Huyền Môn của các ngài. Các Chân Sư chỉ gồm có một thiểu số rất ít ở Ấn Độ. Bởi đó, số đệ tử của các ngài lẽ ra là tất nhiên rất có giới hạn. Nhưng các ngài có thể tiếp xúc với một số rất nhiều đệ tử trong cõi vô hình. Dường như phần lớn công việc của các ngài là hoạt động trong cõi vô hình để giúp đỡ các linh hồn thụ cảm đối với giáo lý Huyền Môn.

Giáo lý của Chân Sư Tuệ Minh là nền tảng của công việc mà chúng tôi sẽ thực hiện nhiều năm về sau, trong cuộc hành trình lần thứ ba của chúng tôi sang các xứ ấy. Cuộc hành trình này kéo dài đến ba năm rưỡi, trong thời gian đó chúng tôi luôn luôn sống chung với các đấng Chân Sư, cùng di chuyển khắ nơi với các ngài, cùng quan sát cuộc đời và công việc hằng ngày của các ngài ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.

Chương 2

Ý Nghĩa Ngày Lễ Giáng Sinh

Cuộc hành trình lần thứ ba của chúng tôi có mục đích sưu tầm về đạo lý. Trước ngày lên đường, các đoàn viên chúng tôi họp tại Potal, một làng nhỏ Ấn Độ Ở một nơi hẻo lánh. Tôi đã viết thư báo tin trước cho đức Tuệ Minh rằng chúng tôi sắp đến, nhưng không nói gì về mục đích cuộc hành trình có bao nhiêu người đi. Khi đến nơi chúng tôi vô cùng ngạc nhiên mà thấy đức Tuệ Minh và các cộng sự viên đã chuẩn bị sẵn cho toàn bộ phái đoàn và biết rõ các kế hoạch của chúng tôi từng chi tiết. Đức Tuệ Minh đã từng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều ở miền Nam Ấn, nhưng từ giờ phút này trở đi thì sự trợ giúp của ngài không sao kể hết. Tất cả sự thành công của cuộc hành trình đều mà do nơi ngài mà có, và cũng nhờ các linh hồn cao quý mà chúng tôi gặp gỡ giữa đường.

Chúng tôi đến Potal, khởi điểm của cuộc hành trình, chiều ngày Hai mươi hai tháng Mười hai năm 1894. Ngày lên đường, cũng là ngày đáng ghi nhớ nhất trong đời chúng tôi, là sáng ngày lễ Giáng Sinh. Tôi không bao giờ mà quên lời mà đức Tuệ Minh nói với chúng tôi sáng ngày hôm ấy. Tuy rằng ngài không tự hào có một nền học vấn của người Anh và không hề rời khỏi phương Đông, ngài vẫn còn nói trôi chảy tiếng Anh. Ngài nói:

- Hôm nay là ngày lễ Giáng Sinh. Ngày này nhắc nhở với các bạn sự Giáng Sinh của đức Jesus ở Nazareth, tức đấng Christ. Chắc hẳn các bạn nghĩ rằng ngài giáng thế để chuộc tội cho nhân loại và ngài là vị Trung Gian cao cả giữa các bạn và Chúa Trời. Các bạn cầu nguyện đức Jesus như một vị cứu rỗi để xin tội giùm với một đấng Chúa Trời nghiêm khắc, đôi khi thịnh nộ, ngồi chễm chệ Ở một nơi nào đó trên cõi trời. Tôi không biết cõi trời đó ở nơi nào, nếu không phải là ở trong lương tri của các bạn. Dường như các bạn chỉ có thể đạt tới Chúa Trời do sự trung gian của đức Con ngài, một vị ít nghiêm khắc và dễ cảm mến hơn, đấng Cao Cả mà tất cả chúng ta gọi là đấng Trọn Lành, mà ngày hôm nay là ngày kỷ niệm Giáng Sinh của ngài xuống thế gian.

Đối với chúng ta, ngày này còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Nó không chỉ nhắc nhở ngày giáng trần của đức Jesus, mà còn tượng trưng sự xuất hiện của đấng Christ trong lương tri của mỗi người. Ngày lễ Giáng Sinh có nghĩa là ngày nhập thế của đức Chưởng Giáo đã giải thoát nhân loại khỏi mọi sự hệ luỵ và giới hạn của vật chất. Đấng Cao Cả ấy giáng trần để chỉ cho chúng ta con đường đưa đến Thượng đế toàn năng, toàn thông và toàn trí... Khi một người đã tiếp xúc được với nguồn cảm hứng thiêng liêng ấy bằng lời nói, phải chăng những người khác cũng có thể tiếp xúc với cái nguồn cảm hứng đó, nó vẫn hằng có trong Vũ trụ càn khôn? Khi một người đã nhận được sự cảm hứng thiêng liêng, nó không phải là vật sở hữu riêng của y. Nếu y bắt được cái nguồn ân huệ đó rồi giữ lấy cho riêng mình, y đâu còn chỗ trống để tiếp nhận thêm những ân huệ khác nữa? Muốn thọ lãnh thêm nhiều hơn nữa, ta phải cho đi những gì mình đã nhận được. Nếu ta giữ lấy để làm của riêng, thì sẽ có sự bế tắc, ứ đọng ngay. Điều này giống như cái bánh xe vận chuyển bằng sức nước trong một nhà máy thủy điện. Nếu thình lình cái bánh xe giữ lại cái dòng nước đã làm cho nó vận chuyển và xoay vòng, thì nó sẽ bị ngưng trệ ngay lập tức. Nó phải để cho nước chảy lưu thông tự do thì mới có trở lên hữu dụng và tạo nên điện lực. Con người cũng vậy. Thượng đế ban cho, y phải phổ biến những tư tưởng tốt lành ấy mới có thể hưởng thụ được điều lợi ích của nó. Y phải để cho mỗi người có dịp hưởng thụ và phổ biến những tư tưởng thiêng liêng để tiến triển tâm linh cũng như vậy.

Theo ý tôi, tất cả những gì đến với đức Jesus đều là một sự ban ân trực tiếp của Thượng đế, cũng như đó là trường hợp của tất cả các bậc đại giáo chủ. Thật ra, phải chăng tất cả mọi sự đều xuất xứ từ Thượng Đế, và điều gì mà một người đã làm thì những người khác cũng có thể làm được? Các bạn hãy tin rằng Thượng Đế luôn luôn muốn tự biểu lộ và sẵn sàng làm như vậy, như ngài đã làm đối với đức Jesus và những vị khác. Chúng ta chỉ cần có sự mong muốn để cho ngài hành động. Thật ra, chúng ta tin rằng tất cả đều bình đẳng. Tất cả mọi người đều là một. Mỗi người đều có thể thực hiện những công trình giống như của đức Jesus và sẽ thực hiện những công trình ấy khi thời giờ đã điểm. Không có gì là bí mật hay huyền diệu trong những công trình đó. Sự bí mật chỉ có trong cái ý niệm vật chất mà loài người đã gán cho các sự việc ấy.

Các bạn đến với chúng tôi với ít nhiều sự hoài nghi. Chúng tôi tin rằng các bạn sẽ ở lại đây để nhìn xem tận mắt chúng tôi làm như thế nào. Còn những công việc làm của chúng tôi và kết quả của những việc ấy ra sao, thì các bạn có trọn quyền tự do chấp nhận hay bác bỏ tùy ý...

Chương 3

Người Có Quyền Năng Xuất Quỷ Nhập Thần 

Chúng tôi giã từ Potal đi Asmah, một làng nhỏ hơn ở cách độ Một trăm năm mươi cây số. Đức Tuệ Minh chỉ định hai người thanh niên để dẫn đường cho chúng tôi. Cả hai người này đều là người Ấn Độ tốt tướng và khỏe mạnh. Họ đảm trách việc hướng dẫn cuộc hành trình mộc cách thông thạo và hoàn toàn chu đáo mà chúng tôi chưa từng thấy bao giờ. Để tiện việc, tôi xin gọi họ bằng những tên tạm là Dật Sĩ và Nê Bưu. Chân Sư Tuệ Minh cao tuổi hơn họ rất nhiều. Dật Sĩ là người đứng ra chỉ huy cuộc hành trình, còn Nê Bưu, phụ tá của y, coi sóc việc thừa hành mọi mệnh lệnh. Đức Tuệ Minh kiếu từ chúng tôi và nói:

- Các bạn hãy đi trước, đã có Dật Sĩ và Nê Bưu dẫn đường. Tôi sẽ ở lại đây thêm vài ngày, vì với phương tiện di chuyển hiện tại, các bạn phải mất ít nhất là năm ngày mới đến trạm sắp tới cách ở đây một trăm năm mươi cây số. Tôi không cần mất nhiều thời giờ như vậy để vượt qua chặng đường ấy, nhưng tôi sẽ có mặt ở đó để đón các bạn. Các bạn hãy để lại đây một người đoàn viên để quan sát và kiểm điểm mọi việc có thể xảy ra. Các bạn sẽ có rộng thời giờ, và người đoàn viên ở lại sẽ theo kịp các bạn trong mười ngày là cùng. Chúng tôi chỉ yêu cầu y quan sát mà thôi, và tường thuất lại cho các bạn những gì y đã thấy.

Chúng tôi bèn lên đường. Dật Sĩ và Nê Bưu lãnh trách nhiệm điều khiển mọi việc một cách hoàn toàn chu đáo. Mọi việc đều được giải quyết êm đẹp vào đúng lúc với một tiết điệu và một sự đúng đắn toàn hảo. Tình trạng đó vẫn tiếp tục trong ba năm rưỡi suốt thời gian của cuộc hành trình.

Dật Sĩ có một bản tính thanh cao thiên phú, dễ thương, làm việc hữu hiệu, không khoe khoang, khoác lác. Y ra tất cả mọi chỉ thị với một giọng hòa nhã, và được tuân theo một cách đúng đắn và kịp thời nó làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Từ lúc đầu, chúng tôi đã nhận thấy tính hạnh tốt đẹp của y và chúng tôi vẫn thường khen ngợi.

Nê Bưu cũng có một đức hạnh tốt đẹp không kém, và dường như còn có khả năng hiện diện ở khắp nơi. Luôn luôn bình tĩnh, y có một năng suất lạ lùng, với một khả năng suy gẫm và hành động rất vững vàng, chắc chắn. Mỗi người đều đã nhận thấy khả năng đó của y, và chúng tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở đến.

Qua ngày thứ năm của chuyến đi này, vào độ bốn giờ chiều, chúng tôi đến làng Asmah. Như đã hẹn trước, đức Tuệ Minh đã có mặt tại đó để đón chúng tôi. Qúy vị độc giả có thể tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi như thế nào. Chúng tôi đến đây do một con đường duy nhất có thể đi được và bằng những phương tiện di chuyển mau chóng nhất. Chỉ có những bưu tín viên thiện nghệ người bản xứ, đi luân phiên nhau từng chặng đường và đi suốt ngày đêm mới có thể đi mau hơn. Còn đây là một người mà chúng tôi cho là đã có tuổi và tuyệt đối không thể nào đi mau hơn chúng tôi trên một quãng đường dài một trăm năm chục cây số, nhưng lạ thay, người ấy lại đến trước chúng tôi và có mặt tại chỗ. Trong cơn thắc mắc, lẽ tự nhiên chúng tôi hỏi đức Tuệ Minh rất nhiều điều, và ngài trả lời như sau:

- Khi các bạn sắp sửa lên đường, tôi có nói rằng tôi sẽ có mặt tại đây để đón các bạn, và tôi đã đến đây. Tôi xin đặc biệt lưu ý các bạn về điểm này là con người vốn toàn năng khi y tiến hóa trong cái chân lãnh vực của mình. Y không còn bị giới bạn trong thời gian và không gian. Khi y tự biết mình, không cần phải lê gót chân chậm chạp dọc theo đường trong năm ngày để vượt qua một trăm năm chục cấy số. Trong cái địa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net