anh hung linh nam 11 20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bất tri hà nhật xuất lao lung 
(Phan Chu Trinh, Chí thành thông thánh thi) 
Nghĩa là: 
Không biết bao giờ đất nước thóat ra khỏi cảnh lao tù. 
Từ hơn một tháng nay, trai tráng trang Cổ-đại phải bỏ hết công việc đồng án để lo sửa
đường, cắt cỏ, đốn những cành cây chỉa ra đường và làm một đài cao giữa thôn. Lệnh của
quan Huyện-úy ban ra rằng: Trai tráng trong thôn từ 15 tới 50 tuổi đều phải có mặt tại chỗ từ
giờ Mão, để làm xâu. Lệnh còn cắt đặt rõ, người nào phải mang dao mác, người nào phải
mang cuốc, mang móng, mang xẻng. Sau hơn một tháng, con đường cái quan dài hơn chục
dặm đã được sửa chữa bằng phẳng. Một ngọn cỏ cũng không còn, một cành cây chỉa ra
đường cũng chẳng có. Hai cây cầu bắt qua suối được sửa lại. Hôm nay người ta bắt đầu
làm hai cái cổng lớn bằng tre, một cái ở đường cái quan rẽ vào thôn và một cái ở ngay kỳ
đài. 
Quan Huyện-uý lại ra lệnh: Ngày mai tất cả mọi người trong xã phải mặc quần áo chỉnh tề,
tụ tập ở chợ, để đón quan trên. Hỏi quan trên là ai thì không được trả lời. Dân làng thắc
mắc: Quan nào mà oai đến thế? 
Nhưng sáng nay thì người ta hiểu. Trên cổng chào, hai tấm vải đỏ viết hàng chữ vàng lóng
lánh: 
Cung nghinh Tô thái thú giá lâm 
Nghĩa là kính mừng ngài Thái-thú họ Tô giá lâm. 
Sang giờ Thìn, mặt trời đã lên cao, nắng mùa hè chói chang, già trẻ lớn bé mồ hôi nhễ nhãi,
có người đã phải ngồi xuống để nghỉ chân. Bỗng một hồi tù và vọng lại, rồi tiếp theo tiếng
trống thúc, mọi người đều đứng dậy nhìn về xa, chỉ thấy mờ mờ một đoàn người ngựa đi
đến, gươm dáo sáng chưng. 
Đầu tiên, hai con ngựa ô cao lớn, trên có hai vị tướng quân mặc giáp sắt, lưng đeo bảo kiếm
tiến qua cổng. Tiếp theo, hai người lính hầu cầm bảng đề chữ Tĩnh túc, Hồi tỵ, tiếp theo chín
con ngựa, ba con một hàng, trên mỗi con ngựa, một vị vệ uý, giáp trụ, đao kiếm sáng ngời.
Khoảng xa một chút, một người mặc quần áo đại quan, mắt hơi to, má phính đầy những thịt,
bụng lớn như cái trống ngồi trên con ngựa màu đỏ như huyết dụ, bốn bên có bốn vệ sĩ đeo
gươm theo hầu. Bỗng một tiếng loa hô lớn: 
– Thái-thú giá lâm, quỳ xuống. 
Dân chúng hai bên đường đồng quỳ xuống, cúi gầm mặt, không dám ngửng đầu lên. Thái-thú họ Tô giơ roi ngựa phất phất mấy cái. Ngựa tiến đến trước đình. Thái-thú nhảy xuống,
giữa hàng bô lão, chức sắc đang quỳ gối. Y vẫy tay nói lớn: 
– Miễn lễ. 
Theo sau Thái-thú là các huyện lệnh, quan lại, nghênh ngang tiến vào sân đình. Tất cả ngồi
xuống mấy hàng ghế trên khán đài. Dân chúng đã được điều động đến trước khán đài, quỳ
xuống. 
Huyện-lệnh đứng dậy, hướng về phía Thái-thú vái mấy vái rồi hướng ra dân chúng nói lớn: 
– Dân Giao-Chỉ chúng bay nghe đây, ngài Tô thái thú vừa được đức kim thượng phong cho
chăn dắt chúng bây. Sách nói rằng: Dân chi phụ mẫu nghĩa là quan trên là cha mẹ dân, nên
ngài từ tâm đi khắp nơi để thăm dân cho biết sự tình. Vậy ai có điều gì oan ức hãy đến khấu
đầu trước ngài, để đèn trời soi xét cho. 
Một lão ông đầu tóc trắng như cước, run rẩy tiến lên, dập đầu lạy bốn lạy trước Tô thái-thú,
rồi nói: 
– Bẩm thái thú, ngài thương dân như con đỏ, xin ngày cứu xét cho trang của tôi thoát khỏi
cơn bĩ cực. 
Tô Định gật đầu: 
– Người có gì cứ nói. 
Lão ông lạy thêm ba lạy: 
– Trang tôi trước đây có Trần Lạc hầu cai quản đã mấy đời. Mới đây, Lạc-hầu bị người ta
ám sát chết. Chúng tôi xin tôn Trần công tử lên thay. Nhưng Huyện-lệnh đại nhân không
cho. Vì vậy trang ấp không người cầm đầu. Bẩm Thái-thú đại nhân, trang tôi có 300 xuất
đinh, năm trước quan Huyện bắt nộp 600 cân quế, năm nay bắt nộp 900 cân. Vì rừng nhiều
thú dữ, rắn độc, nên đến giờ này là tháng bảy mà mới được có 400 cân. Đàn bà, trẻ con
phải lên rừng tìm quế, đồng ruộng bỏ hoang, mùa màng thất thu, chắc chết hết. Mong Thái-thú đại nhân ân giảm cho. 
Huyện-lệnh đứng dậy chỉ mặt lão ông nạt: 
– Dân trang Cổ-lễ đã lười biếng, lại vô phép, chỉ lêu lổng rong chơi, không chịu tuân phép
nước. Mày còn muốn kêu ca gì nữa? Bây đâu, lôi cổ nó ra đánh đủ 30 côn. 
Vệ sĩ dạ ran. Hai người tiến ra, đè cổ ông già xuống đánh. Đến côn thứ năm thì ông ngất
xỉu. Trong đám đông, có một thiếu nữ đứng dậy, chạy đến trước Thái-thú Tô Định quỳ xuống
dập đầu lạy bốn lạy: 
– Trăm lạy đại nhân, ngàn lạy đại nhân, tiểu tỳ xin thay cha chịu đòn. 
Tô Định liếc nhìn thiếu nữ, tuổi khoảng 17, 18, nhan sắc tươi như hoa, y nghĩ gì không rõ, sẽ
cau mặt rồi phất tay: 
– Tha cho lão. Còn cô kia, tên gì? 
Thiếu nữ cúi đầu thưa: 
– Tiểu tỳ họ Nguyễn, tên Thánh Thiên. 

Tô Định đứng lên nâng nàng dậy: 
– Nể lời bậc quốc sắc thiên hương, ta tha cho cha cô, nhưng cô phải theo ta về Luy-lâu. 
Thiếu nữ quỳ xuống, dập đầu liên tiếp: 
– Bẩm Thái-thú, cha tiểu tỳ chỉ có mình tiểu tỳ, nếu tiểu tỳ theo đại nhân về Luy-lâu thì không
người phụng dưỡng. Xin đại nhân cho tiểu tỳ được ở lại phụng dưỡng cha già. 
Tô Định gật đầu: 
– Được, nàng đem cha về đi. 
Y quay lại tên vệ sĩ nói mấy câu nho nhỏ. Tên vệ sĩ cười, rồi theo bén gót Thánh Thiên. 
Huyện-lệnh lại dõng dạc nói: 
– Ngài Tô thái-thú ban phép mới cho bọn man di Giao-chỉ các người, hãy lắng tai nghe: 
Ghi chú của thuật giả 
Đời Hán bên Trung-hoa (Tây Hán 206 trước Tây lịch đến 25 sau Tây lịch và Đông Hán 25-220 sau Tây Lịch), là thời kỳ tiếp nối thời Chiến-quốc, triều đình chưa có luật pháp cai trị
thống nhất, cho nên ngoài Cửu-chương luật của Tiêu Hà ra, thì các Thái thú có toàn quyền.
Thái thú như một ông vua con, được quyền bổ nhiệm từ các quan lại trực thuộc cho tới
huyện-úy, huyện-lệnh. Thái thú chỉ huy cả quân sự lẫn hành chính. Vì vậy, khi Vương Mãng
cướp ngôi nhà Hán, các thái-thú nổi lên cát cứ một phương. Sau Quang Vũ trung hưng lên
được, vẫn phải đi đánh dẹp từng quận một. Luật nhà Hán có điều khoản cho phép Thái thú
ban lệnh nội trị, trái với luật triều đình trong trường hợp cần thiết. Bởi vậy, Tô Định mới ban
hàn Ngũ-lệnh. 
Hết chú giải. 
“Niên hiệu Kiến Vũ (3) thứ mười nhà Đại Hán, tháng 7 mùa hạ, quan Thái-thú đất Giao-chỉ
họ Tô ban lệnh cho dân chúng Nam-man được rõ: 
“Kể từ đức Thái tổ Cao hoàng (4), thần thánh văn võ chém rắn khởi binh, trước diệt bạo
Tần, sau chinh phạt Nguỵ Sở, kể từ đấy, khắp lê dân thiên hạ đều cúi đầu quy phục. Vùng
Lĩnh Nam, Triệu Đà quỳ gối, nên thiên triều vẫn cho được tồn tạii. Sau Lữ Gia giết ấu chúa
làm điều bạo nghịch, chống lại thiên triều, nên thánh Thiên tử phải cho binh tướng chinh
phạt. Vừa rồi Vương Mãng lòng lang dạ thú, nhân việc Tiên-đế uỷ thác trọng sự, mưu đồ
phản nghịch. Nay chúa ta tuốt gươm, phất cờ trung hưng, lập lại nhà Đại Hán, đã nghĩ đến
các người ở xa. Phái ta làm Thái thú, để chăn dạy các người tuân theo lễ nghĩa, biết phép
tắc thiên triều. Ta đi khắp các châu quận để ban bố chính thống cho các người biết. Các
người phải bỏ thói man mọi hung hăng mà quy phục, thì ta sẽ giáo hoá dạy dỗ cho, còn trái
lệnh, quyết xử tử chẳng tha. Ta nay ban xuống chính lệnh năm điều, các người phải bảo
nhau quy phục. 
“Điều thứ nhất: Các người quen bạo tàn, ngang ngược, thường lấy cớ tập võ, tụ tập nhau
làm đạo tặc, mưu đồ phản nghịch. Kể từ nay cứ tụ tập từ 19 người trở đi phải có phép, dù là
đám tang, đám giỗ. Trái luật, người cầm đầu bị xử trảm. Tòng phạm bị chặt một tay hoặc
một chân. 
“Điều thứ hai: Trai cũng như gái, từ 15 tới 50 tuổi, mỗi năm phải nộp 500 cân gạo, gọi là
thuế quân phí. 
“Điều thứ ba: Mỗi trang, tuỳ vùng phải nộp gỗ quý, ngọc ngà, kim khí, đồi mồi, da thú, theo
quy định của Huyện-lệnh. 
“Điều thứ tư: Khi có lệnh, phải cung cấp đủ số dân đinh quy định, xung làm lao quân. Lao
quân bắt đầu từ 15 tới 40 tuổi. Trang nào thiếu một lao quân, phải nộp 10 lượng vàng (6).
Nếu không nộp vàng thì Lạc-hầu bị cách. Người nào trốn tránh, bị xử trảm. 
“Điều thứ năm: Kẻ nào biết âm mưu tạo phản, phỉ đồ, báo với quan trên thì trong nhà được
miễn lao quân, còn được thưởng tuỳ theo lớn nhỏ. Kẻ nào tri tình, che dấu sẽ bị tội như
chính phạm. 
“Kẻ nào vi phạm một trong các điều trên sẽ bị chém. Phạm từ hai điều trở đi, cả nhà sẽ bị
chém. Phạm từ ba điều trở đi sẽ bị giết cả ba họ.” 
Đọc xong, Huyện-lệnh hỏi lại: 
– Bọn man mọi Giao-chỉ các người có gì không hiểu thì được phép hỏi. 
Dân chúng im phăng phắc, không một tiếng trả lời. 
Bỗng có tiếng nói: 
– Tôi có điều thắc mắc. 
Mọi người đổ dồn mắt về phía có tiếng nói. Tất cả đều cười ồ lên, vì người nói là một đứa
trẻ, khoảng 17, 18, mặt mũi lem luốc, đầu bù tóc rối. Đứa trẻ đó chính là Đào Kỳ. 
Đêm ấy, trên đường trốn đi, nó gặp Đức Hiệp và đánh một chưởng khiến y bị thương nặng.
Giữa lúc đó, Lê Đạo Sinh xuất hiện, đánh nó một chưởng. Nó đã vận âm kình đủ mười
thành công lực, thế mà đỡ chường của y, nó còn thấy tê liệt khắp thân mình. Nếu hôm đó
Đạo Sinh không mải cứu Đức Hiệp, mà đánh một chưởng nữa, ắt nó khó toàn mạng. 
Rời Thái-hà trang, nó về vùng Cổ-loa để nghe tin tức cha, chú, nhưng vẫn biệt tăm. Tiền hết,
đêm nó lẻn vào đền thờ Hùng vương trong trang Thái-hà đào lên lấy mấy lượng vàng, thanh
kiếm của An-Dương vương với cây búa của Sơn Tinh rồi lang thang các nơi giả làm ăn mày.
Tối tối, nó về các đền thờ ngủ và tập võ. 
Trong mấy ngày đầu xa Thái-hà, nó như người mất hồn, nhắm mắt lại thấy Tường Quy ôn
nhu văn nhã, nước mắt chảy dài, ngồi đánh đàn. Có nhiều lần, nghĩ đến Tường Quy, nó
thức suốt đêm không ngủ. Nhiều lúc nó mơ thấy Tường Quy lấy chồng, bỏ rơi nó, nó khóc
lóc thảm thiết, lúc thức dậy mới biết là giấc mơ. 
Một hôm nhớ Tường Quy quá, nó đột nhập Thái-hà trang để tìm nàng, nhưng không thấy
đâu. Nó kiếm con nữ tỳ tra hỏi, được trả lời rằng Tường Quy đã về Bắc-đái rồi. Nó định đi
Bắc-đái, nhưng không biết đường. Nó lang thang khắp nơi giả làm ăn mày. Rồi nó kiếm thợ
rèn, nhờ khắc chữ Tường Quy vào thanh kiếm của vua An-Dương, lúc nào cũng đeo ở bên
cạnh nó. Vì nhớ thương quá, nó như người dở điên dở khùng. 
Một đêm nọ, nó lần mò về Thái-hà trang để dò tìm tin tức Tường Quy. Vào trong trang, nó
cảm thấy có điều khác lạ: Trang được canh gác nghiêm mật. Kinh nghiệm cho nó biết rằng
khi tráng đinh canh phòng như vậy, thế nào cũng có cuộc hội họp. Nó đã quen đường, nên
đã lần mò đến đại sảnh đường một cách dễ dàng. Nó thấy một tráng đinh cầm đao đứng
gác ở gần cửa sổ, có hình dáng tương đương với nó, nó tự nhủ thầm: 
– Ta bắt tên tráng đinh này, lột quần áo, giả làm y đứng canh gác để nghe trộm cuộc họp
của Lê Đạo Sinh, biết đâu chẳng dò ra được tin tức Tường Quy? 
Nghĩ là làm. Với võ công hiện thời, nó đến bên cạnh tên tráng đinh, mà y cũng không biết.
Nó dùng ngón tay làm chỉ, nó phóng một chỉ vào ngực, tên tráng đinh đã chết ngất. Nó lôi
tên tráng đinh vào bụi cây, lột quần áo, mặc vào, rồi cầm đao đứng gác bên cửa sổ. 
Một lát, sảnh đường đã đầy người. Tổng số người họp lên tới trên trăm. Nó đưa mắt quan
sát thấy toàn là đệ tử của Lê Đạo Sinh với các Lạc-hầu, Lạc-tướng, Trang-chủ, Động-chủ
thuộc Thái-hà trang. 
Lê Đạo Sinh tiến vào đại sảnh, ngồi lên ghế chủ toạ. Lê Đức Hiệp hướng xuống cử toạ, nói: 
– Sư phụ tôi cho mời các vị về đây họp, vì có sự thay đổi rất quan trọng của đất Giao-chỉ ta.
Xin để Vũ Hỷ, Vũ Phương Anh trình bày. 
Phong-châu song quái đứng dậy. Vũ Hỷ hướng vào Lê Đạo Sinh hành lễ rồi nói: 
– Thưa sư phụ, thưa các vị sư huynh, sư đệ, trước đây Kiến Vũ thiên tử phong cho Nghiêm
Sơn làm Lĩnh-nam công, lĩnh chức Bình-nam đại tướng quân. Nghiêm Sơn có công cứu giá
20 lần, bị thương 15 lần, rồi giúp Kiến Vũ thiên tử trung hưng Hán thất. Kiến Vũ thiên tử với
Nghiêm công kết huynh đệ với nhau, hẹn chia đôi thiên hạ. Sau khi đánh chiếm được chín
quận Kinh-châu, Nghiêm công đề nghị nên chiếm sáu quận Lĩnh Nam để có một vùng yên
ổn, cung cấp lương tiền cho Trung-nguyên. Kiến Vũ thiên tử phong Nghiêm công tước Lĩnh
Nam công. Nghiêm công một mình một ngựa, mang theo Hợp-phố lục hiệp kinh lược sáu
quận như một giang sơn riêng. Sau đó Nghiêm công dần dần loại hết các thái thú, cử người
thân tín của mình giữ chức Thái-thú, Đô-uý, Đô-sát rồi nắm lấy binh quyền. Đất Lĩnh Nam
trở thành một giang sơn riêng của người. 
Vũ Hỷ ngừng lại một lúc, để cho thính giả nắm được tình hình, rồi nói tiếp: 
– Lĩnh-nam công xuất thân là người nghĩa hiệp, lại là nghĩa đệ của Kiến Vũ thiên tử, được
toàn quyền, vì vậy người muốn các Thái thú thi hành chính sách cai trị dân như Nghiêu,
Thuấn. Nhất là khuyến khích võ lâm dạy võ cho dân chúng tự do. Mấy năm nay dân chúng
được hưởng ngày Nghiêu, tháng Thuấn. Người lại ra lệnh trọng dụng người Việt, vì vậy hiện
tất cả các Huyện-uý đều là người Việt. Chính trong chúng ta đã có tới sáu Huyện-uý. Trước
đây, chỉ có người Hán mới được giữ chức Giám sở Tế-tác tại các huyện. Lĩnh-nam công
cho mở rộng, người Việt được cử vào chức Giám-sở Tế-tác hầu hết các nơi. Riêng tôi còn
được cử làm Đô-sát Cửu-chân. Nhưng... không biết kẻ nào đã xàm tấu với Kiến Vũ thiên tử
rằng: Lĩnh-nam công làm phản, muốn biến Lĩnh Nam này thành một giang sơn riêng. 
Lê Đạo Sinh hỏi: 
– Thế Kiến Vũ thiên tử có tin không? 
Vũ Hỷ tiếp: 
– Không! Nhưng Mã thái hậu thì lại tin. Mã thái hậu lấy kinh nghiệm riêng trong nhà. Trước
đây Kiến Vũ thiên tử theo bá phụ là Cảnh-Thủy hoàng đế cầm quân chinh phạt (7), khi
quyền vào tay đã phản Cảnh Thủy thiên tử. Vì vậy bà cho rằng Nghiêm Công sẽ phản Kiến
Vũ thiên tử. Triều thần, hầu hết là chân tay cũ của Lĩnh-nam công, đều không tin lý luận của
Thái hậu. Song, Thái hậu cũng mua chuộc được một số quan lại mới, cùng anh em giòng họ
Thái-hậu, nên Kiến Vũ thiên tử đã sinh ra hoang mang. 
Lê Đạo Sinh tiếp: 
– Khi chúa đã nghi, bầy tôi chỉ có hai đường: Một là bầy tôi làm phản để sống, hai là chịu
chết. Trước cuộc tranh cãi của hai phe đại thần, Kiến Vũ thiên tử đưa ra quyết định: Cử
Ngũ-phương thần kiếm sang kinh lược Lĩnh Nam. Ngũ-phương thần kiếm trước đây đã từng
nổi dậy giúp Cảnh Thủy hoàng đế đánh chiếm Trường-an, Lâm-đồng, Đồâng-quan. Sau đó
Cảnh Thủy hoàng đế phong chức tước gì cũng không nhận, ngài mới ban cho một thanh
Thượng phương bảo kiếm, được quyền tiền trảm hậu tấu. Ngũ phương thần kiếm cũng có
quen biết với Nghiêm công. Tuy vậy, nếu quả họ thấy Nghiêm Công phản Thiên-tử thì có
quyền giết đi. Nhưng ta không hiểu sao Kiến Vũ thiên tử còn cử Tô Định sang làm Thái thú
Giao-chỉ, khi đã giao Lĩnh Nam cho Lĩnh-nam công thì Thái thú phải do Lĩnh-nam công cử
mới phải chứ? 
Vũ Hỷ nói: 
– Đệ tử đã cho dò thám trong đám tùy tùng của Tô Định, được biết: Mã thái hậu cho rằng
Ngũ phương thần kiếm cô đơn sẽ bị Lĩnh-nam công mưu hại. Cuối cùng bà đưa ra ý kiến
rằng: Bây giờ cứ cử một người thân của Thái hậu là Tô Định sang làm Thái thú Giao-chỉ. Lại
giao cho Tô Định ban hành pháp lệnh mới. Pháp lệnh này hình như hủy bỏ hết cả những
luật lệ của Lĩnh-nam công đã mở rộng cho dân Việt được nhiều quyền. Nếu Lĩnh-nam công
không nhận Tô Định, rõ ràng có ý tham quyền cố vị, tất sẽ làm phản. Còn Lĩnh-nam công,
nhận Tô Định thì vẫn là người trung thành. 
Lê Đạo Sinh ngắt lời: 
– Ngươi có biết Lĩnh-nam công đối phó ra sao không? 
Vũ Hỷ đáp: 
– Lĩnh Nam công được tin này vội họp với Hợp-phố lục hiệp, đưa ra ý kiến rằng: Công chỉ
kinh lược, xếp đặt cho Lĩnh Nam yên ổn, rồi về Trung-nguyên đánh giặc, thống nhất giang
sơn cho Kiến Vũ thiên tử, chứ người đâu có tham cái bả Lĩnh-nam công, nên vui vẻ nhận Tô
Định. Nhưng Tô Định có người con là Tô Phương, sư đệ của Ngũ-phương thần kiếm. Tô
Phương được cử làm Đô-sát Giao-chỉ. Đệ tử e rằng Tô Định dựa thế Mã thái hậu, cùng Tô
Phương sẽ ảnh hưởng vào Ngũ-phương thần kiếm, gây khó dễ cho Lĩnh Nam công. Bây giờ
đệ tử dám xin sư phụ ban quyết định: Chúng ta theo Lĩnh-nam công hay Thái-thú Tô Định? 
Lê Đạo Sinh nói: 
– Ta hiện giờ lĩnh chức Đô-úy của Giao-chỉ, nhưng binh quyền thì phủ Lĩnh-nam công nắm
hết rồi. Về quân sự, ta phải tuân theo lệnh Bình-nam đại tướng quân. Về hành chính, ta trực
tiếp với Tô Định. Vậy ta quyết định đứng ngoài sự tranh chấp giữa Nghiêm công và Mã thái
hậu. Đợi xem tình thế ra sao đã. 
Vũ Hỷ tiếp: 
– Thái thú Tô Định sang Giao-chỉ chuyến này có mang theo một số võ học cao thủ, có ý coi
khinh Lĩnh Nam không người. Ngày mai Thái thú đi Cổ-lễ để ban hành pháp lệnh mới, rất
khắt khe. Con e rằng võ lâm Lĩnh Nam sẽ gây ra chuyện chẳng lành với Thái thú. Vậy thái
độ chúng ta phải ra sao? 
Lê Đạo Sinh nói: 
– Thái thú Tô Định đã mang theo nhiều võ lâm cao thủ, chúng ta nên tìm cách tránh né,
không đi theo. Nếu võ lâm Lĩnh Nam gây sự với Tô Định, cứ mặc cho võ sĩ theo Tô đối phó.
Trai cò hại nhau, ngư ông hưởng lợi. Vậy ta quyết định: Các người đâu về đó, nhứt thiết chờ
thời cơ để quyết định sau. Còn Tô thái thú đi kinh lược đâu, các ngươi không đi theo. Dù có
đi theo, nếu xảy ra sự gì, cứ đứng ngoài, để mặc võ sĩ của Tô thái thú đối phó. 
Bất thình lình Lê Đức Hiệp quát lên: 
– Thằng bé Đào Kỳ, mi gớm thực. 
Nói rồi y vọt ra cửa sổ. Còn lơ lửng trên không, hai tay y đã biến thành trảo chụp xuống Đào
Kỳ. 
Đào Kỳ không ngờ y nhận ra nó. Nó xoạc cẳng xuống đinh tấn, hai tay sử dụng thế cầm nã
bắt tay Đức Hiệp. Đức Hiệp biến chiêu thành quyền đánh vào người nó. Đào Kỳ lộn người
đi, phóng một hồi phong cước vào người Đức Hiệp. Cước, quyền chạm nhau. Đức Hiệp
cảm thấy tay bị tê liệt. Y vội phát chưởng tấn công vào thượng bộ Đào Kỳ. Vì sợ Lê Đạo
Sinh can thiệp, Đào Kỳ hú lên một tiếng rồi phóng mình vào đêm tối. 
Ra khỏi trang Thái-hà, Đào Kỳ nghĩ thầm: 
– Nghiêm đại ca của ta một lòng một dạ với Kiến Vũ thiên tử, thế mà mụ Mã thái hậu lại
mưu hại đại ca. Ngày mai ta sẽ đến Cổ-lễ phá cho Tô Định biết mặt anh hùng Lĩnh Nam một
phen. 
Trước khi lên đường trấn nhậm, Tô Định đã nghiên cứu rất kỹ về các quận phía nam núi
Ngũ-lĩnh. Đây là vùng bờ sôi giếng mật, vàng bạc châu báu rất nhiều, nhưng cũng là vùng
rồng nằm, hổ phục, lắm anh tài. Dân chúng nhà nhà đều tập võ. Định đã từng nghe xưa kia,
đệ nhất võ tướng đời Tần Thủy Hoàng là Đồ Thư bị giết, bởi một võ tướng Lĩnh Nam là Vũ
Bảo Trung. Đất Giao-chỉ là nơi anh hùng tụ tập. Họ đều là người Việt, đang mưu đồ phục
quốc. Các trường võ, các môn phái mọc lên khắp nơi. Y có ý định dẹp hết các môn phái võ,
rồi dần dần đánh phá các Lạc-hầu, Lạc-tướng sau. Có như thế, y mới ngồi yên được. Bởi
vậy y mời cho được một số đầu trộm đuôi cướp, nhưng là những cao thủ thời đại của
Trung-nguyên sang với ý đồ dẹp Giao-chỉ, đàn áp võ lâm anh hùng. Y đã đi an dân khắp các
nơi, nay đến Cổ-đại, Cổ-lễ, Cổ-loa nữa là coi như xong. 
Đi đến đâu y cũng công bố ngũ pháp, cấm tập võ. Các phái, các gia ngơ ngác nhìn nhau,
không dám nói gì. Thảng hoặc có người phản đối, y cho vệ sĩ đánh chết ngay trước công
đường, làm gương cho kẻ khác sợ. 
Nay đến đây, thấy thằng ăn mày con có ý kiến, y ra hiệu cho nó nói. 
Đào Kỳ hiên ngang đứng giữa đình nói lớn: 
– Ngài là quan Thái thú mới đến nhậm chức, đúng như ông Khổng-Tử của quý quốc đã nói:
Phàm các đạo làm quan, phải yêu thương dân như yêu thương con đỏ, lo trước cái lo của
dân, vui sau cái vui của dân. Thế nhưng ngài lại ban ra ngũ pháp cực kỳ khắc nghiệt như
vậy, còn đâu là cái đạo tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ nữa? 
Đám quan lại theo hầu Tô Định quát tháo, đuổi Đào Kỳ đi. Nhưng Tô Định phất tay ra hiệu
bảo im lặng, rồi hỏi: 
– Cậu bé kia, cậu nói cũng có lý, nhưng cậu tên họ là gi? Cha mẹ là ai? Ai xúi cậu ra đây nói
như thế? 
Đào Kỳ trợn mắt, méo mồm, thè lưỡi quay lưng hướng về đám quan lại. Dân chúng được
một phen

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net