Kiến thức nền tảng - Chương 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 9: Vai trò của gia đình, bạn bè trong việc hình thành thói quen

Năm 1965 một người đàn ông người Hungary tên là Laszlo Polgar đã viết một loạt các bức thư kì lạ gửi cho một người phụ nữ tên là Klara. Laszlo là một tín đồ trung thành của làm việc chăm chỉ. Thực chất đó là toàn bộ niềm tin của anh: anh phủ nhận hoàn toàn ý kiến về tài năng thiên bẩm. Anh cho rằng với sự thực hành có chủ ý và sự phát triển của những thói quen tốt, một đứa trẻ có thể trở thành thiên tài trong bất kỳ lĩnh vực nào. Câu thần chú của anh là "Thiên tài không tự nhiên sinh ra, mà là nhờ vào giáo dục và đào tạo".

Laszlo tin tưởng mạnh mẽ vào ý tưởng này tới nỗi anh này quyết định thử nghiệm với những đứa con của mình - và anh đã viết thư cho Klara bởi vì anh "cần một người vợ sẵn lòng đồng hội đồng thuyền". Klara là một giáo viên và mặc dù cô không quá cứng rắn như Laszlo nhưng cô cũng tin rằng với sự dẫn dắt hoàn hảo, bất kỳ ai cũng có thể thành thục các kỹ năng. Laszlo quyết định lựa chọn cờ vua sẽ là lĩnh vực phù hợp để thử nghiệm, và anh đã hoạch định một kế hoạch nuôi dưỡng những đứa con trở thành những thần đồng cờ vua. Những đứa trẻ sẽ được học tại nhà, vào thời điểm đó tại Hungary việc này rất hiếm.

Cả căn nhà tràn ngập những cuốn sách về cờ vua và những bức ảnh của những kiện tướng cờ vua nổi tiếng. Những đứa trẻ sẽ trường kỳ chơi cờ với nhau và tham gia thi đấu những giải đấu tốt nhất mà chúng có thể tìm kiếm được. Gia đình sẽ lưu giữ kỹ càng một hệ thống các file tài liệu về lịch sử thi đấu của từng đối thủ của bọn trẻ. Cuộc sống của bọn trẻ gắn liền với cờ vua. Laszlo đã cưa đổ Klara và trong vòng vài năm cặp đôi đã làm cha mẹ của 3 bé gái: Susan, Sofia, và Judit.

Sunsan, cô con gái đầu, bắt đầu chơi cờ khi cô bé được 4 tuổi. Chỉ trong vòng sáu tháng, cô bé đã đánh bại được những người chơi lớn tuổi. Sofia, cô con gái thứ hai, thậm chí còn giỏi hơn. Đến năm 14 tuổi, cô bé đã là vô địch thế giới, và chỉ vài năm sau đó, cô bé đã là một kiện tướng. Judit, cô con gái út, là người xuất chúng hơn cả. Ở tuổi lên 5, cô đã có thể đánh bại được bố mình. Ở tuổi 12, cô bé là người chơi trẻ nhất lọt vào danh sách 100 kì thủ xuất sắc nhất thế giới. năm 15 tuổi, 4 tháng, cô bé trở thành kiện tướng trẻ tuổi nhất mọi thời đại - trẻ hơn cả Bobby Fischer, người nắm giữ kỉ lục trước đó. Chỉ trong vòng 27 năm, cô bé đã trở thành kiện tướng cờ vua nữ số một thế giới. Nói một cách không ngoa tuổi thơ của chị em nhà Polgar rất kỳ lạ.

Và nếu bạn hỏi mấy chị em về tuổi thơ của mình, họ cho biết cách sống của họ rất lôi cuốn, thậm chí là thú vị. Trong các cuộc phỏng vấn, mấy chị em nói về tuổi thơ của mình với sự thoải mái hơn là sự bắt ép. Họ yêu chơi cờ. Họ không bao giờ thấy đủ với môn cờ. Một lần, theo như lời kể của Laszlo, anh đã bắt gặp Sophia chơi cờ trong phòng tắm vào giữa đêm. Để động viên con gái quay về phòng ngủ, anh đã nói với cô bé,

"Sophia hãy để những quân cờ của con được một mình!". Và cô bé đã trả lời rằng, "Daddy, bọn chúng không chịu để con một mình!".Ba chị em nhà Polgar lớn lên trong một môi trường hoàn toàn ưu tiên cờ vua hơn tất cả mọi thứ - mấy đứa trẻ được khen ngợi, được thưởng bởi môn cờ. Trong thế giới của họ, sự ám ảnh với môn cờ vua là bình thường. Và chúng ta sẽ nhận ra một điều, bất kỳ thói quen nào là bình thường trong nền văn hóa của bạn sẽ là thứ hấp dẫn lôi cuốn nhất bạn khám phá ra.

SỨC THU HÚT ĐẦY LÔI CUỐN CỦA NHỮNG NGUYÊN TẮC/CHUẨN MỰC XÃ HỘI

Con người là sinh vật sống theo bầy đàn. Chúng ta luôn mong muốn hòa nhập, tương tác với người khác, và nhận được sự tôn trọng và chấp nhận của đồng loại. Những điều này là thiết yếu cho sự sinh tồn của chúng ta. Trong suốt lịch sử tiến hóa của loài người, tổ tiên của chúng ta sống thành những bộ lạc, bộ tộc. Nếu là một cá thể bị tách khỏi bộ tộc, thậm chí tệ hơn là bị khai trừ - thì đó chính là án tử hình. "Một con sói cô độc sẽ chết, nhưng cả bầy sói thì sẽ sinh tồn." Điều này đồng nghĩa với việc những người hợp tác và kết nối với những người khác sẽ được an toàn hơn, có nhiều hơn những cơ hội hợp tác, và khả năng tiếp cận những nguồn tài nguyên. Như Charles Darwin đã từng viết, "Trong suốt lịch sử dài đằng đẵng của nhân loại, những người học được cách hợp tác và ứng biến hiệu quả nhất đã dành được ưu thế."

Kết quả là một trong những mong muốn sâu kín nhất của loài người là cảm giác thuộc về. Và những cách hành xử nổi bật từ thời tổ tiên xa xưa có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi của chúng ta ngày nay. Chúng ta không lựa chọn những thói quen sơ khai, chúng ta bắt chước chúng. Chúng ta làm theo những ghi chép của bạn bè và gia đình, nhà thờ và trường học, cộng đồng cư dân và của toàn xã hội. Mỗi một nền văn hóa và một cộng đồng cư dân đều có hệ thống những tiêu chuẩn và kỳ vọng của riêng nó - thời điểm và lý do kết hôn, số lượng con, ngày lễ tết để chúc mừng, chi bao nhiêu tiền cho bữa tiệc sinh nhật của con cái. Các tiêu chuẩn xã hội là những nguyên tắc vô hình định hướng hành vi của bạn mỗi ngày theo nhiều cách.

Bạn sẽ luôn luôn giữ những tiêu chuẩn này trong đầu, mặc dù nó không phải là những điều bạn lưu tâm hàng đầu. Thường thì bạn sẽ tuân thủ theo các thói quen thuộc về văn hóa mà không cần phải suy nghĩ, không cần phải đặt câu hỏi nghi vấn, và đôi khi không cần phải ghi nhớ nữa. Triết gia người Pháp Michel de Montaige đã từng viết, "Những phong tục và thực hành trong cuộc sống xã hội cuốn chúng ta theo." Từ trước đến nay, hầu như việc tuân thủ theo các quy tắc chung của nhóm dường như không phải là một gánh nặng. Mọi người đều muốn có nơi chốn thuộc về. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình mà mọi người khen thưởng bạn vì kỹ năng chơi cờ thì việc chơi cờ dường như có vẻ là việc rất hấp dẫn để thực hiện.

Nếu ở nơi bạn làm việc mọi người ai cũng mặc những bộ cánh đắt tiền thì sau đó bạn cũng sẽ diện một bộ đồ đắt đỏ thôi. Nếu tất cả bạn bè của bạn đang chia sẻ một câu chuyện hài hước nội bộ hoặc sử dụng một cụm từ mới, bạn cũng sẽ mong muốn thực hiện việc đó, để họ biết rằng bạn đã "cập nhật" rồi. Các hành vi sẽ trở nên cuốn hút khi chúng giúp chúng ta hòa nhập được với những người khác.

Chúng ta bắt chước lại những thói quen theo ba nhóm cụ thể dưới đây:

1. Nhóm Những người thân thiết.

2. Nhóm Số đông.

3. Nhóm Những người có ảnh hưởng.

Mỗi nhóm sẽ mang lại cơ hội tạo đòn bẩy cho Quy luật số 2 trong thay đổi hành vi và khiến cho những thói quen của chúng ta trở nên lôi cuốn hơn.

1. Bắt chước theo nhóm Những người thân thiết:

Sự thân cận có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi của chúng ta. Điều này là đúng đối với môi trường vật lý, như chúng ta đã thảo luận trong Chương 6, nhưng nó cũng đúng với môi trường xã hội. Chúng ta hình thành thói quen từ những người xung quanh chúng ta. Chúng ta sao chép lại cách bố mẹ chúng ta xử lý xung đột, cách mọi người tán tỉnh lẫn nhau, cách đồng nghiệp chúng ta làm việc.

Khi bạn bè bạn hút cần sa, bạn cũng sẽ muốn thử nó. Khi vợ bạn có thói quen kiểm tra lại lần nữa để chắc rằng cửa đã khóa trước khi đi ngủ, bạn cũng sẽ có thói quen đó. Tôi nhận ra rằng tôi thường bắt chước lại hành vi của những người xung quanh mà không nhận thức được điều đó. Khi đang nói chuyện với ai đó tôi tự động làm theo điệu bộ của người đó. Khi còn đi học, cách nói chuyện của tôi bắt đầu giống hệt những bạn cùng phòng. Khi đi du lịch nước ngoài, tôi bắt chước lại một cách vô thức ngữ điệu của dân địa phương mặc dù tôi đã tự nhắc nhở bản thân là phải dừng lại. Đã thành một nguyên tắc chung, chúng ta càng thân cận với ai đó, chúng ta càng dễ bắt chước một vài thói quen của họ. Một nghiên cứu đột phá đã theo dõi 12,000 người trong vòng 32 năm và phát hiện ra rằng, "nguy cơ mắc bệnh béo phì của một người sẽ tăng 57% nếu anh/cô ta có một người bạn mắc bệnh béo phì." Ngược lại cũng vậy.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng một người đang trong một mối quan hệ mà giảm cân thì người yêu của họ sẽ giảm cân chỉ mất 1/3 thời gian. Bạn bè và người thân chính là áp lực số đông vô hình thúc đẩy chúng ta theo hướng của họ. Tuy nhiên áp lực số đông chỉ xấu trong trường hợp bạn bị bao vây bởi những ảnh hưởng xấu. Khi phi hành gia Mike Massimino còn là một sinh viên theo học tại trường đại học MIT, ông đã tham gia một lớp chế tạo robot. 4 trong số 10 sinh viên của lớp trở thành phi hành gia. Nếu mục tiêu của bạn là chế tạo robot trong không gian thì phòng học này sẽ là môi trường tốt nhất mà bạn có thể đòi hỏi.

Tương tự, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bạn thân nhất của bạn ở lứa tuổi 11 hoặc 12 IQ càng cao thì IQ của bạn ở lứa tuổi 15 càng cao, thậm chí sau khi đã kiểm soát trí thông minh ở mức độ tự nhiên. Chúng ta thẩm thấu chất lượng và cách thức hành vi của những người xung quanh chúng ta. Một trong những cách hiệu quả nhất bạn có thể làm để xây dựng những thói quen tốt hơn là tham gia vào một môi trường nơi hành vi bạn mong muốn được coi là những hành vi bình thường. Thói quen mới có vẻ sẽ dễ đạt được khi bạn quan sát người khác làm hàng ngày. Nếu xung quanh bạn toàn là những người phù hợp, bạn sẽ tăng khả năng coi việc thực hiện thói quen như là một việc làm thông thường. Nếu xung quanh bạn đều là những người yêu nhạc jazz, bạn sẽ dễ dàng hơn khi tin rằng rất hợp lý khi chơi nhạc jazz hàng ngày.

Môi trường sẽ thiết lập kỳ vọng của bạn về những thứ được cho là "bình thường". Hãy để bản thân được ở trong môi trường toàn là những người có thói quen mà bạn mong muốn bản thân có. Mọi người sẽ cùng tiến lên cùng nhau. Để khiến cho thói quen của bạn cuốn hút hơn nữa, bạn có thể thực hiện chiến lược này thêm một bước nữa. Tham gia vào môi trường nơi (1) những hành vi bạn mong muốn được coi là bình thường và (2) bạn đã có một vài điểm chung với nhóm đó.

Steve Kamb, một doanh nhân ở New York, người điều hành một công ty có tên gọi là Nerd Fitness, công ty này chuyên "hỗ trợ những người nghiện máy tính, bình thường, béo phì giảm cân, trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh". Khách hàng của ông bao gồm những người nghiện chơi video game, cuồng phim, và Joe một người có vóc dáng trung bình mong muốn có hình thể chuẩn. Nhiều người cảm thấy lạ lẫm trong lần đầu tiên họ đến phòng tập gym hay nỗ lực thay đổi chế độ ăn kiêng, nhưng nếu bạn đã có vài điểm tương đồng với những thành viên khác trong nhóm - ví dụ cả hai cùng yêu thích Star Wars chẳng hạn - sự thay đổi sẽ hấp dẫn hơn bởi vì nó tạo cảm giác ai đó giống bạn đã làm được điều đó rồi.

Không gì duy trì động lực tốt hơn cảm giác thuộc về hội nhóm của mình. Nó biến đổi từ cuộc chinh phục cá nhân sang một cuộc chinh phục chung. Trước đó bạn chỉ có một mình. Đặc điểm của bạn chỉ mang tính đơn lẻ. Bạn là một người yêu thích đọc sách. Bạn là một nhạc công. Bạn là một vận động viên. Khi bạn tham gia một câu lạc bộ sách hoặc một ban nhạc hoặc một câu lạc bộ đạp xe, đặc điểm của bạn sẽ được kết nối với những người xung quanh. Sự phát triển và thay đổi không còn là sự mưu cầu cá nhân nữa. Chúng ta là những người yêu thích đọc sách. Chúng ta là những nhạc công. Chúng ta là những vận động viên đạp xe đạp. Những đặc tính chung bắt đầu cùng cố đặc tính cá nhân của bạn. Đây chính là lí do giải thích tại sao những thành viên còn lại trong nhóm sau khi đạt được một mục tiêu sẽ là nhân tố chủ lực giúp bạn duy trì thói quen. Chính tình bạn và cộng đồng tạo ra một đặc tính mới và giúp duy trì các thói quen về lâu dài.

2. Bắt chước theo nhóm Số đông

Vào những năm 1950, nhà tâm lý học Solomon Asch đã tiến hành một loạt những thí nghiệm mà ngày nay được giảng dạy cho hàng hà sa số các sinh viên năm cuối mỗi năm. Ông bắt đầu các thí nghiệm bằng cách để đối tượng thí nghiệm bước vào một căn phòng với một nhóm người xa lạ. Không biết gì về họ, một nhóm những đối tượng khác là diễn viên được chỉ định bởi người nghiên cứu và họ được hướng dẫn đưa ra những câu trả lời đã được lên kịch bản trước cho từng câu hỏi cụ thể.Nhóm này sẽ được xem một tấm thẻ có một đường thẳng trên đó và sau đó họ được xem tấm thẻ thứ hai với một loạt những đường kẻ.

Mỗi người được yêu cầu lựa chọn đường kẻ nào trên tấm thẻ thứ hai giống với đường kẻ trên tấm thẻ thứ nhất. Đây là một nhiệm vụ hết sức đơn giản. Sau đây là một ví dụ minh họa cho hai tấm thẻ được sử dụng trong thí nghiệm:

Ảnh 10: Đây là hình ảnh hai tấm thẻ mà Solomon Asch đã sử dụng trong các thí nghiệm về tính tương quan xã hội nổi tiếng của ông. Chiều dài của dòng kẻ trên tấm thẻ thứ nhất (phía bên trái) tương đồng với dòng kẻ C một cách rõ ràng, nhưng khi một nhóm diễn viên tuyên bố rằng chiều dài của dòng kẻ C không giống thì những đối tượng nghiên cứu thường sẽ thay đổi quan điểm và theo ý kiến của đám đông hơn là tin với chính mắt của mình.Các thí nghiệm luôn bắt đầu theo cùng một cách thức.

Đầu tiên sẽ là vài lượt thí nghiệm dễ dàng và mọi người đều thống nhất chọn được dòng kẻ đúng. Sau một vài vòng, bài kiểm tra dành cho những người tham gia vẫn hiển nhiên giống những bài kiểm trước đó, ngoại trừ việc những diễn viên trong phòng sẽ lựa chọn một câu hỏi sai có chủ ý. Ví dụ, họ sẽ đưa ra đáp án "A" cho sự so sánh trong Ảnh 10. Mọi người sẽ đồng ý rằng những dòng kẻ là giống nhau mặc dù chúng rõ ràng là khác nhau. Đối tượng nghiên cứu, những người không biết gì về trò lừa này, sẽ ngay lập tức trở nên hoang mang. Họ sẽ mở to mắt. Họ sẽ mỉm cười một cách lo lắng. Họ sẽ quan sát phản ứng của những người khác. Sự dao động của họ lớn dần sau khi thêm một người nữa đưa ra đáp án không chính xác.

Đối tượng sẽ nhanh chóng bắt đầu nghi ngờ mắt nhìn của chính họ. Cuối cùng, họ đưa ra câu trả lời mà trái tim họ biết rõ rằng đó là câu trả lời sai. Asch đã tiến hành thí nghiệm này nhiều lần và theo nhiều cách thức khác nhau. Những gì mà ông phát hiện ra là khi con số của diễn viên tăng lên thì sự tuân theo đám đông cũng tăng lên. Nếu như chỉ có một đối tượng nghiên cứu và một diễn viên thì sẽ không có ảnh hưởng nào lên lựa chọn của người đó. Họ chỉ cho rằng họ đang ở chung phòng với một kẻ ngốc. Khi hai diễn viên ở chung phòng với đối tượng, vẫn có một chút tác động nhỏ. Nhưng khi diễn viên tăng lên con số ba, và bốn, và lên tới tám người, đối tượng sẽ trở nên nghi ngờ bản thân mình. Đến cuối thí nghiệm, gần 75% đối tượng nghiên cứu đã đồng thuận với câu trả lời của cả nhóm mặc dù nó rõ ràng là không chính xác. Bất cứ khi nào chúng ta không chắc chắn phải làm gì, chúng ta sẽ quan sát những người khác để có sự chỉ dẫn cho hành vi của bản thân. Chúng ta ngay lập tức rà soát môi trường xung quanh và tự hỏi, "Những người khác đang làm gì nhỉ?". Chúng ta kiểm tra những bình luận trên Amazon hoặc Yelp hoặc TripAdvisor bởi vì chúng ta mong muốn bắt chước lại những thói quen mua, ăn và du lịch "tốt nhất". Đây thường là một chiến lược thông minh. Có bằng chứng theo số đông. Nhưng cũng có mặt trái. Hành vi bình thường của số đông thường chế ngự hành vi mong muốn của cá nhân. Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một con tinh tinh thuộc một bầy học cách hiệu quả tách hạt và sau đó chuyển sang một bầy mới, bầy này sử dụng cách thức tách hạt kém hiệu quả hơn, và con tinh tinh đó tránh sử dụng cách tách hạt tối ưu chỉ để hòa nhập vào với những con còn lại trong bầy. Con người cũng tương tự như vậy. Tồn tại một áp lực khủng khiếp bên trong phải tuân theo các tiêu chuẩn của nhóm. Phần thưởng cho việc được chấp nhận thường tuyệt vời hơn phần thưởng cho việc chiến thắng trong một cuộc tranh luận, thể hiện sự thông minh, hoặc tìm kiếm sự thật. Hầu hết thời gian chúng ta thà sai theo đám đông còn hơn là đúng một mình. Tâm trí con người biết làm thế nào để hòa hợp với những người khác.

Thực ra là tâm trí muốn được hòa hợp với người khác. Đây là cơ chế tự nhiên của con người. Bạn có thể ghi đè lên cơ chế này - bạn có thể lựa chọn lờ đi hội nhóm hoặc ngừng việc quan tâm người khác nghĩ gì - nhưng nó sẽ có hiệu quả. Việc đi ngược lại bản chất của nền văn hóa cần rất nhiều nỗ lực.Khi thay đổi các thói quen đồng nghĩa với việc thách thức lại đám đông thì thay đổi sẽ không còn hấp dẫn. Khi thay đổi các thói quen đồng nghĩa với việc hòa nhập với đám đông thì thay đổi sẽ trở nên hấp dẫn.

3. Bắt chước theo nhóm

Những người có ảnh hưởng Con người ở bất kỳ đâu cũng đều theo đuổi quyền lực, danh tiếng và địa vị. Chúng ta mong muốn huân chương gắn trên ngực áo khoác. Chúng ta mong muốn được đề Tổng giám đốc hay Hội viên trong phần chức danh. Chúng ta mong muốn được chấp nhận, công nhận và khen thưởng. Khuynh hướng này trông thì có vẻ phù phiếm nhưng tổng quan thì nó là một động thái thông minh.

Trong lịch sử, một người có quyền lực và địa vị càng lớn thì càng tiếp cận được nhiều tài nguyên, càng ít lo lắng về việc sinh tồn, và không phải chứng minh mình là một đối tượng thu hút. Chúng ta được thiết kế để có những hành xử giúp chúng ta có được sự tôn trọng, chấp nhận, ngưỡng mộ, và địa vị. Chúng ta mong muốn là một người có cơ bắp cuồn cuộn ở phòng tập gym hay là một nhạc công có thể chơi những bản nhạc đàn hạc khó nhất hay là một bậc phụ huynh có những đứa con hoàn hảo nhất bởi vì những điều này làm chúng ta nổi bật trong đám đông. Một khi chúng ta hòa nhập vào đám đông, chúng ta bắt đầu tìm kiếm những cách thức để trở nên nổi bật.Đây chính là lí do chúng ta quan tâm nhiều tới các thói quen của những người có ảnh hưởng lớn. Chúng ta nỗ lực để sao chép lại hành vi của những người thành công bởi vì chúng ta mơ ước bản thân mình thành công.

Rất nhiều những thói quen hàng ngày của chúng ta là sự bắt chước từ những người mà chúng ta ngưỡng mặt. Chúng ta sao chép lại chiến lược marketing của những công ty thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Bạn tạo ra một công thức từ thợ làm bánh yêu thích. Bạn mượn giọng văn của tác giải yêu thích. Bạn nhái lại cách nói chuyện của sếp. Bạn bắt chước những người mà ta ghen tị.Những người có địa vị cao thích sự chấp nhận, ngưỡng mộ, và khen tặng từ những người khác. Và điều đó có nghĩa là một hành vi có thể giúp chúng ta có được sự chấp nhận, ngưỡng mộ, và khen tặng, chúng ta sẽ thấy nó hấp dẫn.

Chúng ta cũng nỗ lực tránh những hành vi làm giảm vị thế của mình. Chúng ta cắt tỉa bờ rào và thảm cỏ bởi vì chúng ta không muốn bị coi là nhếch nhác so với những nhà hàng xóm. Khi mẹ chúng ta tới thăm, chúng ta sẽ lau dọn nhà cửa bởi vì chúng ta không muốn bị mẹ đánh giá, phán xét. Chúng ta không ngừng tự hỏi "Mọi người sẽ nghĩ gì về mình?" và thay đổi hành vi dựa trên các câu trả lời.Ba chị em nhà Polgar - ba kiện tướng cờ vua đã được đề cập ở đầu chương này - là một minh chứng cho sự ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài của những ảnh hưởng mang tính xã hội lên hành vi của chúng ta. Ba chị em luyện chơi cờ nhiều tiếng mỗi ngày và không ngừng nỗ lực trong nhiều năm. Nhưng những thói quen và hành vi này giúp họ duy trì sự hứng thú, phần nào bởi vì họ được trân trọng bởi văn hóa của họ. Từ sự khen thưởng của cha mẹ họ cho tới những thành tích, danh hiệu khác nhau như kiện tướng mà họ đạt được, họ có nhiều lý do để tiếp tục cố gắng.

Tóm tắt chương

- Nền văn hóa chúng ta đang sống quyết định hành vi nào là hấp dẫn đối với chúng ta.

- Chúng ta có xu hướng hình thành nên các thói quen mà chúng được khen ngợi và chấp nhận bởi nền văn hóa của chúng ta bởi vì chúng ta có một khao khát mạnh mẽ được hòa nhập và thuộc về tập thể.

- Chúng ta có xu hướng bắt chước những thói quen của ba nhóm người: Nhóm những người thân cận (gia đình và bạn bè), Nhóm số đông (tập thể), và Nhóm có ảnh hưởng (những người có địa vị và danh tiếng).

- Một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể làm để xây dựng thói quen tốt hơn là tham gia vào một môi trường nơi (1) những hành vi mong ước của bạn được coi là bình thường và (2) bạn đã có sẵn một vài điểm chung với tập thể.

- Hành vi bình thường của tập thể thường chế ngự những hành vi mong ước của cá nhân. Hầu hết thời gian chúng ta thà sai theo đám đông còn hơn là đúng mà một mình.

- Nếu một hành vi giúp chúng ta có được sự chấp nhận, tôn trọng và khen ngợi thì

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net