Phần giới thiệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu chuyện của chính tôi.

Vào đúng ngày cuối cùng của năm thứ hai cao trung, tôi bị một cây gậy bóng chày nện trúng mặt. Khi đó cậu bạn cùng lớp đang vung gậy thực hiện một cú đánh bóng, cây gậy trượt khỏi tay cậu ấy và hướng thẳng về phía tôi trước khi đập thẳng vào vùng giữa hai mắt tôi. Tôi không nhớ bất kì điều gì về cái khoảnh khắc va đập đó.

Cây gậy đập vào mặt tôi với một lực mạnh tới nỗi làm mũi tôi biến dạng thành hình chữ U. Vụ va đập khiến cho phần mô mềm của não xoắn tụt vào sâu xương sọ. Ngay lập tức một cơn chấn động chạy xuyên đầu tôi. Chỉ trong tíc tắc tôi bị gãy mũi, rạn xương sọ, và hoa cả mắt.

Khi tôi mở mắt, tôi thấy mọi con mắt đổ dồn vào tôi và mọi người đang chạy về phía tôi để giúp đỡ. Tôi cúi xuống và thấy những đốm đỏ nổi bật trên quần áo mình. Một trong những cậu bạn cùng lớp cởi chiếc áo của cậu ấy và đưa cho tôi để cầm máu đang chảy như suối từ cái mũi gẫy của tôi. Sốc và hỗn loạn, tôi đã không nhận thức được tình trạng chấn thương nghiêm trọng của mình khi đó.

Thầy giáo khoác vai tôi và chúng tôi bắt đầu đi bộ dài lê thê tới phòng y tế: băng qua cánh đồng, đi xuống đồi, và quay trở lại trường. Một vài cánh tay đỡ hai bên người tôi, giữ cho tôi đứng vững. Chúng tôi di chuyển rất chậm. Cũng không ai để ý tới thời gian nhanh hay chậm nữa.

Khi chúng tôi tới phòng y tế, cô y tá trường hỏi tôi một loạt các câu hỏi.

"Bây giờ là năm nào?""1998," tôi trả lời. Mà thật ra lúc đó là năm 2002.

"Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ai?" "Bill Clinton," tôi đáp. Câu trả lời đúng phải là George W. Bush.

"Mẹ em tên là gì?" "Ừ. Uhm." Tôi ngắc ngứ. Mười giây trôi qua. "Patti," tôi đáp một cách thản nhiên, cố lờ đi sự thật rằng tôi mất đến mười giây để nhớ ra tên của chính mẹ mình.

Đấy cũng là câu hỏi cuối cùng mà tôi nhớ được. Cơ thể tôi không thể nào chịu đựng được những cơn choáng dồn dập trong đầu và tôi đã bất tỉnh trước khi xe cứu thương đến nơi. Vài phút sau, tôi được cáng rời khỏi trường tới thẳng bệnh viện địa phương.

Tới bệnh viện được một lúc thì cơ thể tôi có dấu hiệu ngừng trệ. Tôi gặp khó khăn ngay cả trong những việc thực hiện các chức năng cơ bản như nuốt và thở. Tôi lên cơn co giật đầu tiên. Sau đó thì tôi ngừng thở hoàn toàn. Các bác sĩ khẩn trương cho tôi thở oxy, họ cũng đưa ra quyết định rằng bệnh viện địa phương không đủ trang thiết bị để điều trị ca bệnh của tôi và gọi một chiếc trực thăng chuyển tôi tới một bệnh viện lớn hơn tại Cincinnati.

Tôi được đẩy ra khỏi cánh cửa phòng cấp cứu và băng qua phố để tới chiếc trực thăng. Một y tá đẩy tôi trên chiếc xe cáng cứu thương, nó rung từng nhịp trên lối đi mấp mô, trong khi một người khác đang bơm khí giúp tôi thở bằng tay từng nhịp một. Mẹ tôi vừa mới tới bệnh viện kịp lúc cũng leo lên trực thăng với tôi. Mẹ nắm tay tôi trong suốt chuyến bay, lúc đó tôi vẫn hôn mê và không tự thở được. Trong khi mẹ tôi đi cùng với tôi trên chuyến bay, bố tôi về nhà xem tình hình các em tôi và báo tin cho chúng biết. Ông rưng rưng khi giãi bày với em gái tôi rằng ông sẽ không thể tham dự buổi bế giảng lớp 8 của con bé vào tối hôm đó được. Sau khi gửi hai đứa cho họ hàng, ông đã lái xe tới Cincinnati để gặp mẹ tôi.

Khi trực thăng đáp xuống sân bay trên nóc bệnh viện, một đội ngũ gần hai mươi bác sĩ và y tá lao tới và nhanh chóng đưa tôi tới phòng điều trị. Đến lúc này sự phù nề trong não tôi trở nên rất nghiêm trọng và tôi bắt đầu các cơn co giật. Cần phải xử lý các chỗ xương gãy nhưng tình trạng tôi không cho phép thực hiện phẫu thuật. Sau cơn động kinh lần thứ ba trong ngày, tôi được gây mê và đặt trên một cái quạt thông gió.

Bố mẹ tôi không lạ lẫm gì với bệnh viện này. Mười năm trước, cũng toà nhà này nhưng ở tầng trệt bố mẹ tôi đã mang em gái tôi đến khám, con bé khi đó 3 tuổi và được chuẩn đoán bệnh bạch cầu. Tôi lúc đó 5 tuổi. Em trai tôi được sáu tháng tuổi. Sau hai năm rưỡi hoá trị, ghép tế bào tuỷ tạo máu và sinh thiết, em gái tôi cuối cùng đã được xuất viện, hạnh phúc, khoẻ mạnh và hoàn toàn khỏi ung thư. Và giờ thì sau mười năm yên bình, bố mẹ tôi lại một lần nữa quay trở lại bệnh viện này cùng một đứa con khác.

Bệnh viện đã gửi đến một mục sư và một nhà hoạt động xã hội để giúp bố mẹ tôi khuây khoả trong khi tôi đang được gây mê sâu. Đây cũng chính là mục sư người đã gặp bố mẹ tôi mười năm trước vào cái buổi tối em gái tôi được chuẩn đoán mắc ung thư. Trời dần tối và hàng tá các máy móc đã cứu sống tôi. Bố mẹ tôi nằm tạm trên một tấm thảm của bệnh viện. Lúc thì họ thiếp đi vì mệt mỏi, lúc sau họ lại choàng tỉnh dậy đầy lo lắng. Sau này mẹ tôi kể lại với tôi, "Đó là một trong những đêm kinh khủng nhất trong đời mẹ."

Phục hồi

May mắn thay sáng ngày hôm sau cơ chế thở của tôi đã hồi phục về ngưỡng mà bác sĩ đánh giá là an toàn và cho tôi tỉnh lại. Rốt cuộc khi tôi có ý thức trở lại, tôi phát hiện ra rằng mình mất khả năng ngửi. Để kiểm tra thì cô y tá yêu cầu tôi thở hắt ra bằng mũi và ngửi một hộp nước táo. Khả năng ngửi của tôi đã phục hồi, nhưng mọi người ai cũng bất ngờ bởi khi tôi thở bằng mũi đã tạo ra một luồng khí xuyên qua vết nứt ở hốc mắt và đẩy mắt trái của tôi lồi ra ngoài. Con ngươi của tôi lồi ra khỏi hốc mắt và như được giữ cố định một cách lỏng lẻo bởi mí mắt và lủng lẳng móc nối với não bộ nhờ các dây thần kinh thị giác.

Bác sĩ nhãn khoa cho biết mắt tôi sẽ dần dần về lại đúng vị trí khi không khí thoát hết ra ngoài, nhưng thật khó để chuẩn đoán thời gian bao lâu. Tôi được xếp lịch phẫu thuật một tuần sau đó, từ giờ cho tới đó tôi có thời gian để hồi phục. Trông tôi như thể vừa thua thảm hại sau một trận thi đấu đấm bốc vậy, nhưng tôi đã được phép xuất viện. Tôi trở về nhà với cái mũi gãy, gần một nửa khuôn mặt dập nát, và một bên mắt trái lồi ra.

Những tháng sau đó là những tháng ngày khó khăn. Tôi có cảm giác mọi thứ trong đời tôi đều tạm dừng lại. Trong nhiều tuần tôi còn bị nhìn hai phía; tôi không thể nhìn thẳng. Phải mất hơn một tháng mắt tôi mới dần trở về như bình thường. Sau 8 tháng vật lộn với những cơn đau và những vấn đề về thị lực, tôi đã có thể lái xe trở lại. Khi tiến hành vật lý trị liệu, tôi đã thực hành những mô hình lái xe cơ bản như đi thẳng theo vạch thẳng. Tôi quyết tâm không để cho thương tật đánh gục mình nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ.

Một năm sau đó tôi đau đớn nhận ra rằng tôi sẽ phải nỗ lực nhiều đến như nào để có thể quay trở lại sân bóng. Bóng bầu dục đã từng là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi. Bố tôi đã từng chơi cho đội bóng chày St. Louis Cardinals và tôi đã từng có mơ ước được thi đấu giải chuyên nghiệp giống như bố vậy. Sau nhiều tháng dưỡng thương, điều tôi mong muốn nhất là được quay trở lại chơi bóng.

Nhưng con đường quay trở lại môn bóng chày của tôi không hề dễ dàng chút nào. Khi mùa giải bắt đầu, tôi là thành viên duy nhất bị loại khỏi đội bóng chính thức của trường. Tôi bị xếp xuống chơi cùng đội hình hai. Tôi đã theo đuổi bộ môn này từ năm lên 4, và đối với bất kì ai người đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực cho một bộ môn thể thao thì đó là một điều sỉ nhục. Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày chuyện đó xảy ra. Tôi ngồi trong xe và khóc oà, rồi tôi chụp lấy radio, điên cuồng tìm kiếm một bài hát sẽ giúp tôi thấy khá hơn.

Sau một năm với những suy nghĩ tự ti, nghi ngờ khả năng của bản thân, tôi đã thành công trong vai trò chơi ở đội hạng hai, nhưng hiếm khi tôi ra sân. Tính ra tôi chỉ chơi tổng 11 hiệp trong suốt thời gian chơi bóng chày còn lại ở trường trung học, tương đương với một trận thi đấu.

Bất chấp tình trạng thi đấu dở tệ tại trường trung học, tôi vẫn tin rằng mình có thể trở thành một cầu thủ cừ khôi. Và tôi biết rằng nếu muốn mọi thứ tốt lên thì tôi chính là người có trách nhiệm biến điều đó thành sự thật. Sau hai năm kể từ ngày tôi gặp tai nạn, bước ngoặt đã đến khi tôi bắt đầu theo học tại đại học Denison. Đó là một khởi đầu mới, và cũng chính tại ngôi trường này lần đầu tiên tôi đã khám phá ra sức mạnh đáng kinh ngạc của những thói quen nhỏ bé.

Cách tôi học về các thói quen

Đăng ký theo học tại đại học Denison là quyết định đúng đắn nhất của tôi. Tôi có được một vị trí trong đội tuyển bóng chày và mặc dù tôi xếp hạng chót trong danh sách như một kẻ mới toanh, tôi vẫn thấy xúc động. Bất chấp mớ hỗn loạn những năm tháng trung học, tôi vẫn luôn nỗ lực để trở thành một vận động viên ở trường đại học.

Tôi đã không bắt đầu tham gia đội bóng chày luôn mà tôi tập trung vào việc sắp xếp cuộc sống của mình. Trong khi mấy đứa bạn học của tôi ngủ dậy muộn, chơi điện tử thì tôi đã xây dựng những thói quen đem lại một giấc ngủ chất lượng và đi ngủ sớm mỗi tối. Trong cái thế giới lộn xộn của ký túc xá trường, tôi đề ra nguyên tắc là giữ cho phòng mình ngăn nắp và sạch sẽ. Những điều cải thiện này không to tát gì nhưng chúng đem lại cho tôi cái cảm giác mình đang kiểm soát được cuộc sống của mình.

Tôi bắt đầu lấy lại được sự tự tin. Và niềm tin đang lớn dần lên trong tôi này đã lan toả tới lớp học giúp tôi cải thiện được những thói quen học tập và đạt được điểm A trong suốt năm học thứ nhất. Một thói quen là một lịch trình hay một hành vi được thực hiện thường xuyên - và trong hầu hết mọi trường hợp, được thực hiện một cách tự giác. Mỗi một học kỳ trôi qua là tôi lại tăng dần những thói quen nhỏ nhưng nhất quán, chính điều này đã giúp đem lại những kết quả không thể tưởng tượng được lúc mới bắt đầu. Ví dụ lần đầu tiên trong đời tôi quyết định tạo thói quen nâng tạ nhiều lần mỗi tuần, và trong nhiều năm sau đó, cái thân hình cao 1,93 cm này của tôi đã thành công nâng mức tạ từ nhẹ như lông hồng 170 lên mức 200 pounds.

Khi mùa giải năm thứ hai đại học bắt đầu, vai trò đầu tiên của tôi là một chân giao bóng. Đến năm thứ ba tôi được bầu là đội trưởng và vào cuối mùa giải, tôi được lựa chọn vào đội chính thức. Nhưng phải đợi đến năm thứ tư mới thấy rõ thành quả từ những thói quen của tôi trong các lĩnh vực học tập, giấc ngủ và luyện tập thể lực. 6 năm sau sự kiện tôi bị cây gậy đánh bóng bay vào mặt, được đưa tới bệnh viện bằng trực thăng, và bị gây mê sâu, giờ tôi đã được bầu chọn là nam vận động viên hàng đầu của đại học Denison và có tên trong danh sách đội tuyển cấp đại học toàn nước Mỹ của ESPN, một vinh dự chỉ dành cho 33 cầu thủ trên toàn quốc. Đến khi tốt nghiệp, tôi đã có tên trong sách kỷ lục của trường trong 8 lĩnh vực khác nhau.

Cũng trong năm đó, tôi được trao huy chương của Tổng thống cho thành tích học tập cao nhất tại trường đại học. Hi vọng bạn bỏ qua cho tôi nếu bạn thấy những điều ở trên nghe có vẻ khoe khoang. Nói thật chẳng có huyền thoại hay ghi danh sử sách nào trong sự nghiệp thể thao của tôi hết. Tôi chưa bao giờ ngừng chơi một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi nhìn lại những năm tháng đó tôi tin là mình đã đạt được một điều rất quý giá: tôi đã tạo ra cơ hội tiềm năng cho chính mình. Và tôi tin những cách thức trong cuốn sách này cũng sẽ giúp bạn tạo ra cơ hội tiềm năng cho chính bạn.

Tất cả chúng ta ai cũng gặp những thách thức trong cuộc sống. Tổn thương sau tai nạn là một trong những thách thức của tôi và trải nghiệm đó đã dạy tôi một bài học quan trọng: những thay đổi tưởng chừng bé nhỏ, ít quan trọng lúc ban đầu sẽ đem lại kết quả đáng kinh ngạc nếu ta kiên trì thực hiện nó trong nhiều năm.

Tất cả chúng ta đều phải đối diện với những khoảng lùi nhưng trong một cuộc chạy dài, chất lượng cuộc sống của chúng ta thường phụ thuộc vào chất lượng của những thói quen chính chúng ta. Với cùng thói quen, bạn sẽ đạt được cùng kết quả. Nhưng với những thói quen tốt hơn, mọi việc đều khả thi. Có thể có những người sau một đem có thể đạt được những thành công vượt bậc. Nhưng tôi không quen ai như vậy cả, tôi thì chắc chắn không phải là một người trong số họ.

Không thể chỉ trong một khoảnh khắc mà tôi từ một bệnh nhân bị gây mê sâu trở thành một người được trao huân chương xuất sắc cấp đại học toàn quốc. Đó là một hành trình. Đó là sự cải thiện dần từng chút một, một chuỗi dài của các chiến thắng và bứt phá nhỏ bé. Cách thức duy nhất mà tôi đã thực hiện - lựa chọn duy nhất mà tôi đưa ra - là bắt đầu từ những điều nhỏ bé. Và tôi đã áp dụng cùng cách thức này trong vài năm sau đó khi tôi bắt đầu tự kinh doanh và viết cuốn sách này. Lý do và cách tôi đã viết nên cuốn sách. Tôi bắt đầu đăng các bài viết trên trang jamesclear.com từ Tháng 11 năm 2012.

Tôi đã ghi chép lại những kinh nghiệm cá nhân về thói quen, cuối cùng tôi đã sẵn sàng chia sẻ một vài điều trong đấy tới các bạn. Lúc bắt đầu tôi đăng bài mới vào mỗi thứ hai và thứ năm hàng tuần. Chỉ trong vài tháng, những bài viết đơn giản về thói quen đó đã đem lại cho tôi 1000 người theo dõi nhận tin qua email, và đến cuối năm 2013 con số người theo dõi đã tăng lên đến con số 30,000. Năm 2014 danh sách người theo dõi đã tăng lên hơn 100,000 người, đây là một con số tăng trưởng ấn tượng trên mạng internet. Tôi đã từng có cảm

giác mình như kẻ lừa đảo khi bắt tay vào viết lách vào hai năm về trước, nhưng giờ tôi đã trở nên nổi tiếng là một chuyên gia về thói quen - cái chức danh vừa khiến tôi phấn khích vừa khiến tôi không thoải mái.

Tôi chưa từng bao giờ nghĩ mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này, và chắc chắn trong số những độc giả còn có người còn siêu hơn. Năm 2015 số lượng người theo dõi qua email đã lên đến con số 200.000 và tôi cũng ký được một hợp đồng với nhà xuất bản Penguin Random House để viết cuốn sách mà các bạn đang đọc. Số lượng độc giả tăng đem lại cho tôi những cơ hội kinh doanh. Ngày càng nhiều các công ty lớn mời tôi đến nói chuyện về việc tạo lập thói quen, thay đổi hành vi, cải thiện liên tục một cách khoa học.

Tôi nhận thấy chủ yếu những lời mời nói chuyện tới từ Mỹ và Châu Âu. Năm 2016, các bài viết của tôi bắt đầu thường xuyên xuất hiện trên những tạp chí lớn như Times, Entrepreneur, và Forbes. Không thể ngờ được rằng hơn 8 triệu độc giả đã đọc những bài viết của tôi trong năm đó. Các huấn luyện viên tại các giải NFL, NBA và MLB bắt đầu đọc các bài viết của tôi và chia sẻ với các thành viên trong đội. Đầu năm 2017, tôi thành lập Habit Academy, nơi cung cấp các chương trình đào tạo nền tảng chất lượng cao dành cho những tổ chức, cá nhân có mong muốn xây dựng các thói quen tốt hơn trong cuộc sống và công việc [* Nếu muốn biết thêm thông tin xin mời truy cập website habitsacademy.com].

Các công ty trong top 500 của Fortune và các công ty start-up đang ăn nên làm ra bắt đầu cử các lãnh đạo đến học và đào tạo nhân viên của họ. Tổng đã có hơn 10,000 nhà lãnh đạo, quản lý, huấn luyện viên và giáo viên đã tốt nghiệp Habits Academy, và khi làm việc với những con người đó tôi cũng đã học được một khối lượng kiến thức đáng kinh ngạc các cách tạo lập thói quen áp dụng trong thực tiễn.

Năm 2018 khi tôi hoàn thành cuốn sách này, trang web jamesclear.com đang nhận được hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng và gần 500.000 người theo dõi qua email hàng tuần - một con số vượt xa ngoài mong đợi lúc mới bắt đầu của tôi, thậm chí tôi còn không chắc là đã nghĩ tới con số này. Cách mà quyển sách này giúp ích cho bạn Naval Ravikant, một nhà đầu tư cho biết: "Để viết ra một cuốn sách tuyệt vời, trước tiên chúng ta phải là chính cuốn sách." Lúc bắt đầu tôi học về những ý tưởng được đề cập trong cuốn sách này bởi vì tôi phải sống với chúng. Tôi đã phải nhờ vào những thói quen nhỏ để phục hồi sau chấn thương, để trở nên khoẻ

mạnh hơn khi tập gym, để có phong độ cao trên sân đấu, để trở thành một nhà văn, để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, và đơn giản là để trở thành một thanh niên sống có trách nhiệm.

Những thói quen nhỏ giúp tôi tự mình tạo ra được những tiềm năng cho mình, và bởi vì bạn đã lựa chọn cuốn sách này, tôi đoán là bạn cũng muốn tự tạo ra những tiềm năng cho mình. Những trang tiếp theo tôi sẽ chia sẻ từng bước theo thứ tự để tạo dựng thói quen tốt hơn - không chỉ trong một vài ngày hay vài tuần, mà là cho cả một đời người. Dù mọi điều tôi viết trong cuốn sách đều được khoa học ủng hộ nhưng cuốn sách này lại ko phải là một bản nghiên cứu khoa học, nó là một bản hướng dẫn thao tác.

Bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên trực tiếp, đi thẳng vào trọng tâm khi tôi giải thích một cách khoa học rằng bằng cách nào tạo ra và thay đổi các thói quen của bạn bằng một lối diễn đạt dễ hiểu và dễ áp dụng. Các lĩnh vực mà tôi đề cập - sinh vật, thần kinh học, tâm lý học, triết học và nhiều lĩnh vực khác nữa đều được đề cập đến trong nhiều năm qua. Cái mà tôi đem đến cho bạn ở đây là sự tổng hợp của những ý tưởng tuyệt vời nhất mà những con người thông minh đã chỉ ra từ xa xưa cũng như những khám phá đầy thuyết phục gần đây của giới khoa học.

Tôi hi vọng sự đóng góp của tôi trong việc kiếm tìm những ý tưởng nổi trội nhất và liên kết chúng theo cách dễ thực hiện nhất. Các bạn có thể tri ân tới rất nhiều chuyên gia những người đi trước tôi khi thấy những kiến thức thông thái trong cuốn sách này. Còn những điều ngớ ngẩn thì hãy xem như đó là lỗi của tôi. Ý tưởng chính của cuốn sách là hình mẫu 4-bước của thói quen - quan tâm, ham thích, phản ứng và phần thưởng - và 4 qui luật thay đổi hành vi được tôi đúc kết từ 4 bước trên.

Độc giả nào có kiến thức căn bản về tâm lý học có thể nhận ra một vài mục xuất phát từ điều kiện hoá công cụ, [* Operant conditioning: Điều kiện hóa từ kết quả (đôi khi còn được gọi là điều kiện hóa công cụ) là một phương thức học tập xuất hiện thông qua quá trình thưởng phạt các hành vi. Qua điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được tạo dựng giữa hành vi và một kết quả do hành vi đó mang lại] đây là phương thức "kích thích, phản ứng, khen thưởng" được B.F.Skinner đưa ra lần đầu tiên vào những năm 1930 và sau đó được phổ biến rộng rãi đến ngày nay trong tác phẩm "Sức mạnh của thói quen" của Charles Duhigg dưới hình thức "quan tâm, mức độ thực hiện, khen thưởng".

Các nhà tâm lý học hành vi như Skinner nhận thấy rằng nếu bạn đưa ra chế độ thưởng, phạt thích hợp thì bạn có thể khiến cho một ai đó hành động theo một cách nhất định. Nhưng trong khi những hình mẫu nghiên cứu của Skinner đã giải thích một cách rõ ràng cách thức các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta, thì chúng lại chưa chứng minh một cách thuyết phục cách thức mà những suy nghĩ, cảm giác, và niềm tin của chúng ta ảnh hưởng tới hành vi của chính chúng ta. Những trạng thái bên trong - các tâm tư, trạng thái cảm xúc cũng có ảnh hưởng như vậy tới chúng ta.

Vài thập niên trở lại đây, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy mối liên hệ giữa các suy nghĩ, cảm giác và hành vi. Nghiên cứu này cũng được đề cập đến trong cuốn sách. Một cách tổng quan, ý chính của cuốn sách tôi muốn đem tới cho các bạn là hình mẫu tổng hợp giữa tâm lý học hành vi và khoa học nhận thức. Tôi tin rằng đây là một trong những hình mẫu đầu tiên về hành vi của con người để đánh giá chính xác ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài cũng như yếu tố cảm xúc bên trong tới thói quen của chúng ta.

Khi có sự tương thông về ngôn ngữ, tôi tin chắc rằng những chi tiết của việc vận dụng 4 quy luật thay đổi thói quen sẽ đem tới cho bạn một lối tư duy mới về các thói quen của bạn. Hành vi của con người luôn thay đổi: từ tình huống này sang tình huống khác, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, từ phút giây này sang phút giây khác. Nhưng cuốn sách này đề cập đến một thứ không thay đổi, đó là những yếu tố cơ bản trong hành vi con người, những nguyên tắc bất biến mà bạn có thể áp dụng năm này qua năm khác, những ý tưởng mà bạn có thể áp dụng trong công việc kinh doanh, trong đời sống gia đình, trong cuộc sống hàng ngày.

Có rất nhiều cách để kiến tạo những thói quen tốt hơn nhưng cuốn sách này đề cập đến cách tốt nhất mà tôi biết - một cách tiếp cận hiệu quả cho dù bạn bắt đầu từ đâu hay điều mà bạn đang cố gắng thay đổi. Những chiến lược mà tôi nêu ra dành cho những ai đang tìm kiếm một hệ thống từng bước một nhằm cải thiện thói quen cho dù mục tiêu của bạn là sức khoẻ, tiền bạc, năng suất, các mối quan hệ, hoặc là tất cả các điều

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net