azit 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
nên chẳng biết gì cả. Học sinh đó bắt được câu hỏi "Cần bao nhiêu năng lượng để đun sôi bình nước ... lít từ ... oC lên 100oC và bốc hơi ..." Thầy giáo hỏi mãi không được nên cáu, đi đi lại lại trong lớp. Tranh thủ thời khắc đó, ông kia cầu cứu các bạn. Ông tôi đang tính toán giùm thì ông thầy đã mang để lên bàn một bình nước và hỏi :

- Đây, bình này muốn đun lên cần bao nhiêu năng lượng ?

Ông học sinh im như thóc, chẳng nói gì. Tranh thủ lúc thầy quay đi, ông tôi viết vào giấy và giơ lên cho anh bạn "Khoảng một ngựa". Thầy giáo hỏi :

- Tôi hỏi em bình này chứa gì ? Có gì trong này ?

Ông bạn của ông nội tôi trả lời tỉnh bơ :

- Thưa thầy một con ngựa ạ! (1)

Tôi suy nghĩ khá nhiều về các câu chuyện mọi người kể tối hôm đó. Hôm sau, tranh thủ lúc thầy giáo đang vui vẻ, tôi quyết định hỏi cả thầy về chuyện đó. Chúng tôi tập chơi bóng ném ở sân trường, giờ giải lao, thầy cũng ngồi xệp giữa chúng tôi. Tranh thủ dịp may hiếm có, tôi liền hỏi thẳng :

- Thưa thầy, đã có lần nào thầy "cóp" bài chưa ạ?

Bị tôi hỏi bất ngờ, không kịp suy nghĩ thầy nói :

- Có chứ ... à mà quên, lần đó là cả lớp thầy chép bài ... Một anh bạn trong lớp học bài kỹ hơn đã làm xong rất nhanh bài kiểm tra. Khi ra ngoài, anh ta đã viết các câu trả lời lên một tấm bìa cứng lớn và giơ cao lên ngang cửa sổ. Trong lớp mọi người chỉ việc nhìn ra và chép vào giấy. Tuy nhiên phải giữ sao cho thầy giáo không biết được ... - Thầy giáo tôi kể một cách thích thú kỷ niệm ấy.

Hôm sau chúng tôi có bài kiểm tra kiến thức khoa học thường thức.

Ngồi cạnh tôi là Murat ở bên trái và Turkan ở bên phải. Thư trước tôi đã viết qua cho bạn về Murat. Đó là cậu bạn khi thầy gọi "Em đứng dậy!", nó lại hỏi "Em ấy à ?". Murat học đúp lại từ năm trước. Bạn cùng học với nó đã lên lớp 7 cả, thế mà nó thì ... Murat không phải là đứa lười biếng nhưng bài vở không chịu vào đầu nó. Bình thường thì nó cũng là một đứa bạn tốt.

Còn Turkan là học sinh khá, có nhiều điểm tốt nhưng chả hiểu sao hôm đó lại không học bài. Thế là cả hai đứa đều đòi tôi viết cho chúng những mẩu giấy ... Tôi bảo chúng nó :

- Viết giấy cho cả hai cậu cũng được nhưng sợ không đủ thời giờ, tốt hơn hết để tớ nhắc miệng.

Các câu hỏi thầy ra cho chúng tôi như sau :

1. Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho trẻ em ?

2. Em hãy nói về các bệnh thông thường của trẻ em và cách phòng tránh các bệnh đó.

3. Em hiểu thế nào về tác dụng của các trò chơi và đồ chơi ?

4. Biện pháp roi vọt trong giáo dục có tác dụng không ?

Tối hôm trước và cả sáng hôm đó tôi đã học bài rất thuộc. Tôi còn nhớ cả số trang có bài học đó nữa kia. Nhìn thấy quyển "Khoa học thường thức" trước mặt Turkan, tôi liền nhắc cả hai đứa :

- Này, các cậu mở trang 50 ra đi ... Các trang 50, 51, 52 là bài học trả lời các câu hỏi thầy giáo cho đấy.

Tôi bắt đầu làm bài thì nghe Murat hốt hoảng gọi :

- Zeynep, cậu nói dối, ở trang 50 làm gì có ...

- Sao vậy ? - Tôi thì thầm hỏi lại.

- Trang 50 chỉ có bài về rừng nhiệt đới thôi ...

- Thì giở tiếp trang sau đi !

- Mình giở tiếp rồi ... Sau đó là bài nói về các loại than : than đá, than bùn ...

Tôi xem quyển sách Murat thì đâu có phải là "khoa học thường thức". Chẳng hiểu sao nó lại giở quyển "Tìm hiểu thiên nhiên" ra.

- Ơ, đâu phải quyển này. Mở quyển "Khoa học thường thức" ra cơ mà. - Tôi thì thầm bảo nó.

Murat tìm thấy quyển "Khoa học thường thức" và bắt đầu cắm cổ chép, không kịp thở. Tôi cũng vội làm bài không chú ý gì đến nó nữa. Turkan và Murat làm xong bài và nộp thầy trước cả tôi. Lúc tôi làm xong và ra ngoài. Murat bảo tôi:

- Cậu biết không ? Sách của tớ không có trang 50, 51, 52.

- Sao lại không ? Dứt khoát là có.

- Tớ thề là không có đâu. Từ trang 48 đã đến trang 63 kia mà.

Nó vào lớp lấy quyển sách của nó đưa cho tôi xem. Tôi giở ra và xem rất kỹ. Đúng thật ! Các bài học thầy kiểm tra không có trong sách của nó. Các trang số 33 đến 48 đã lặp lại hai lần. Đó là lỗi của nhà in, lúc đóng sách ...

Khi đã rõ rồi, tôi tò mò hỏi Murat :

- Nhưng tớ vẫn thấy cậu viết ghê lắm mà. Cậu đã làm gì, hả Murat ?

- Tớ chép hết cả trang 48 chứ còn làm gì nữa. - Nó trả lời tỉnh bơ.

Mấy hôm sau, thầy trả bài và đọc điểm. Tôi và Turkan đều được điểm rất tốt. Sau đó thầy nói :

- Bây giờ tôi sẽ đọc bài làm của Murat cho các em nghe thử. Các em chú ý nhé ! Câu hỏi thứ nhất "Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ngoài da cho trẻ em?" Trả lời "Để cho bền, sạch và đẹp lâu, cần phải giặt kỹ và là (ủi) ở nhiệt độ thích hợp, nếu bị dây bẩn".

Không ai nhịn được cười. Nhưng thầy giáo xua tay :

- Im lặng! Các em nghe tiếp câu khác. Murat trả lời câu hỏi về cách phòng ngừa các bệnh thông thường trẻ em như sau : "Chúng ta phải phơi nắng và chải thường xuyên. Khi đã sạch có thể treo lên mắc áo hoặc bỏ vào trong tủ. Nếu mùa lạnh đã hết, có thể gói lại và bỏ vào trong va li. Trường hợp bị bẩn nhiều quá phải giặt bằng nước nóng với xà phòng và treo lên dây phơi cho khô".

Cả lớp cười bò ra, nhiều đứa cười chảy cả nước mắt nước mũi. Murat xấu hổ quá, nó nói như muốn khóc :

- Nhưng ... thưa thầy, em chép trong sách ra cơ mà ...

Thầy giáo rõ ràng đã biết, bảo nó :

- Tôi biết là em chép ở trong sách rồi. Chỉ có điều em đã chép lầm! Câu hỏi ở bài "Chăm sóc trẻ em" thì em lại chép sang bài "Giữ gìn quần áo".

- Thưa thầy, Zeynep bảo em thế ạ.

Thầy giáo nhìn tôi rất ngạc nhiên :

- Thế ra là em nói cho bạn chép sai bài cơ đấy ?

Tôi không thể chối cãi được sự thật :

- Thưa thầy, em chỉ nhắc bạn ấy câu trả lời nằm ở trang nào trong sách thôi ạ.

Xem sách của Murat, thầy giáo hiểu ngay tại sao có sự lầm lẫn. Tuy nhiên ông ấy vẫn không tha cho tôi :

- Tôi bắt buộc phải thông báo cho cha mẹ em về chuyện này ...

Mẹ tôi được mời đến trường để nghe hết sự việc tôi đã làm. Đó là lỗi xúi bạn "cóp" bài trong giờ kiểm tra.

Trời! Thế là suốt buổi tối hôm đó, cả nhà phê phán tôi. Ba tôi mắng gay gắt :

- Xấu hổ, xấu hổ quá con gái ơi ...

May quá, tôi lại được ông nội bênh vực :

- Thôi để yên cho con bé học. Nó có chép bài đâu. Nó chỉ nhắc đứa khác thôi mà. Để cho nó yên nào.

Mẹ tôi chưa chịu :

- Thì cũng vậy cả chứ gì ?

- Nào, nào ... Chúng bay có đứa nào không "cóp" bài khi còn đi học không, hả ? - Ông tôi vặn lại.

Mentin ra vẻ thông minh, nói góp :

- Thì các thầy giáo có bắt được ba mẹ "cóp" đâu.

Thế đấy, tôi biết làm sao được. Tự nhiên bị mang tiếng ... Tôi rất bực. Nhưng tức nhất vẫn bị Mentin trêu chọc : "Ê, xấu hổ quá! Thật đáng hổ thẹn! Cóp bài mà lại để bị tóm ... xấu hổ quá!".

Rất mong thư bạn. Tôi dừng lời chúc bạn khỏe mạnh và học hành tiến bộ.

Zeynep

(1) Tác giả dùng lối chơi chữ ở đây. Người bạn nhắc năng lượng để đun sôi nước là một sức ngựa, anh lười hiểu lầm là một con ngựa .

Trích dẫn

27-11-2007 02:26 AM #59

handballvn

- Banned -

Ngày tham gia

Sep 2007

Đến từ

Hành tinh khác

Bài viết

1,546

Thanks

3,310

Thanked 3,641 in 1,493 Posts

Bức thư thứ 19: Tình cảnh gia đình

Istanbun 26.2.1964

Zeynep thân mến,

Cám ơn bạn đã gởi cho tôi tấm ảnh. Hồi này Mentin trông lớn hẳn ra, có vẻ đàng hoàng lắm.

Tôi rất thông cảm về những chuyện đã xảy ra với bạn trong tuần qua. Rõ ràng là muốn giúp bạn lại thành ra mang tội. Dù vẫn thương hại Murat nhưng tôi cũng bực với nó.

Bạn còn nhớ Huseyin không ? Với nó cũng có những chuyện dở khóc dở cười. Nó cũng làm nhiều bạn trong lớp tôi buồn cười như Murat của các bạn. Tuy nhiên Huseyin không đổ lỗi của mình cho ai cả. Bạn cũng đã từng biết nó đấy, đó là một đứa bạn tốt. Trong một lá thư tôi đã có lần kể rằng Huseyin, thà chịu đau một mình chứ không thưa thầy để tố cáo đứa bạn xô đẩy làm nó ngã từ trên ngọn cây xuống.

Khi trước còn ở Istanbun, bạn đã đến nhà Huseyin chơi chưa ? Gia đình nó sống ở một khu ngoại ô nhỏ và khá tồi tệ. Mà ngay cả khi chưa đến nhà nó, chắc bạn cũng thấy nó là một đứa trẻ con nhà nghèo.

Lâu lâu tôi cũng có đến nhà nó chơi và vì thế tôi biết khá rõ về hoàn cảnh gia đình sa sút mà nó đang phải chịu đựng. Nhà Huseyin có tới bảy người mà tất cả phải sống chen chúc trong một căn phòng nhỏ xíu. Hoặc vì nhà cửa quá chật chội, hoặc vì tiền nong kiếm được quá hạn chế, trong nhà nó ít khi có sự hòa thuận, vui vẻ. Từ khi hai đứa kết bạn với nhau, Huseyin hay kể những chuyện cãi vã, xích mích thường xuyên trong gia đình nó cho tôi nghe. Tôi cũng sẵn lòng chia sẻ những nỗi buồn khổ với nó. Đôi lúc tôi còn phải khuyên giải, động viên nó vượt qua những khó khăn vật chất và tinh thần.

Buổi sáng đến trường mà thấy mắt nó đỏ mọng là tôi biết ngay cả đêm trước nó đã khóc rất nhiều. Thường ít khi tôi thấy nó cười đùa vui vẻ, mà nó hay có vẻ buồn và suy nghĩ.

Gần đây, một buổi sáng, tôi lại thấy nó đến trường, mắt còn đỏ hoe. Để mọi người khỏi thấy nó đã khóc, Huseyin len lén đến thẳng chỗ ngồi và chẳng chuyện trò gì với ai. Ngay tôi cũng chẳng kịp hỏi nó câu nào, chuông báo bắt đầu giờ học đã điểm.

Hôm đó trong giờ học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, thầy giáo giảng cho chúng tôi về "Các biến cách của danh từ". Thầy giáo hỏi cả lớp danh từ gồm có các cách gì. Chúng tôi đồng thanh đọc thật to : "Danh cách, tặng cách, thuộc cách, đối cách, xưng cách".

Sau đó thầy gọi Đemir đứng dậy đọc một câu chuyện ngắn nhan đề "Ngôi nhà có cửa sổ bằng vàng". Có lẽ bạn cũng biết câu chuyện này, nó ở trong sách tập đọc ấy ... Trong khu rừng kia có một gia đình nghèo khổ, sống qua ngày đoạn tháng. Họ có một cô gái nhỏ, lúc nào cũng muốn trở nên giàu có. Hàng ngày ngắm nhìn về phương xa, cô bé thấy một ngôi nhà xinh xắn. Buổi chiều về, những cánh cửa sổ của ngôi nhà phía xa sáng lên một màu vàng rực rỡ, rất đẹp. Cô bé nhà nghèo thường ao ước được đến tận nơi xem ngôi nhà có cửa sổ làm bằng vàng ấy. Một hôm cô bé quyết định trốn nhà đi xem cho biết. Cô ta đi, đi mãi và đến tận tối mịt mới đến được ngôi nhà có cửa sổ bằng vàng. Quá mệt mỏi vì chặng đường dài, khi đến nơi, cô bé ngủ thiếp đi chẳng kịp xem ngôi nhà kỳ lạ ấy. Sáng hôm sau, khi cô bé tỉnh dậy nhìn về phương đông, cô lại thấy một ngôi nhà khác có những cánh cửa sổ ánh lên vàng chói. Dưới ánh bình minh, ngôi nhà phía xa thật rực rỡ, đẹp vô cùng, còn ngôi nhà chỗ cô đang đứng rất bình thường như trăm ngàn các ngôi nhà khác, chẳng có tí vàng nào. Cô đã hiểu ra rằng các tia nắng mặt trời chiếu vào kính cửa sổ làm chúng ánh lên như vàng. Ngôi nhà ở phía mặt trời mọc chính là ngôi nhà của gia đình cô ....

Sau khi Đemir đọc xong câu truyện, thầy hỏi chúng tôi :

- Câu truyện có ý nghĩa như thế nào ?

Không ai trả lời nên chính thầy giải thích :

- Mỗi người chúng ta nên vừa lòng với những gì mà mình đang có. Trong cuộc sống, nhiều khi ta hành động giống như cô bé trong truyện ... Như thế gọi là "đứng núi này trông núi nọ". Nhưng chỉ có sau khi xa cách một cái gì đó từng thân thích với ta, rồi ta mới biết giá trị thật sự của nó, lúc bấy giờ ta mới biết đánh giá nó. Như vậy, đẹp hơn hết thảy vẫn là ngôi nhà yêu quý của ta!

Tiếp đó thầy đọc một câu trong truyện có danh từ "nhà" và bắt đầu hỏi về ngữ pháp :

- Em Huseyin, danh từ "nhà" trong câu này thế nào ?

Huseyin từ đầu giờ học vẫn ngồi yên lặng ở bàn cuối lớp, chìm đắm trong đau khổ riêng. Bị gọi bất ngờ, nó bối rối đứng dậy, ngơ ngác chẳng biết nói gì. Thầy giáo nhắc lại câu hỏi :

- Tôi hỏi em "nhà" ra sao ?

Cậu bé tưởng thầy giáo quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của mình, trả lời mà nước mắt rưng rưng :

- Thưa thầy, không tốt lắm ạ ...

Thầy giáo chưa hiểu ý nó, vẫn vặn hỏi về ngữ pháp :

- Thầy hỏi em "nhà" ra sao ? Nó ở trong tình trạng nào (1) ? Hãy nói cho thầy rõ. Huseyin vẫn tiếp tục nghĩ là thầy quan tâm đến nó, nhưng có lẽ nó không muốn nói về tình cảnh nhà túng bấn trước cả lớp, vì thế giọng nó như muốn khóc :

- Tình trạng nhà không tốt lắm ạ, thưa thầy không tốt tí nào.

Thầy giáo vẫn cố gắng hỏi tiếp :

- Tình trạng nào mà không tốt ? Em nói rõ ra xem nào.

- ở nhà em chẳng có lúc nào tốt ạ ... Mà ngày hôm nay thì lại càng tồi tệ, càng xấu hơn ...

Chắc chỉ có mình tôi hiểu ý Huseyin muốn nói gì. Các bạn khác tưởng Huseyin nói lộn nên chúng nó cười.

- Tại sao không tốt hả em ?

Huseyin không làm sao được, đành nói lộ ra tí chút :

- Bởi vì ... bởi vì ... - giọng nó rung rung, khó khăn lắm nó mới nói thêm - bởi vì chủ nhà đuổi cả nhà em ra ngoài đường ... bởi vì ba mẹ em không còn gì để trả tiền thuê nhà nữa ...

Trong lớp chả biết có đứa nào đó cười lên hô hố. Huseyin bối rối ngồi xuống, nó lấy hai tay ôm đầu buồn bã. Từ "nhà" mà thầy hỏi nằm ở trong câu "Khi cô bé nhìn thấy ngôi nhà với các cửa sổ vàng ..."

- Đemir, em nói xem "nhà" trong câu này ở cách nào ?

- Thưa thầy, thuộc cách ạ.

Thầy lại quay về phía Huseyin hỏi :

- "Nhà" ở cách nào, Huseyin ?

Có lẽ vẫn bị cảnh nhà ám ảnh nên nó trả lời :

- Có thể sẽ tốt ạ.

Cả lớp cười rộ lên. Vô tình thầy giáo tôi lại đổ dầu vào lửa :

- Em nói xem "nhà" ở đây có thể có mấy cách, nào ?

- Thưa đôi khi tốt, nhưng lúc khác thì xấu ạ.

Tôi biết là ở nhà Huseyin chẳng có lúc nào có thể cho là tốt cả. Mãi về sau, thầy giáo mới hiểu Huseyin muốn nói về việc gì. Thầy vội vàng nói qua chuyện khác. Rồi cuối cùng ông kết luận :

- Tóm lại, ngôi nhà tốt nhất, đáng yêu nhất vẫn là ngôi nhà của chúng ta, nơi chúng ta sống. Biết giá trị của nó là điều cần thiết với mỗi người.

Khi tan học, trên đường về nhà, tôi cố an ủi, khuyến khích Huseyin. Tình trạng của nó thật đáng thương !

Thời tiết Ankara hồi này ra sao hả bạn ? Chỗ chúng tôi ở, trời đã trở nên rất lạnh. Hôm qua đã có một ít tuyết rơi, nhưng những bông tuyết tan khá nhanh nên trời càng giá rét hơn. Tình trạng nhà của chúng tôi hiện nay còn khá tốt. Lò sưởi ở phòng khách và phòng tôi không được nóng lắm nên cũng hơi bị lạnh. Tuy thế vẫn còn hơn ...... Nhà bạn thế nào ?

Mong thư của bạn.

Bạn không quên

Acmét

(1) Trong truyện này, tác giả chơi chữ : "caz" vừa có nghĩa là "tình trạng, hoàn cảnh", vừa có nghĩa là "cách" của danh từ về mặt ngữ pháp.

Trích dẫn

27-11-2007 02:27 AM #60

handballvn

- Banned -

Ngày tham gia

Sep 2007

Đến từ

Hành tinh khác

Bài viết

1,546

Thanks

3,310

Thanked 3,641 in 1,493 Posts

Bức thư thứ 20: Một lời nói dối

Ankara 16.3.1964

Acmét,

Thành thật xin lỗi bạn vì tôi quá chậm trả lời thư. Tôi đã nhận được thư của bạn từ hôm 8-3 kia, nhưng vì bận tối mắt tối mũi, chuẩn bị cho ngày 26-4 (1) nên tôi chưa viết thư trả lời ngay được. Trong ngày hội này, tôi có rất nhiều việc phải làm. Tôi phải tham gia đến ba, bốn tiết mục trong đêm văn nghệ cơ mà. Thế mà ngoài tập dượt các tiết mục múa, hát ra, tôi vẫn phải bảo đảm việc học tập tốt, vẫn phải học bài, làm bài tập như cũ. Vì vậy tôi chẳng còn chút xíu thời gian rảnh rỗi nào để ngồi viết thư cho bạn nữa. Những điều bạn viết về Huseyin trong thư trước làm tôi buồn quá. Tôi đã gởi cho nó một lá thư để nó vui hơn, tất nhiên tôi không đả động tí gì về bạn và những điều bạn viết.

Trong những ngày không viết được thư cho bạn, ở chỗ tôi đã xảy ra bao chuyện thú vị. Tiếc là lúc này tôi không thể kể hết cho bạn được, tôi chỉ xin kể một chuyện gần đây nhất. Đó là chuyện giữa Mentin và ba tôi. Đôi khi cậu em láu lỉnh của tôi cũng hay nói dối ba. Khi vớ được Mentin nói dối, ba tôi giận lắm. Thế nào ba cũng bắt nó đứng nghiêm chỉnh trước mặt ba hàng giờ để nghe giảng bài học luân lý :

- Con trai của ba, con muốn làm gì thì làm, nhưng đừng bao giờ nói dối ba. Trên đời này, một câu nói dối, dù nhỏ nhặt sẽ dẫn tới một lần nói dối khác lớn hơn nữa. Muốn giấu diếm lời nói dối của mình thì bắt buộc lại phải nói dối tệ hại hơn. Để lời nói dối khỏi bị lộ tẩy, người ta càng phải nói và làm những lời, những việc xấu xa hơn ... Cứ như thế mãi, mỗi lời nói dối, tự bản thân nó kéo theo một tội lỗi. Đấy chính vì lẽ đó, ba cấm con không bao giờ được nói dối ba mẹ, nghe không? Con phải hứa từ hôm nay đi nào ...

Ba tôi nói như vậy, nhưng thực tế lại luôn bắt Mentin nói dối, vì chỉ một lỗi nhỏ nhặt của nó, ba tôi cũng quát mắng, la rầy ầm ĩ cả nhà. Mentin muốn tránh mang tội, phải nói dối. Tất nhiên nhiều khi nó bị ba tôi phát hiện và lại bị rầy la, giảng giải ...

Cách đây ba hôm, vào buổi tối, Mentin hỏi tôi :

- Em phải bịa ra chuyện gì để nói dối ba tối nay cho yên thân đây ?

Chả là mấy ngày hôm trước ba tôi đã giục Mentin đi hớt tóc, vì đầu nó đã quá rậm rạp. Mentin tính ham chơi, nó lúc nào nhớ ra mà đến tiệm hớt tóc đâu. Vì vậy đã mấy ngày mà tóc nó còn dài nguyên, che kín cả tai. Sáng hôm đó, tôi còn nghe thấy ba tôi dặn nó phải lập tức đi đến tiệm hớt tóc :

- Tối nay, khi ba về, dứt khoát là tóc con đã được hớt gọn ghẽ rồi. Nếu không đừng có trách ba !

Tôi khuyên nhủ Mentin đừng có đặt chuyện nói dối :

- Tốt hơn hết em hãy thú thực với ba là em quên có được không ? Nếu em nói dối, thế nào cũng bị lộ.

- Em nói thật thì ba giận, lại mắng em ... Em sẽ bảo ba là em đánh rơi tiền mất rồi ...

- Thì đã có một lần em bảo mất tiền, nhưng ba đã phát hiện ra ngay còn gì.

- Thế thì em sẽ nói là trường bắt đóng tiền để mua một cuốn sách gì đó ...

- Không ổn đâu, tốt nhất em hãy nói thật.

- Không, em sẽ bảo ở tiệm hớt tóc rất đông người và em đã không đến lượt, vì trời tối phải về nhà ...

Cứ thế, Mentin ngồi thử hết câu nói dối này đến câu nói dối khác, nhưng chưa câu nào nó vừa ý lắm, vì nghe vẫn có vẻ không ổn.

Chính buổi tối hôm đó, nhà tôi lại có khách. Hai vợ chồng bác Zaya, bạn của ba tôi, đến chơi nhà. Lẽ ra ba tôi phải có mặt ở nhà từ lâu, nhưng không biết vì sao vẫn chưa thấy bóng dáng. Mẹ tôi muốn giữ khách lại chơi nên xen giữa các câu chuyện hay nói câu :

- Nhà tôi chắc cũng sắp về ...

Nhưng biết bao nhiêu cái "sắp" của mẹ tôi rồi mà ba tôi vẫn chẳng thấy xuất hiện. Mẹ tôi bắt đầu lo lắng thực sự :

- Thật là lạ ! Chưa bao giờ nhà tôi đi làm về trễ thế này. Không hiểu có chuyện gì xảy ra ?

Bây giờ đến lượt vợ chồng bác Zaya an ủi mẹ tôi :

- Chắc chẳng làm sao đâu chị ạ. Có lẽ anh ấy mắc công chuyện gì đó ở sở ...

Nhưng mẹ tôi vẫn không yên tâm :

- Thường thường, khi bận công việc phải về muộn, nhà tôi vẫn báo trước cho tôi biết.

Tôi và Mentin đói bụng quá phải ăn cơm trước. Mẹ tôi sốt ruột quá, vẫn tiếp tục đợi ba mà chẳng hề đụng đến một tí thức ăn gì. Đến lúc đã quá muộn, Mentin buồn ngủ híp mắt nên đã đi ngủ. Hai người khách nói hết chuyện và đã quá khuya không tiện ở lại, định chào mẹ tôi để về thì chuông cửa réo vang.

- Trời ! Thế là cuối cùng anh ấy cũng đã về ! - Mẹ tôi reo lên nhẹ nhõm và định chạy ra mở cửa. Bác Zaya ngăn lại và nói nhỏ một cách thú vị :

- Chị để chúng tôi tránh sang phòng bên. Tôi muốn dành cho anh ấy một cú bất ngờ.

Hai người nói xong bèn đi trốn. Mẹ tôi ra mở cửa. Đúng là ba tôi thật. Mẹ tôi ân cần chào đón :

- Sao anh đi đâu mà giờ mới về ? Em lo quá ... Tưởng có chuyện gì. Anh có việc đột xuất à ?

Ba tôi nói tỉnh khô :

- A, đâu có chuyện gì. Được tin Zaya bị bệnh nặng, tôi đến nhà thăm anh ấy ...

Mẹ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC