Oneshot

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
ra gầm cầu mà ở, rồi người ta cười cho!

Nghe thằng Sơn chì chiết, mà đám con chị nép vào áo mẹ, rơi nước mắt. Cô Nhạn phất tay:

Thôi, tôi lên nhà, tạm thời chưa mách cậu, nhưng chị cứ liệu đấy.

Thằng Sơn cũng lườm một cái, xỏ tay vào túi quần kaki màu be, đi thẳng. Chị Miên quay ra vụt vào mông hai đứa nhỏ mấy phát:

Tôi lạy các ông các bà! Các ông các bà có giết tôi đi không, tôi chán sống lắm rồi đây! Khổ có bê cái chén cái đĩa cũng không xong tôi hỏi các ông các bà làm gì! Giời ơi là giời. Khốn nạn cái thân tôi không.

Mấy đứa trẻ mếu máo, nước mắt nước mũi đầy mặt, níu tay chị:

Con xin u, con van u tha cho con, con lỡ tay, con không cẩn thận, đổ hết cả rồi, u đánh con đi cũng được, con xin u.

U ơi thế giờ nhỡ anh Sơn mách cậu, thì nhà mình ra đường ở thật hả u, thế con không được đi học nữa hả u? Lỗi con hết, con nên bê chén cho cái Lanh, thì đã không bị đổ

Thằng Hải sụt sịt gạt nước mũi, nó cúi xuống nhặt những mảnh sành vỡ, tay nó bị đứt, nó không quan tâm, nó cứ nhặt từng miếng một chạy ra bỏ vào sọt rác. Cái Lanh ra lấy giẻ lau sàn, tay sưng đỏ lên vì bỏng. Chị nhìn các con, ruột gan chị như cắt như xé, chị quỳ xuống ôm ghì lấy chúng nó, hôn lên mắt lên trán chúng nó. Tự dưng chị đâm ra hận ông Lý, hận thằng Sơn cô Nhạn, chị hận những người có gia tài vị thế hơn chị, chị đau xót cho mấy đứa nhỏ quá:

U xin lỗi các con, lỗi là ở u, u không có tiền, không nhà không cửa, để các con phải khổ sở theo u đi ở đợ cho người ta.

Cái Lanh run run với tay lấy con búp bê tóc xoăn đang may dở áo ở trên bàn, mếu máo khóc. Khuya hôm ấy, chị Miên ôm nó vào lòng, xoa tóc nó, thủ thỉ:

Hồi chiều u xin lỗi con nhớ, u thật tình không nỡ đánh các con, đánh các con đau một u đau mười.

Con Lanh ôm tay mẹ, như một đứa trẻ ngoan ngoãn:

Con không sao đâu u, con hết đau lâu rồi, con chỉ sợ...cậu đuổi thôi u

Không việc gì đâu, mai u đợi cô bớt giận, rồi lên xin tha, chắc không sao đâu con. Thế có thích quà gì không, mai u ra chợ u mua cho. Ăn cốm nhé?

Mắt đứa bé sáng lên, xong lại rúc đầu vào ngực mẹ:

Thôi u ạ, u để dành tiền mua nhà lầu xe hơi.

Chị Miên búng trán nó, quát yêu:

Sư bố cô, bao nhiêu lạng cốm mới mua được nhà.

U này...Ước gì con được như cô Nhạn u nhỉ...Tiền tiêu không bao giờ hết, có cậu chiều ơi là chiều, mặc bao nhiêu quần áo đẹp, xong không cần phải bưng nước nấu cơm. Sống mà như công chúa ấy.

Chị Miên nghe bỗng chạnh lòng, chị vỗ về đứa nhỏ, siết nó trong tay:

Ừ...như cô Nhạn thì sướng con nhỉ....

.....

Sáng sớm hôm sau, trẻ con đi học hết, chị Miên nhón chân lên lầu, tay bưng đĩa bánh dày giò, cười cho lấy lệ:

Thưa cô, tôi có mua ít quà sáng, mời cô dùng ạ

Cô Nhạn quay đầu nhìn chị, hồi lâu, không giận hờn yêu ghét, đến lúc sau mới nói:

Dì để lên bàn đi!

Chị thấy cô đang ngồi mở hộp trang sức: chuỗi ngọc gỗ, những cái lắc tay bạc, hoa tai, dây chuyền, nhẫn nhiếc các thứ. Bàn tay trắng sứ mân mê tỉ mẩn từng món trang sức một, cô ngắm nghía từng món trang sức một, trân quý mà nâng niu. Bỗng, cô quay ra hỏi vu vơ:

Dì thấy tôi đeo đôi bông hoa lan bằng vàng này, hay đôi ngọc trai này đẹp hơn?

Chị Miên xuất thân bần nông chân lấm tay bùn, đã sắp sang sườn dốc bên kia của đời mà chị cũng chưa thấy nhiều trang sức đến vậy, có khi một cái dây chuyền thôi cũng đủ để "mua" cả chị. Chị thành thật xin lỗi:

Thưa cô, tôi thân hèn phận mọn, trang sức các thứ tôi nào có thấy bao giờ mà biết đẹp hay không ạ, cô hỏi cậu hay anh Sơn thì hơn ạ.

Nhạn nhíu mày, chép miệng:

Có gì mà biết với không biết, đây, xem đi, cái nào đẹp hơn?

Rồi cô kéo bàn tay chị, đặt vào một đôi tòong teng ngọc trai và một đôi hoa lan bằng vàng tinh xảo. Chị nơm nớp nhìn cô, nhưng cô chỉ khoanh tay chờ câu trả lời. Thế rồi chị cũng xem thật, cũng soi xét như thợ kim hoàn chân chính, rồi chị trao lại cả hai đôi:

Thưa, cô đã hỏi, thì tôi cũng bạo dạn thưa là đôi hoa lan ạ

Hồng Nhạn nở nụ cười hài lòng, cầm đôi hoa lan lên nhìn, chống cằm:

Dì cũng khéo lắm, tôi cũng thích đôi này.

Thấy tâm tình cô chủ đã có phần tốt lên, chị mới dám thưa:

Dạ, thưa cô, cô cho tôi xin hôm qua ạ...cô muốn đánh muốn chửi tôi như nào cũng được, van cô tha cho con tôi, van cô đừng mách cậu

Sắc mặt cô gái vừa sáng lên đã nhanh chóng vụt tắt, cô lại quay về cái bộ dáng khó ưa như thường:

Hừ, hoá ra dì đến là vì cái này. Thôi, dì xuống lầu cơm nước đi.

Thế...thế thưa cô...

Tôi bảo xuống đi mà

Chị Miên hết lời đành xuống bếp, chị chỉ cầu cho cô vui lên chút nào rồi tha cho nhà chị. Thằng Sung nghe chuyện từ tối qua, cu cậu quay ra quát hai đứa em không kịp vuốt mặt, làm cả đêm chúng nó cứ thút thít mãi.

Tối hôm ấy, ở phòng ông Lý, ông nhẹ nhàng hỏi thăm đứa con gái "rượu":

Mấy nay con ở đây, có thấy vui vẻ hay thoải mái không?

Cô Nhạn ngồi co chân lên ghế, gác một tay lên thành, một tay chống lên thái dương, này thì ai bảo là tiểu thư khuê các, miệng cô ngậm cái tăm, hừ giọng:

Cũng được, thế bao giờ cậu định hạ nốt màn kịch?

Ông Lý nhún vai, lôi tẩu ra châm lửa hút:

Con nói gì sao cậu không hiểu?

Đừng giả vờ giả vịt nữa, thư cậu gửi bao nhiêu tôi đọc hết, chẳng qua tôi không hồi âm. Hôm trước chính cậu gọi tôi lên mà, tôi cược trăm lạng vàng là chẳng phải cậu nhớ thương tôi mà gọi tôi lên.

Ông buông cái tẩu xuống, đứng dậy ra phía cửa sổ, Nhạn nhắm mắt xỉa răng, rồi lại liếc về ông.

Thật ra, cậu cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu, mà, nghỉ hưu tầm này thì lương hưu cậu không đủ, cậu tính kinh doanh một cửa hàng, bán đồ cổ.

Xong sao nữa?

Đồ cổ đắt quá, nhưng mà cậu có quen một ông bạn Đài Loan, ông ấy có nguồn hàng vừa đẹp vừa rẻ, đã vậy còn hứa sẽ giảm giá cho cậu, nhập hàng tốt nhất cho cậu.

Vòng vo ít thôi, chẳng liên quan đến tôi.

Chả là, ông ấy mới...mất vợ, nên là...ông ấy hứa sẽ giảm giá cho cậu, giảm đáng kể, còn tìm chỗ thuê cửa hàng cho cậu nữa. Con...

Lúc này Nhạn mới chịu ngồi dậy, với tay lấy miếng ổi nhai rôm rốp:

Cháy nhà mới ra mặt chuột, no bụng đói con mắt, các cụ nói cấm có sai đâu. Vậy là cậu định gả tôi cho một lão béo đáng tuổi cậu vì kinh doanh?

Giọng ông Lý như dỗ dành:

Đằng nào thì con cũng đã đến tuổi dựng vợ gả chồng, tầm này cưới xin là tốt nhất, ông ấy nhiều tiền lắm, cậu cũng chỉ nghĩ cho con một bến đỗ tử tế thôi mà. Vả lại con được đi nước ngoài, ra ngoài sống, chẳng sướng à. Cậu hứa cậu sẽ để con ba lạng vàng làm của hồi môn.

Hồng Nhạn nhổ một mớ hạt ổi vào sọt rác, nhìn thẳng vào mắt cha đẻ của mình:

Cậu bớt cái giả nhân giả nghĩa ấy đi, nó chướng tai gai mắt kinh khủng, cậu chỉ muốn bán tôi đi thôi, bán vì tiền, cậu bán con cậu đi đấy. Hổ dữ không ăn thịt con, đúng là đạo đức giả!

Ông Lý cũng lật bài ngửa, phẫn nộ tru tréo lên:

Nhà là phải có tôn ti trật tự, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đâu ra cái thể loại hỗn láo, vô lễ như mày, tao nói rồi, gả, là gả! Tao đẻ ra mày tao còn không bảo được mày chắc?

Cô vẫn thờ ơ, bình tĩnh như chưa có gì. Cô nói chậm, nhấn từng từ từng chữ như muốn khắc tạc vào lòng đấng sinh thành:

Cha mẹ đặt đâu, hơ, cậu có xứng làm cha không? Sở dĩ tôi gọi cậu là cậu, là vì trong người tôi, mang cùng một dòng máu với cậu. Tôi thống hận biết bao nhiêu, giá mà rút hết máu ra bơm nước ao nước lã vào mà được là tôi bơm ngay rồi đấy. Cậu không xứng đáng làm cha tôi. Còn gả, tôi không gả, con Nhạn này không phải đôi bông tai hay cái lắc tay, mà bán là bán, mua là mua.

Loạn, loạn hết rồi! Đúng là cái thời đại dân chủ, mày còn ngồi lên đầu lên cổ tao. Mợ mày dạy mày không ra một cái thể thống gì, như bọn khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ. Đồ vô học, đồ bất hiếu!

Đến lúc này thì cô đập bàn đứng dậy, túm lấy áo ông Lý rồi lại hất ra, mắt cô nổi cả mạch máu, người ta cảm tưởng từng tế bào trên cơ thể cô là một nỗi căm thù khắc sâu vào cốt tuỷ, một món nợ bằng máu:

Cậu nói không sai. Nhưng cậu là cái thá gì? Cán bộ à? Đức cao vọng trọng à? Tôi tò mò lắm đấy, tôi cứ thắc mắc vì sao cả mười ba năm qua, cậu vẫn có thể đắp chăn kê gối ngủ ấm êm, trong khi mợ con tôi, ở Hải Phòng, đất khách quê người. Tôi là đầu đường xó chợ đấy, cậu nói phải lắm, tôi có lúc còn phải trải bao tải đựng gạo ở cổng chợ mà ngủ kia mà. Cậu trồng một hạt giống, đến lúc nó thành cái mầm thì cậu mặc xác nó, cho nó tự lớn thành cây. Cậu thì sướng rồi, cậu thích tằng tịu với ai thì tằng tịu, ai biết ai hay, cậu có người hầu kẻ hạ, người đời kính nể cậu. Còn tôi thì sao? Tôi bảy, tám tuổi đầu tôi phải ra ngoài cùng mợ tôi giành giật từng đồng cơm bát cháo, mợ con tôi bữa rau bữa cháo, hôm khoai hôm sắn qua ngày. Tôi bị mang tiếng là con hoang, là tha hương cầu thực, là không cha không nhà không cửa, bị người ta nhổ nước bọt vào mặt mà không dám kêu không dám mấp máy. Cậu bảo mợ tôi dạy tôi xấu, thế cậu dạy tôi được mấy ngày? Cậu có thấy cậu ác không?

Con đừng gắp lửa bỏ tay người. Cậu chưa từng đuổi con đi, là con tự đi theo mợ con.

Ô hay, cậu lớn rồi đừng chơi trò trẻ con thế, chứ chẳng nhẽ tự dưng một đứa con nít nứt mắt ra đòi bỏ nhà ra đi à. Chứ không phải cậu ghen tuông vớ vẩn, nghe lời người ta đổ điêu cho mợ tôi, bảo mợ tôi cút đi, tôi bênh vài ba câu cậu cũng đuổi cả tôi đi luôn.

Thấy ông Lý cứng họng, cô nói tiếp:

Mợ không dám về làng ngoại, sợ người ta đuổi, nhục nhã ê chề, đành dẫn tôi ra Hải Phòng. Tôi không được đi học, phải phụ mợ tôi làm thuê làm mướn, toàn phải lấy tạm tờ báo tờ rơi để dạy tôi biết đọc biết viết. Rồi mợ cũng phải bán đi hết trang sức của nả phòng thân, lấy ít vốn mở sạp vải ở chợ, đêm đến không có chỗ ngủ, tôi ngủ cả ở chợ luôn, nằm bao tải, đắp bạt che. Tôi học may học dệt từ khi lên chín, tôi quần quật từ sáng tới đêm, mợ tôi cũng làm lụng vất vả quá, đến mức ốm cả ra cũng không hay. May mà trời cao có mắt, mãi sau cũng có nổi một cái cửa hàng tử tế, một chỗ chui ra chui vào. Thiết nghĩ đáng ra hồi đấy tôi chết ở cái thành phố đấy lâu rồi, vi thương mợ mà tôi mới cố sống. Tôi lang thang tôi vật vã, ấy vậy mà, khi tôi gặp lại cậu sau ngần ấy năm, cái đầu tiên cậu nghĩ là cậu muốn bán tôi. Chưa một câu hỏi thăm, chưa một câu xin lỗi, cậu cũng chưa từng thấy hành động ngày ấy của mình là sai. Tôi nói thật với cậu, lúc cậu gọi tôi lên đây, tôi đã hy vọng rằng cậu đã nhận ra tất cả, rằng cậu muốn tôi về để bù đắp chăm sóc cho tôi, để làm tròn bổn phận người cha. Nếu là như vậy, thì dẫu cho bao nhiêu năm qua có đau đớn đến mấy, tôi cũng sẽ tha thứ cho cậu.

Đến đây, giọng cô dần nhỏ lại:

Hoá ra là tôi đã nhìn lầm cậu, cơm ngon canh ngọt, mâm cao cỗ đầy không phải vì cậu thương tôi, mà vì cậu muốn dụ dỗ tôi lấy lão Đài Loan.

Con đừng nói thế, cậu không...

Tôi hỏi thật, từ hồi tôi đi đến giờ, đã lần nào, cậu thật sự nghĩ đến tôi chưa? Hay sự tồn tại của tôi chỉ là một cái lốp xe dự phòng, một món công cụ của cậu?

Giọng cô bình thản lại thương tâm, như vải bông mềm bọc lấy kim khâu, như hỏi han mà như vấn tội, khiến tim ông Lý thắt lại. Ông không đáp lời, nắm chặt tay, khoác áo đội mũ rồi đi thẳng. Chị Miên dưới bếp nghe tiếng bước chân, chị vội dậy:

Khuya rồi cậu còn đi đâu ạ?

Không phải việc của cô. Mở cổng.

Ông Lý đi một hồi lâu, nãy chị cũng loáng thoáng nghe tiếng cãi nhau, chị cũng nảy sinh chút lo lắng, chị lên lầu, cửa phòng mở toang hoang, dưới sàn là những bức tượng trắng sứ vỡ nát, chiếc ghế bị lật đổ, nằm ngổn ngang. chị thấy cô Nhạn lôi mấy chai rượu vang của ông Lý ra, uống hết ly này đến ly khác.

Thôi chết, thưa cô chưa ngủ ạ?

Mặt cô đỏ bừng như tôm luộc, đáy mắt phủ một tầng sương, cô dốc cả chai lên miệng tu. Những năm tháng ấy, có nhiều thứ xấu xa cô đã trải nghiệm, có những cái khiến cô muốn tránh né, có những đoạn kí ức đen tối không dám nhớ về. Trong cơn say, cô lè nhè câu được câu chăng:

Cút...cút hết ra ngoài, tôi...tôi là tôi đếch muốn nhìn cái mặt ông nữa. Cút hết cho tôi...một lũ khốn nạn.

Chị chạy xuống bếp, pha vội cốc nước chanh đường. Rồi chị lại lên lầu, nhìn thiếu nữ tuổi xuân đầu tóc rối bời, gục mặt xuống bàn, tay vẫn đang rót rượu vào ly, chị đỡ cô dậy, cô lại hất tay chị ra, chửi thề vài ba câu nghe không rõ xong lại gục xuống bàn. Chị lại đến gần, đỡ lấy đầu cô, kề ly nước bên đôi môi mỏng manh như cánh hoa, để cho cô nhấp từng ngụm nhỏ. Đến được nửa cốc thì cô lại đẩy ra, chị lấy khăn lau khoé môi dính nước, thì thầm:

Để tôi đỡ cô đi ngủ.

Cô đá tung hai chiếc guốc ra cửa phòng, chị dìu cô đặt lên đệm lò xo , vừa toan rời đi thì một bàn tay nhỏ nhắn túm lấy vạt áo chị.

Mợ ơi...

Chị lặng người đi, ngồi ở bên mép giường, ánh sáng từ cái đèn dầu sao mà yếu ớt quá. Một mớ hỗn độn đang quay cuồng trong đầu chị, chị cứ ngồi đấy như thể bị đóng băng.

Mợ đừng để con lại, con sợ tối lắm...

Ánh sáng vàng vọt hắt lên khuôn mặt thiếu nữ ấy. Không còn nét kiêu ngạo, đanh đá, chua ngoa, không còn những câu quát mắng, ra lệnh, cô ấy như trở về đúng cái tuổi của mình, cái tuổi vui vẻ, hồn nhiên khi mới lớn. Chị Miên nhìn cô một hồi, sao bỗng dưng chị thấy thương con bé quá! Nó còn trẻ như vậy, chị nhớ lại ba đứa nhỏ nhà chị, chị nhớ những lúc vui đùa với chúng, những lúc chúng khoe chị điểm mười, những lúc chúng kể với chị ước mơ mua cho chị cái nhà lầu, những lúc mẹ con quây quần rau cháo mà ríu rít. Con cái là động lực sống và chiến đấu của chị, nếu không có chúng, có bao nhiêu ngọc ngà châu báu cũng vô nghĩa. Nghe Hồng Nhạn nói mớ, rượu có lẽ đã đưa cô quay về những năm tháng ấy, những năm tháng thiệt thòi lênh đênh.

Mợ đi rồi, con kể chuyện cổ tích cho ai?...

Khoé mắt cô còn đọng giọt nước mặn chát. Chị Miên hai mắt đỏ hoe, chị hoài nghi nỗi đau ấy rốt cuộc lớn tới mức nào, con bé nằm như búp bê, sao mà nhỏ bé, sao mà cô đơn. Như có một bản năng nào đấy thôi thúc chị, một thứ tình cảm mạnh mẽ trào dâng, một lòng thương xót đến nhói đau, chị cũng chưa bao giờ cả gan đến thế.

Ừ...Mợ đây, mợ ở đây với con, con ngủ đi con nhớ.

Trong căn phòng le lói ánh đèn dầu, không có giai cấp nào tồn tại, không có người chân quê kẻ thành phố, không có khoảng cách giàu nghèo, không có chủ tớ, chỉ có một chiếc lá rách bọc lấy một chiếc lá rách khác. Chị vươn bàn tay chai sạn nâu sần ra gạt giọt nước ở đuôi mắt thiếu nữ, chị tự trách bản thân khi hôm đổ trà đã có suy nghĩ căm ghét cô. Bây giờ trông cô như đứa trẻ chờ mẹ dỗ. Chị bỗng hát lên một bài ru, bài ru vẫn hay để dỗ thằng Hải con Lanh hồi bé, giọng chị khàn đặc, nghẹn ứ lại vì khóc.

" Ru hời ru hỡi mấy ru
Dỗ cho con ngủ đêm thu gió về

Ngoài kia lam lũ bốn bề
Con ơi khổ quá thì về với u "

Chị vừa ru vừa ứa nước mắt ra, chị vỗ lưng cho Nhạn như vẫn hay dỗ các con đi ngủ. Thẳng đến khi bàn tay trắng toát ấy buông áo chị ra, chị nâng đầu cô lên, kê gối rồi gạt hết tóc ra sau, chị giém chăn, Hà Nội đêm nay trời trở gió, chị cẩn thận khép cửa sổ lại. Chị dọn dẹp những bức tượng bị đập vỡ dưới sàn, cất mấy chai rượu đi, xếp lại đôi guốc, rồi chị hôn lên trán cô một cái thật nhẹ, vuốt ve khuôn mặt ấy một cái rồi mới ra ngoài.

.......

Sáng hôm sau, đến khi Hồng Nhạn tỉnh dậy, trời đã sáng từ lâu rồi. Cơn đau đầu váng vất như búa bổ khiến đôi mắt cô hoa hoa, cô ôm lấy thái dương, ho sù sụ. Cái đau của uống rượu đấy là cơn đau chỉ thật sự đến khi con người ta bắt đầu tỉnh lại với hiện thực. Cô mở tung cửa sổ gỗ, ánh sáng vội vàng ùa vào buồng, một ngày mới lại bắt đầu, tiếng rao xôi bánh khúc, tiếng trẻ con cười nói, tiếng còi xe đạp đinh-đoong vui tai, cuộc sống thanh bình mà êm ả, đã lâu rồi cô không thấy. Hình như cô đã không còn nhớ lần cuối được chứng kiến mùa thu Hà Nội là khi nào nữa. Gió heo may, lá vàng rơi phủ kín các con phố, và mùi hương hoa sữa đặc trưng. Hương hoa sữa sao mà thơm quá, cái mùi hương khiến người say đắm đến khó thở. Loài hoa ấy đã đi vào biết bao nhiêu bài thơ câu hát, cô hít một hơi thật sâu như muốn ngâm từng tế bào trong mùi hương hoa sữa. Một bông hoa nhỏ bé bay từ ngoài sửa sổ vào tay cô. Cánh hoa trắng, thuần khiết tinh khôi, vừa kiêu sa lại mộc mạc giản dị, cô nhìn bông hoa đến cứng đơ. Rồi lại một ngọn gió thôi bay bông hoa trên tay cô mất, cô đứng dậy, ngơ ngác nhìn quanh phòng, tìm kiếm bông hoa kia, nhưng bông hoa lại tựa như đã hoà tan vào không gian, biến mất không còn bóng dáng, chỉ còn đọng lại mùi hương khiến người ta luôn nhớ về nó.

Chiều hôm ấy cô Nhạn đi đâu, đến tối mịt mới về, đã lên phòng cậu, không ăn không uống. Dưới bếp, người làm kẻ ở lại ngồi quây với nhau bên đống lửa, thằng Hải kể chuyện:

Đêm qua nhớ, con dậy đi vệ sinh, con nghe cậu với cô cãi nhau to lắm, hình như cậu định gả cô cho bác bán buôn Đài Loan.

Chị Miên chép miệng:

Việc nhà người ta, con nghe làm gì.

Thật mà u, con nghe rõ ràng lắm.

Thằng Sung đang ăn khoai cũng bị sặc đến nghẹn, thím Lặng rót cho hắn cốc nước. Mắt hắn đượm buồn, tiếc nuôi, mọi suy nghĩ của hắn đều viết trên cái mặt méo xệch. Chị an ủi:

Đây là việc sớm muộn thôi con ạ, u đã bảo con rồi, biết trước kết quả, thì bỏ đi còn hơn. Cành vàng lá ngọc cũng phải xứng với đại gia con ạ. Số người ta là số sướng số hưởng.

Thím Lặng ăn trầu nhai bỏm bẻm, vừa nhai vừa nói:

Gớm, thèm vào! Chúng mi tưởng lấy tây lấy bọn xì lô xì lồ là sướng hở? Ở bên đấy mà có ốm đau, hay chăng mà chồng nớ không thương cho ná, có mà kêu giời. Muốn khóc cũng không khóc nổi mô. Tau biết thừa.

Hắn ngồi bó gối, hắn còn trẻ, nhưng hắn không có gì trong tay, hắn không thể lo cho người ta, cũng không thể khiến người ta thích hắn. Hắn khép mi mắt lại, tiếc cho mối duyên chưa bắt đầu đã kết thúc. Thím Lặng lại nói:

Nhưng mà cô nớ có chịu mô, bảo là lấy ông ni thà cô chết còn hơn. Mi buồn làm cái chi

Mắt Sung lại rực lên như sao, như kẻ bị đẩy xuống vực thẳm bám được cành cây, hắn lại nhen nhóm suy nghĩ cô ấy sẽ ở đây mãi, không yêu được thì cũng sẽ nhìn được, ngắm được, thế là cũng tốt chứ sao, mà biết đâu, nhỡ sau này hắn làm ăn dư dả, rồi có khi nào...Hắn viện cớ đau đầu ngủ sớm, ấy mà cả đêm hắn trằn trọc, nghĩ về tương lai sau...

Lại một buổi sáng nữa đến, hôm nay trời âm u ghê gớm, ông Lý và cô Nhạn đã sửa soạn xong, cô xách cái túi da nâu, đội nón chuẩn bị lên đường. Cu Hải thì thầm vào tai Lanh:

Sao hôm qua tưởng không đi cơ mà?

Không chỉ hai đứa trẻ, mà cả chị Miên cũng bất ngờ, cũng phần nào muốn níu nhưng không biết níu thế nào. Thằng Sung nghe tin đã ra thẳng vườn hoa cày cuốc. Cô đưa cho chị một cái túi xôi bánh khúc, cong môi:

Sáng nay tôi dậy sớm, định mua làm quà sáng mà đau bụng, không ăn được, dì cầm lấy mà ăn, chia cho mấy đứa nhỏ. Không ăn thì cho chó cho mèo ấy

Chị Miên nhìn sắc mặt cô, không dám từ chối, chị nhận bằng hai tay rồi cúi đầu cảm ơn, cô dặn:

Mà chờ tôi đi hẵng mở, tôi ghét mùi này

Ông Lý đội mũ, cầm ô:

Để cậu tiễn con ra bến tàu

Cô cũng không từ chối, cô nhìn lại toàn bộ căn nhà sơn vàng mái ngói, nhặt bông hoa sữa cài vào búi tóc, rồi ngồi lên chiếc xe xích lô đã đợi sẵn, rời đi trong tiếng sấm báo hiệu trời sắp bão.
Đến trưa, ông Lý không có nhà, mưa bão, người ta cũng mệt mỏi, họ tụ tập lại ở xó bếp. Thím Lặng phe phẩy cái quạt nan:

Rứa là chắc cô nớ thấy nhiều tiền, nên mới gả...

Chị Miên có chút thương, chút tiếc, chút xót, mấy ngày thôi mà tình cảm của chị đã như tơ vò. Hết vô cảm, rồi ghét, rồi lại thương, giờ là tiếc. Chị nhìn cái Lanh đang giấu giấu gì ở trong tay:

Con cầm cái gì đấy? Đưa cho u xem.

Đứa bé không chịu, nó khom người lại, chị phải lôi tay nó, kéo ra. Chị mắng:

Chết, này là búp bê của cô Nhạn mà, sao con dám lấy? Con muốn u chết không chỗ chôn đúng không?

Đứa bé giành lại con búp bê tóc xoăn, ré lên:

U trả cho con, con có lấy đâu, hôm qua con mang trả cho cô, cô nói là con mang về mà giữ gìn cho cẩn thận...

Đúng lúc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC