Bài 10: Mạch TX cao tần và ICPAHF

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Như chúng ta biết, khối giao tiếp cao tần có 2 tuyến : Tuyến phát gọi là TX; tuyến nhận gọi là RX. Chỉ khi nào cả 2 tuyến này hoạt động chính xác thì việc kết nối và duy trì liên lạc mới được thực hiện. Tất nhiên, để đạt được yêu cầu này thì một loạt các giàng buộc khác như nguồn, phần mềm, DSP... phải tốt. Nhưng trước hết ta tìm hiểu tuyến TX là tuyến được coi là cánh cổng mở trước để đưa MS tiếp cận với thế giới bên ngoài .

Sau khi lắp SIM, phần mềm hệ thống có trách nhiệm nhận dạng công nghệ và tần số sóng mang, thông qua CPU đưa tín hiệu này điều chế thành tần số chuẩn ( bộ điều chế này có thể được tích hợp trong IF, hoặc trong DSP, thậm chí nó được 1 IC riêng rẽ đảm nhiệm). Tần số chuẩn sau điều chế chính là cái phôi của cột sóng. Có nghĩa là nếu việc điều chế chuẩn này không thành công, hoặc điều chế bị lỗi...thì cho dù tuyến TX có tốt mấy đi nữa trên màn hình vẫn không hiện cột sóng. Hay nói cách khác, tuyến TX (trong đó có cả IC công suất cao tần) giống như lòng trắng và lòng đỏ trong quả trứng- chúng chỉ là chất dinh dưỡng nuôi con gà, còn con gà chính là cái phôi bé tí ẩn trong lòng đỏ .

Đến đây ta đã hiểu: Sóng được hình thành là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, mà mầm mống của nó bắt đầu được hình thành từ SIM và thông qua bộ điều chế chuẩn do phần mềm quy ước. Còn tất cả phần cứng trên đường nó đi qua chỉ là bộ phận "nuôi dạy" cho nó "lớn khỏe" và "sống" cho đúng "chuẩn" của từng công nghệ .

Tuyến TX cao tần và ICPAHF máy 8310 :

Sau khi điều chế thành chuẩn và được "cài" vào cao tần, tín hiệu TX được phân thành pha âm và pha dương trong IF để rồi cuối cùng đưa ra trên A1-B1 là chuẩn GSM; trên A2-A3 là chuẩn DCS. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến chuẩn GSM :

Sau khi ra khỏi IF, tín hiệu GSM phải đi qua tụ lọc bù pha C726 và vượt qua bộ lọc nguồn cấp cho cực máng MOSFET cuối (trong IF) được lấy từ VR2-2,8Vol.Tụ C701,702 cách điện một chiều, bảo vệ Z700. Mất điện áp tại VR2, tầng sửa méo và khuyếch đại nâng biên trong IF không làm việc, tín hiệu chuẩn mất, dẫn đến mất cột sóng .

Sau khi được hợp pha nhờ Z700, tần số đầy đủ (hoặc gần đầy đủ) hợp chuẩn GSM được đưa vào chân 4 IC PAHF.

Nhiệm vụ chính của IC PA là phải làm cho tin hiệu này đủ khỏe để phóng lên ANTEN theo sự điều khiển của các chân lệnh phát ra từ IF :

* Nguồn cấp cho IC PA được lấy trực tiếp từ BATT và vào các chân chức năng sau:

- Vào trực tiếp chân 3 để cấp năng lượng cho Tranzitor công suất phát cao tần GSM.

- Vào trực tiếp chân 7 để cấp năng lượng cho Tranzitor công suất phát cao tần DCS.

- Thông qua L705 vào chân 2 cấp năng lượng cho khối khuyếch đại trước cuối công suất GSM.

- Thông qua L708 cấp cho khối dò sai tần (để định lượng việc mở nguồn nhiều hay ít cho Tranzitor công suất) , nếu đường nguồn này không ổn định, việc cung ứng nguồn không chính xác, Tranzitorcong suất hoặc mở rất lớn phát nhiệt mạnh , làm giảm tuổi thọ của IC PA; hoặc không mở, Tranzitor công suất không có năng lượng để làm việc,IC PA nguội lạnh và kèm theo đó là mất sóng.

- Thông qua L704 cấp cho khối tiếp nhận và xử lý lệnh điều khiển chung . Mất nguồn này việc thực hiện thông dẫn tuyến cao tần TX bị gián đoạn, mà biểu hiện rõ nhất là mất sóng, rớt mạng.

- Lệnh điều khiển mở mức vào chuẩn GSM phát ra từ chân A6 IF và được đưa vào chân 26 IC PA.

- Lệnh điều khiển mở mức ra chuẩn GSM phát ra từ chân D6IF và được dưa vào chân 19 IC PA .

- Lệnh điều khiển chọn chuẩn GSM hay DCS được thực hiện thông qua mức logic từ chân B5 IF và được đưa vào chân 13 IC PA .Nếu mất lệnh này thì chức năng đa công nghệ của MS coi như bị mất, kèm theo đó là mất sóng, mất mạng.

- Giám sát và điều khiển chuẩn GSM được thực hiện thông qua mực áp tại A5 đưa vào chân 17 sau khi được hạn dòng nhờ R704.

Tất cả các đường lệnh này đều bị chi phối bởi đường hồi tách xung báo về IF trên chân 3 L750 thông qua điện trở so mẫu R755,và được chia định rạng bởi tổ hợp R754, R751, 752, 756, 757 và C 751, 752, 753, 754, 756 mà thành. Nếu đường hồi tách xung này sự cố thì gần như ta sẽ nhận được cùng lúc sự chập chờn của sóng và mạng.

Cũng từ chân 3 L750 người ta còn đưa tín hiệu này về chân C7 ICIF để nắn ( dưới dạng tách tần số ) thành tín hiệu điện để giám sát giúp cho các đường lệnh điều khiển luôn luôn ổn định .

Qua diễn giải trên các bạn nhận rõ một điều là :

IC công suất cao tần của NOKIA 8310 là một tổ hợp lai vỏ kín, trong đó chứa đựng riêng rẽ hai khối xử lý và khuyếch đại công suất cao tần GSM và DCS. Việc chỉ định cho khối nào hoạt động là do mã đã được tích hợp trong SIM do lệnh điều hành hệ thống quyết định thông qua kết quả việc điều chế tín hiệu chuẩn.

Điều khiển và giám sát để IC công suất cao tần (PAHF) hoạt động ổn định và chính xác là các chíp thuật toán trong IC IF, nhờ sự tác động của việc xử lý tín hiệu báo về .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net