bai 2 phap che

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 2. VI PHẠM PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆP PHÁP LÝ

- PHÁP CHẾ VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ

I. VI PHẠM PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Vi phạm pháp luật

Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:

- Thứ nhất, là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Hành vi này có thể là hành động hoặc không hành động. Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó không biểu hiện thành các hành vi cụ thể.

- Thứ hai, trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.

- Thứ ba, có lỗi của chủ thể.

Nếu những hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.

- Thứ tư, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của con người được pháp luật quy định khác nhau trong mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ xã hội đó.

Tóm lại, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng

lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

2. Trách nhiệm pháp lý.

a. Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được pháp luật quy định.

b. Các loại trách nhiệm pháp lý

- Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lýnghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với những chủ thể có hành vi phạm tội.

- Trách nhiệm hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền áp dụng đối với người hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.

- Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc các chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự.

- Trách nhiệm vật chất: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp,... áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân,... của cơ quan, xí nghiệp trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, xí nghiệp.

II. PHÁP CHẾ VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ

1. Pháp chế

Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả

các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên các tổ chức xã hội và

mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Pháp chế và pháp luật là những khái niệm không đồng nghĩa với nhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Pháp chế thể hiện những đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật là phải triệt để tuân theo và chấp hành tự giác, thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật. Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực dựa trên cơ sở vững chắc pháp chế. Ngược lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố, tăng cường khi có một hệ thống pháp luật thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

2. Các biện pháp tăng cường pháp chế

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế

- Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net