BT KTVM2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chỉ số giá tiêu dùng được coi là thước đo giá sinh hoạt. Những chỉ số này được dùng rộng rãi để phân tích kinh tế trong cả khu vực tư và công. Ví dụ, mức giá mà tại đó các công ty trao đổi hàng hóa với nhau thường được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong chỉ số CPI. Công đoàn thường đòi hỏi những điều chỉnh về mức lương để phản ánh những thay đổi trong chỉ số CPI. Cuối cùng, chính phủ dùng CPI để điều chỉnh nhiều khoản thanh toán (ví dụ, cho người về hưu) theo lạm phát. Khi tính chỉ số CPI, ta cần làm gì?

Ví dụ: Giả định:

U(X, Y) = XY (và chúng ta chỉ có một người tiêu dùng)

Năm 1: Cho trước I1 = $480. Px1 = $3. Py1 = $8.

Giải ta có: X1 = 80 Y1 = 30 U = 2400.

Năm 2: Px2 = $6. Py2 = $9.

Với U = 2400, gói hàng hóa tối-thiểu hóa-chi-tiêu là X2 = 60 Y2 = 40. Kết quả này làm cho tổng chi tiêu là $720.

Nhớ lại: XY = 2400 = u* PX/PY = MUX/MUY = Y/X = 6/9

Chỉ số CPI lý tưởng đo lường số tăng thực tế trong tổng chi tiêu cần có để làm cho người tiêu dùng được sung sướng trong năm hai cũng như trong năm một. Do vậy,

CPII = $720/$480 = 1,5

"Chi tiêu phải tăng 50% để làm cho người tiêu dùng được sung sướng trong năm hai cũng như trong năm một".

Ta gọi CPIL là chỉ số giá Laspeyres và CPIP là chỉ số giá Paasche.

CPIL = (Px2X1+Py2Y1)/(Px1X1+Py1Y1) = [6(80)+9(30)]/[3(80)+8(30)] = 750/480=1,5625

"Tổng chi tiêu phải tăng 56,25% để mua rổ hàng hóa ban đầu với mức giá mới".

CPIP = (Px2X2+Py2Y2)/(Px1X2+Py1Y2) = [6(60)+9(40)]/[3(60)+8(40)]= 720/500 = 1,44

"Tổng chi tiêu phải tăng 44% để mua rổ hàng hóa cuối với mức giá mới".

Chỉ số Laspeyres luôn luôn thổi phồng chỉ số giá sinh hoạt lý tưởng.

Chỉ số Paasche luôn luôn hạ thấp chỉ số giá sinh hoạt lý tưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#ktvm2