Các chức năng của GD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chức năng kinh tế – sản xuất:

các nguồn lực để ptrien kte:

Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao

Công nghệ hiện đại

Nguồn vốn đủ mạnh

Thị trường rộng mở, ổn định

Tài nguyên phong phú (thiên nhiên, văn hóa)

Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động ở một trình độ mới, cao hơn, khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy, giáo dục tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế.

Chức năng chính trị – xã hội:

Chế độ chúng ta là: “ Tất cả của dân, do dân và vì dân”, do đó giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản lý xã hội, đất nước với tư cách là chủ nhân của xã hội, của đất nước, ý thức rõ rang được quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân.

Giáo dục góp phần tích cực trong việc xoá đối, giảm nghèo, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội tìm kiếm việc làm, để thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp, để đễ dàng thích ứng với môi trường lao động mới mẻ. Nhờ vậy giáo dục đã góp phần giải quyết những vấn đề xã hội.

Ngoài ra giáo dục góp phần tạo điều kiện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội nâng cao trình độ học vấn nên dễ dàng gần gũi nhau, thông cảm với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.

Chức năng tư tưởng- Văn hoá:

Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, trình độ văn hoá cho toàn xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao dần. Qua đó mà tạo nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Tóm lại, trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, giáo dục luôn luôn có xu thế “mở”, không chỉ trong phạm vi quốc gia, dân tộc mà cả ở phạm vi quốc tế nữa. “Giáo dục không đơn thuần là sự phản ánh các lực lượng kinh tế và xã hội đang hoạt động trong một xã hội. Nó còn là một phương tiện quan trọng để đào tạo nên các lực lượng kinh tế- xã hội và văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quyết định chiều hướng phát triển của các lực lượng này. Đến lượt mình, động lực của chúng lại tác động trở lại đối với giáo dục”. (Raja Roy Singh).

Như vậy có nghĩa là, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Cũng chính bởi việc thực hiện những chức năng của giáo dục ngày càng có hiệu quả nên vị trí của giáo dục ngày càng được ý thức sâu sắc hơn, thống nhất hơn. Đó là:

+ Giáo dục trong thời đại ngày nay được coi là chìa khoá vàng để con người bước vào cánh cửa tương lai.

+ Chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực quốc tế về chất lượng là tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong chạy đua về kinh tế.

+ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.

+ Những nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong sự phát huy và phát triển nguồn lực con người có 5 nguồn phát năng: Giáo dục; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và tự do chính trị- kinh doanh, trong đó thì giáo dục được coi là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố phát năng còn lại. Chính vì vậy, khi thiết kế kế hoạch để tạo gia tốc cho sự phát triển thì hầu như các quốc gia đều nhấn mạnh đến chính sách giáo dục.

Đó là sự thể hiện một cuộc cách mạng về vị trí giáo dục

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net