Chủ nghĩa môi trường liên hành tinh (Phần 1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chúng ta đã để lại dấu ấn vĩnh viễn ở các thế giới khác. Liệu chúng ta có trách nhiệm bảo vệ hệ mặt trời không?

Ngày 24/04/2016, robot tự vận hành Curiosity của NASA đã chụp ảnh một lỗ khoan trên bề mặt sao Hỏa để kiểm tra thành phần đá của hành tinh này

Ở Trái đất, chúng ta đôi khi xác định và bảo vệ các địa điểm mà ta công nhận là có giá trị đặc biệt về văn hóa, khoa học, tôn giáo, chính trị, lịch sử hoặc di sản. Bằng cách đó, chúng ta hy vọng sẽ bảo tồn được thứ gì đó vĩ đại hơn những tài nguyên vật chất khai thác từ đất đai. Ta hy vọng bảo vệ đa dạng sinh học, các dấu tích khảo cổ, địa điểm diễn ra các sự kiện lịch sử, hoặc đơn giản là vẻ đẹp của một cảnh quan độc đáo.

Trong nghiên cứu của mình, nhà nhân chủng học Valerie Olson phats hiện ra rằng giới hạn của những gì chúng ta coi là một phần của môi trường tự nhiên giờ đang mở ra rộng ra cả hệ mặt trời - thành thứ mà cô gọi là "hệ mặt trời môi trường". Nếu có giá trị trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường trên Trái đất, thì trong không gian, trên sao Hỏa và trên các thế giới khác thì sao? Liệu cảnh quan và không gian bên ngoài Trái đất cũng nên được bảo vệ?

Từ khi hạ cánh xuống Miệng núi lửa Gale vào năm 2012, robot tự vận hành Curiosity của NASA đã khám phá, chụp ảnh, lấy mẫu, phân tích và thậm chí khoan xuống bề mặt sao Hỏa. Khi ngồi suy ngẫm bức ảnh chụp kết quả khoan, lỗ khoan nhỏ (1,6 cm) trong bức ảnh để lại trong tôi ấn tượng dấu hiệu rõ ràng của con người trên bề mặt sao Hỏa. Tuy nhiên, những lỗ khoan dù nhỏ này lại là một lời nhắc nhở về tác động của con người trong tương lai đối với cảnh quan của các thế giới khác trong hệ mặt trời của chúng ta.

 Điều IX của Hiệp ước không gian của Liên hợp quốc ghi rằng trong quá trình thăm dò và sử dụng không gian bên ngoài Trái đất, các bên tham gia hiệp ước phải tránh làm ô nhiễm hay làm hại mặt trăng và các thiên thể khác. Các chuyên gia bảo vệ hành tinh phải đảm bảo khi chúng ta đưa tàu vũ trụ đến các thế giới khác, ta phải tránh ô nhiễm sinh học cả hai chiều. Văn phòng Bảo vệ Hành tinh của NASA lập ra nhằm mục đích "duy trì khả năng nghiên cứu các thế giới khác khi chúng tồn tại ở trạng thái tự nhiên." Nhưng đâu là ranh giới giữa cảnh quan tự nhiên và phi tự nhiên? Ảnh hưởng đến cảnh quan ở mức độ nào thì bị xem là quá nhiều? Và hoạt động nào của con người lên sao Hỏa sẽ làm xáo trộn "trạng thái tự nhiên" của hành tinh này?

Chúng ta đã gửi tàu vũ trụ đến các hành tinh trong hệ mặt trời. Một số tàu đã hạ cánh thành công, những chiếc khác thì bị rơi. Những con tàu vũ trụ này, những nơi chúng khám phá, địa điểm rơi, và câu chuyện chúng ta kể về chúng đều thuộc một phần di sản văn hóa của chúng ta, và như nhà khảo cổ học không gian Alice Gorman chỉ ra, chúng tạo nên một cảnh quan văn hóa không gian rộng lớn hơn. Chúng cũng đại diện cho các tác động của con người lên cảnh quan thế giới khác, mà cho đến gần đây đã hoàn toàn không bị chúng ta ảnh hưởng nữa. Trong suốt hàng tỷ năm - cho đến năm 1971, khi tàu Mars 2 (sao Hỏa 2) hạ cánh không thành công - bề mặt sao Hỏa không có bất cứ thứ gì do loài linh trưởng của Trái đất tạo ra. Hiện nay, có ít nhất 13 vật thể nhân tạo đã hạ cánh hoặc tác động lên bề mặt sao Hỏa.

Các bức ảnh chụp khu vực núi Sharp trên sao Hỏa do Curiosity chụp cho thấy sự thay đổi môi trường sao Hỏa thời kỳ đầu và tác động của nước đối với cảnh quan.

Trong một cuộc thảo luận tại Viện SETI về thời điểm chúng ta có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái đất, bà Nathalie Cabrol, giám đốc Trung tâm Carl Sagan, đã nói về khả năng cảnh quan sao Hỏa có thể lưu giữ dấu tích sự xuất hiện của sự sống. Bà giải thích rằng sao Hỏa đã không phải trải qua quá trình sắp xếp lại bề mặt hành tinh dữ dội như từng xảy ra trên Trái đất kể từ khi sự sống lần đầu xuất hiện. Các dấu tích cách đây hơn 4 tỷ năm trên Trái đất đã bị xóa bỏ bởi quá trình kiến tạo mảng và xói mòn. Tất cả bằng chứng về thời gian trên Trái đất kể từ lúc tiến hóa tiền sinh học tạo nên sự sống có thể không còn nữa. Bà Cabrol cho rằng trường hợp của Trái Đất không giống với sao Hỏa. Nếu sự sống trên Trái đất được gieo mầm bởi sao chổi hoặc các tiểu hành tinh, điều tương tự cũng có thể xảy ra ở sao Hỏa. Hoặc là, có lẽ vật chất phóng ra từ sao Hỏa đã gửi sự sống đến Trái đất. Nếu từng có sự sống trên sao Hỏa, ta vẫn có thể có được các dấu tích hóa thạch từ thời điểm nó xuất hiện. Các hóa thạch này sẽ là một loại di sản văn hóa khác, cung cấp cho chúng ta các câu chuyện khoa học mới mẻ về sự xuất hiện của sự sống trong hệ mặt trời của chúng ta.

Có thể vẫn còn sự sống trên sao Hỏa ngày nay, dưới lòng đất hoặc ở đâu đó thôi. Tại hội đồng của Viện SETI, bà Margaret Race đang làm công tác bảo vệ hành tinh, đã đặt câu hỏi rằng, "Nếu chúng ta tìm thấy sự sống ở đó, điều đó có nghĩa là sao Hỏa sẽ thuộc về người sao Hỏa chăng?" 

Ngay cả chúng ta chỉ tìm được bằng chứng về sự sống từ quá khứ xa xôi, tôi tự hỏi liệu chúng ta có bảo vệ được nguồn tài nguyên khoa học và văn hóa đó trên sao Hỏa hay không.

Giám đốc điều hành SpaceX, ông Elon Musk gần đây đã công bố kế hoạch gửi một tàu vũ trụ không người lái vào năm 2018 sẽ hạ cánh trên sao Hỏa và quay trở lại Trái đất. Ông Musk cho biết ông dự định xây dựng các khu định cư trên sao hỏa, cùng với các tổ chức như Mars Society (xã hội sao Hỏa), ông nói về việc tạo dựng địa hình cho hành tinh này (cho giống Trái đất hơn). Phần mô tả nhiệm vụ trên trang web của SpaceX thậm chí mô tả tiến trình biến đổi sao Hỏa theo thời gian từ Hành tinh đỏ sang một thế giới xanh lam giống như Trái đất. Đây có phải là công việc dài hạn mà SpaceX hy vọng sẽ làm với sao Hỏa? Phần nào ghi rõ công tác bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, di sản văn hóa của các địa điểm hạ cánh và khám phá sao Hỏa trong các kế hoạch này, nếu có?

Trang web của SpaceX mô tả quá trình tái tạo địa hình sao Hỏa thành một thế giới màu xanh lam có khả năng hỗ trợ sự sống giống như Trái đất

Việc tái tạo địa hình sao Hỏa đồng nghĩa với việc thay đổi cơ bản cả hành tinh. Trong một video về viễn cảnh có thể có trong công cuộc thuộc địa hóa sao Hỏa, người sáng lập tổ chức Mars Society, ông Robert Zubrin, có nhắc đến Christopher Columbus và quá trình thuộc địa hóa phía tây Bắc Mỹ. Câu chuyện này khá phổ biến trong khám phá không gian - đặc biệt là trong ngành công nghiệp không gian tư nhân, nơi các giá trị tự do và tư bản thường chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận, và không gian được coi như một biên giới mới đang chờ được chinh phục. 

Cũng trong video này, nhà khoa học hành tinh Margarita Marinova, trước đây có là việc tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA và hiện đang làm việc tại SpaceX, giải thích rằng để tạo dựng địa hình sao Hỏa thì cần tạo ra hiện tượng ấm lên toàn cầu bằng việc sử dụng các loại khí nhà kính thông qua biến đổi khí hậu do con người gây ra. Nói cách khác, để tái tạo sao Hỏa, con người có thể cố ý gây ra cuộc khủng hoảng hành tinh giống như chúng ta phải đối mặt ở Trái đất. Thế Nhân sinh có thể không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên tác động của con người ở quy mô hành tinh, mà còn là thời điểm lịch sử khi chúng ta bắt đầu thay đổi vĩnh viễn các thế giới khác.

Liệu một thế giới lạnh giá và có thể không tồn tại sự sống như sao Hỏa có đáng được bảo vệ khỏi những thay đổi do con người tạo ra? Có lẽ hệ mặt trời này là của chúng ta và ta có quyền làm gì với nó cũng được - một tập hợp các hành tinh đang chờ đợi sự xâm chiếm của loài người. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất không phải là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống? Trong Phần 2 của bài viết, tôi sẽ xem xét liệu chúng ta có trách nhiệm bảo vệ các thế giới lân cận khi ta tiếp cận để định cư và khám phá chúng hay không.

**

Ngày 23/06/2016Tác giả: MICHAEL P. OMAN-REAGAN Trang nguồn: SapiensLink bài viết: https://www.sapiens.org/column/wanderers/terraform-mars-anthropocene/

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net