Câu 1 Hàng hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1

1.  Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

a. Hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra, nó có thể làm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, đồng thời được dùng để trao đổi, để bán.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động của con người làm ra, nó tồn tại rất đa dạng phong phú dưới nhiều dạng vật thể như nhà cửa, xe cộ…hoặc dưới dạng phi vật thể như du lịch, truyền hình cáp, sóng điện thoại di động…nó cũng có thể cùng một lúc đáp ứng cho nhiều người cùng sử dụng công cộng như cầu đường, dịch vụ Internet…hoặc cũng có thể chỉ cho một cá nhân sử dụng như quần áo, dày dép…Nhưng dù những đặc tính của mỗi hàng hóa có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị

Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

- Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ví dụ: gạo để nấu ăn, vải để mặc, sắt thép để chế tạo máy…Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, thông qua tiêu dùng, con người mới đánh giá chính xác giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

Lưu ý: Không phải bất kỳ vật nào có giá trị sử dụng đều là hàng hóa, như nước trong tự nhiên, không khí con người hít thở mặc dù có giá trị sử dụng rất lớn, nhưng không phải là hàng hóa. Để trở thành hàng hóa phải có giá trị trao đổi.

- Thuộc giá trị của hàng hóa là nói lên sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi

Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau. Như vậy, giữa gạo và vải phải có cái chung giống nhau, cái chung đó chính là hao phí sức lao động để sản xuất ra vải và gạo. Do đó, khi những người sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm với nhau, thực chất là trao đổi lượng lao động bằng nhau được ẩn dấu trong những hàng hóa đó. Hao phí lao động để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài, còn giá trị là bản chất bên trong của hàng hóa.

c. Đặc tính của giá trị

- Tất cả các hàng hóa đều có giá trị giống nhau về bản chất là hao phí sức lao động. Vì vậy, khi trao đổi hàng hóa với nhau thực chất là người ta trao đổi sức lao động với nhau, và việc trao đổi phải trên cơ sở ngang giá .

- Giá trị của hàng hoá là một phạm trù lịch sử vì nó chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa và chỉ khi nào diễn ra mua bán trao đổi người ta mới quy giá trị của hàng hoá là hao phí lao động.

Tóm lại: sản phẩm với tư cách là hàng hóa phải đồng thời có cả hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

d. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

-  Hai thuộc tính của hàng hóa vừa có sự thống nhất vừa có sự đối lập:

+ Thống nhất: hai thuộc tính của hàng hóa không tách rời nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không phải là hàng hóa.

+ Đối lập: người sản xuất hàng hóa quan tâm là giá trị. Ngược lại, người tiêu dùng là giá trị sử dụng, nhưng muốn có được giá trị sử dụng họ phải trả đúng giá trị cho người bán hàng.

- Mâu thuẫn: người tiêu dùng luôn đòi hỏi giá trị sử dụng ngày càng cao, chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá rẻ, ngược lại nhà sản xuất thì muốn bán hàng hóa được giá cao, chi phí thấp.

2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

a. Mặt thứ nhất biểu hiện là lao động cụ thể dưới hình thức thao tác của người lao động trong những ngành nghề chuyên môn để tạo ra giá trị sử dụng.

 - Lao động cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn khác nhau thì có mục đích khác nhau, có đối tượng khác nhau, có phương pháp khác nhau và kết quả riêng, tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau, biểu hiện rất đa dạng, phong phú. Lao động cụ thể có thể thay đổi về hình thức lao động theo điều kiện lịch sử nhất định, nó là một phạm trù vĩnh viễn.

b. Mặt thứ hai, lao động trừu tượng: là nói lên sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung được kết tinh vào hàng hóa. Vì vậy, lao động trừu tượng mang tính xã hội, nó là một phạm trù lịch sử.

c.  Mối quan hệ, và ý nghĩa:

- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, vì nó chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa. Vì, khi trao đổi mua bán người ta phải quy lao động cụ thể về lao động trừu tượng để làm cơ sở trao đổi mua bán hàng hóa

- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một quá trình lao động sản xuất hàng hóa, nó không phải là hai loại lao động khác nhau, nếu như lao động cụ thể mang tính chất lao động tư nhân thì lao động trừu tượng lại phản ánh tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.

- Nếu sản xuất hàng hoá có mức hao phí cá biệt cao hơn so với hao phí lao động trung bình của xã hội sẽ dẫn đến lỗ vốn, phá sản.

- Sản xuất hàng hóa, một mặt tạo ra những động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác chứa đựng nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#prince