Cau 3 Cai chung va cai rieng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3. Cái chung và cái riêng

a. Khái niệm

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt, những yếu tố, những quan hệ… tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.

Trong mối sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất. Cái đơn nhất là những đặc tính, những tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.

b. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng với cái chung:

- Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó là biểu hiện tính hiện thực tất yếu, độc lập với ý thức con người.

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà nó phải tồn tại trong từng cái riêng cụ thể, xác định.

- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Không có cái riêng tồn tại độc lập, tuyệt đối tách rời cái chung mà tất yếu phải tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất, còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.

- Cái riêng và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định: Cái mới ra đời: đi từ cái đơn nhất - cái đặc thù - cái phổ biến. Cái cũ mất theo con đường chuyển hóa ngược lại.

c. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Vì cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung nên không được tuyệt đối hóa cái riêng (lợi ích riêng của cá nhân, gia đình, tôn giáo, dân tộc, v.v..)

- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng, nên muốn tìm ra cái chung (bản chất, quy luật, chính sách, v.v..) phải thông qua việc nghiên cứu cái riêng. Mặt khác, khi áp dụng cái chung vào cái riêng cần phải tính đến đặc điểm và những điều kiện tồn tại cụ thể của cái riêng.

- Tôn trọng tính đa dạng phong phú của cái riêng, đồng thời phải tôn trọng những nguyên tắc chung.

- Tạo điều kiện để cái riêng và cái đơn nhất chuyển hóa đúng quy luật để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của mới và sự tiêu diệt cái cũ, cái lỗi thời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#hoc #triết