cau7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7:Nhà tham vấn là gì? Tại sao nhà tham vấn phải là con người cân bằng? Phân tích các phẩm chất, năng lực của nhà tham vấn?

*Khái niệm Nhà tham vấn:

- Theo nghĩa trợ giúp: ai cũng có thể trở thành nhà tham vấn. Nhà tham vấn được đào tạo chuyên môn qua các khóa thực hành, có kiến thức về con người, về hành vi con người, về sự phát triển tâm lý qua các lứa tuổi, có kiến thức về tâm lý học.

Ở các nước phát triển nhà tham vấn phải có ít nhất là trình độ thạc sỹ và được đào tạo qua chuyên môn.

-Nhà tham vấn là người giúp thân chủ khi họ gặp những vấn đề khó khăn bằng cách là khơi gợi những tiềm năng có trong họ để thân chủ tự giải quyết những vấn đề của chính mình.

* Nhà tham vấn phải là con người cân bằng vì:

- Để hoạt động tốt trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý con người, nhà tham vấn trước tiên phải ý thức rõ về cái tôi của mình và có sự cân bằng tâm lý. Sự cân bằng tâm lý giúp cho nhà tham vấn nhìn  vấn đề của thân chủ một cách khách quan.

- Người cân bằng là người có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của những người khác.

- Yếu tố tạo nên con người cân bằng:

+ Sức khỏe tâm lý

+ Sức khỏe cơ thể

- Theo lý thuyết của J.Godefroid: con người cân bằng được thể hiện ở:

+ Thể chất: cơ thể khỏe mạnh, trạng thái tốt, chịu đựng mệt nhọc.

+Tình dục: thiết lập được mối quan hệ hài hòa thân hình với người khác, quan tâm không thái quá đến việc thỏa mãn những nhu cầu của mình trong sự nhạy cảm và nhu cầu của đối tác.

+ Suy nghĩ và hoạt động 1 cách hữu hiệu.

+ Cảm xúc: tương đối ổn định, không quá tự tin, ko lo lắng, biết đương đầu với sự không may và không biểu lộ sự thất vọng quá đáng, biết giữ gìn sự tươi tỉnh, vô tư…

+ Đạo đức: tin vài sự lý giải dựa trên cứ liệu khách quan hơn là dựa vào những đánh giá bên ngoài, hành vi luôn tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội…

+ Xã hội: Luôn cảm thấy dễ chịu khi đối mặt với người khác và cảm giác được thừa nhận của người khác đối với mình.

+Nhân cách: lạc quan, yêu đời, luôn vui vẻ, hồn nhiên, là một nhân cách chín chắn, tự chủ trước cảm xúc, biết chấp nhận trách nhiệm, không từ chối trước những nguy nan.

=> Như vậy để trở thành nhà tham  vấn chuyên nghiệp, yêu cầu đầu tiên là người đó phải có 1 sự cân bằng về phát triển tâm lý, đạo đức, xã hội. Thật khó có thể trợ giúp người khác giải thoát những rối loạn tâm lý trong khi chính nhà tham vấn đang có những tổn thương tâm lý hay có nhân cách mà người khác cho là ko bình thường. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng có tinh thần khỏe mạnh, đôi khi sự “không bình thường” không thảnh thơi về tâm lý lại khiến họ theo đuổi nghề trợ giúp tâm lý hoặc có những biểu hiện bất thường mà không thể lường trước.

* Phân tích các phẩm chất  của nhà tham vấn

- Ý nghĩa: Phẩm chất nhà tham vấn không chỉ là đạo đức, là cách đối nhân xử thế với thân chủ mà nó còn là công cụ quan trọng nhất để hành nghề tham vấn=> cần phải bồi dưỡng phẩm chất tâm lý của nhà tham vấn. Cụ thể lợi ích nhà tham vấn mang lại:

+ Tăng uy tín nghề nghiệp.

+ Giúp họ bình đẳng trong mối quan hệ với đồng  nghiệp.

+ Khẳng định được vị thế nghề nghiệp của bản thân.

+ Bảo vệ được khách hàng( thân chủ).

-Cơ sở xây dựng phẩm chất tâm lý nhà tham vấn.

+ Sự trung thức( chân thành).

+ Tôn trọng vô điều kiện(chấp nhận thân chủ).

+ Thấu hiểu trọn vẹn(lắng nghe thân chủ).

-Biểu hiện cụ thể về phẩm chất nhà tham vấn

+ Biết chấp nhận thân chủ.

+ Trung thực: nhà tham vấn không được phép phản ánh sai sự thật về thân chủ.

+ Thấu hiểu: biết lắng nghe, chờ đợi, chia sẻ…

+ Năng lực chuyên môn: có tri thức, hiểu biết về lĩnh vực mình làm.

VD: tham vấn về hôn nhân gia đình.

+ Không định kiến: ko có cái nhìn phiến diện, ác cảm với thân chủ.

VD: thân chủ là 1 cô gái mại dâm.

+ Tin tưởng vào bản thân: tự tin( có kiến thức, hiểu biết)

+ Có tình thần khỏe mạnh: luôn vui vẻ, lạc quan, biết nhìn về tương lai, biết loại bỏ những sang trấn từ thân chủ lây lan sang.

+ Có khả năng hợp tác: nhà tham vấn và thân chủ có khả năng lắng nghe,tin tưởng.

*Năng lực chuyên môn của nhà tham vấn

-Ham hiểu biết: thường xuyên học, đọc, nghiên cứu tài liệu.

- Mong muốn được tiếp cận và kiểm chứng các cách tham vấn mới.

- Tham gia các tổ chức chuyên môn, đọc và nghiên cứu nhiều sách báo chuyên nghiệp.

- Làm việc có hiệu quả và biết cách kiểm tra hiệu quả công việc, biết tham khảo, lắng nghe ý kiến của người khác.

- Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn để phát triển năng lực chuyên môn.

Trích nguyên tác 2 của hiệp hội Hoa kỳ “APA” và “ACA”: “ Nhà tham vấn phải có trình độ cao trong nhận thức về giá trị, về kiến thức, về kỹ năng, về những giới hạn và nhu cầu của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net