ch5nh tr5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Phân tích các thuộc tính của hàng hoá. Cách xác định lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng tới nó?

Hàng hoá là sản phẩm của lao động thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Vì vậy, không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hoá.

*Hai thuộc tính của hàng hoá

- Giá trị sử dụng của hàng hoá : là công cụ của vật phẩm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người (như gạo để ăn, vải để mặc, xe đạp để đi,...). Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá qui định, là nội dung vật chất của cải, vì vậy nó là một phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm là: giá trị sử dụng không phải cho người trực tiếp sản xuất ra nó mà là cho người khác, cho xã hội. Giá trị sử dụng đến tay người khác-người tiêu dùng phải thông qua trao đổi mua-bán. Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi

- Giá trị của hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Thí dụ:

1m vải = 5 kg thóc

Hai hàng hoá vải và thóc có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau theo một quan hệ tỷ lệ nhất định. Vì chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người. Sự hao phí lao động đó chính là giá trị của hàng hoá.

Vậy, giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó.

Do đó, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị .

Giá trị phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Do đó giá trị là một phạm trù lịch sử nó chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.

*Cách xác định lượng giá trị hàng hoá.

Nếu giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá thì lượng giá trị của hàng hoá chính là lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó( bao gồm lao động vật hoá và lao động sống). Trong sản xuất hàng hoá, hao phí lao động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt của hàng hoá. Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt để trao đổi mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hoá.

Giá trị xã hội của hàng há được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Đó là thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội nghĩa là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và cường đọ lao động trung bình. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết của một loại hàng hoá nào đó gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá đó trên thị trường.

*Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hoá

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hoá:

Năng suất lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng giá trị hàng hoá. Năng suất lao động được đo bằng số lượng thời gian hao phí để chế tạo ra một sản phẩm. Giá trị hàng hoá thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật quản lý của người lao động, máy móc thiết bị, phương pháp tổ chức quản lý, cũng như các điều kiện tự nhiên.

Cần phân biệt tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động. Tăng cường độlao động giống như kéo dài thời gian lao động, nó làm cho số lượng sản phẩm được chế tạo trong một đơn vị thời gian tăng lên nhưng hao phí lao dộng cũng tăng lên cùng tỷ lệ; do đó giá trị một hàng hoá không thay đổi.

Để sản xuất một hàng hoá có các loại lao động khác nhau tạo ra các loại hàng hoá có giá trị lhác nhau đó là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động cụ thể mà mọi người bình thường có thể làm được là lao động giản đơn. còn lao động cụ thể phải trải qua huấn luyện chuyên môn là lao động phức tạp. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình và được thể hiện trên thị trường.

Câu 2: Phân tích qui luật giá trị, Biểu hiện của qui luật này qua hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản?

*Qui luật giá trị

- Nội dung của qui luật giá trị :

Qui luật giá trị là qui luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có qui luật giá trị hoạt động. Qui luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.

Sự hoạt động của qui luật giá trị được biểu thông qua giá cả hàng hoá trên thị trường. Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

Trong sản xuất qui luật này yêu cầu thời gian lao động hao phí cá biệt để sản xuất hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong lưu thông (trao đổi) đối với mỗi hàng hoá giá cả có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nhưng bao giờ cũng xoay quanh giá trị. Đối với tổng hàng hoá qui luật này yêu cầu tổng giá cả sau khi bán phải tăng tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất. Như vậy, nhìn bề ngoài sản xuất và trao đổi hàng hoá là công việc riêng của từng người, họ độc lập và hình như không chịu sự chi phối nào, nhưng trên thực tế mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá đều chịu sự chi phối của qui luật giá trị.

-Tác dụng của qui luật giá trị :

Trong nền sản xuất hàng hoá qui luật giá trị có 3 tác dụng sau :

+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì, bán cho ai và bằng công nghệ nào là do họ quyết định. Mục đích của họ là thu được nhiều lãi. Dựa vào sự biến động của giá cả thị trường do tác động trực tiếp của cung cầu, người ta biết được hàng hoá nào đang khan hiếm, bán chạy, có giá cao, hàng hoá nào đang ế thừa, có giá thấp. Từ đó, họ sẽ mở rộng những mặt hàng đang khan hiếm, có giá cao để thu được nhiều lãi và ngược lại. Kết quả sẽ thu hẹp sản xuất thậm chí đóng cửa không sản xuất những mặt ế thừa, không tiêu thụ được. Kết quả là các yếu tố sản xuất (TLSX,SLĐ) chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác, làm cho qui mô ngành này mở rộng, ngành kia thu hẹp. Đó là sự điều tiết sản xuất của qui luật giá trị.

Tác dụng điều tiết lưu thông qui luật giá trị được biểu hiện ở chỗ hàng hoá bao giờ cũng được đưa từ nơi có giá bán thấp đến nơi có giá bán cao. Qui luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó, phân phối các nguồn hàng hoá hợp lý hơn giữa các vùng của đất nước, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hoá trong xã hội.

+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất ( LLSX) phát triển:

Trong nền kinh tế hàng hoá người sản xuất hành hoá nào cũng muốn có nhiều lãi. Người có nhiều lãi hơn là người sản xuất ra hàng hoá có giá trị cá biệt thấp hơn so giá trị xã hội của hàng hoá, nếu các điều kiện khác giống nhau. Muốn vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất,cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, thực hành tiết kiệm. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Kết quả là năng xuất lao động tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, để thu được nhiều lãi, người sản xuất hàng hoá còn phải thường xuyên cải tiến chất lượng , mẫu mã hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu hị hiếu của người tiêu dùng; cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng; cải biến các biện pháp lưu thông, bán hàng để tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn. vì vậy, quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển như thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhiều, nhanh, tốt, rẻ hơn.

+ Phân hoá những người sản xuất hàng hoá:

Sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh mặ tích cực, còn dẫn đến phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành kẻ giầu, người nghèo. Trong sản xuât hàng hoá dưới tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác, tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, có kiến thức, trang bị kỹ thuật tốt, có vốn.... sẽ phát tài và trở thành giầu có. Ngược lại, những người không có các điều kiện trên hoặc gặp rủi ro, tai nạn sẽ dẫn đến mất vốn, phá sản. Tác dụng này của quy luật giá trị một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực páht triển, mặt khác phân hoá xã hội thành kẻ giầu, người nghèo, tạo ra những điều kiện cho sự ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá lớn hiện đại đó là nền sản xuất hàng hoá TBCN.

*Biểu hiện của quy luật này qua hai giai đoạn phát triển của CNTB

- Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh qui luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

- Trong giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả độc quền.

Câu 3: Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Vì sao phân tích hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn đó?

Mọi tư bản đều xuất hiện với một khối lượng tiền tệ nhất định và vận động theo công thức T-H-T', trong đó T'=T+t. Số tiền trội lên so với số tiền ứng ra ban đầu được Mác gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m . Đây là công thức chung của tư bản.

*Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Lý luận giá trị khẳng định rằng giá trị hàng hoá là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, nghĩa là nó chỉ được tạo ra trong sản xuất. Nhưng mới thoạt nhìn vào công thức chung ta lạ có cảm giác giá trị thặng dư được tạo ra trong lưu thông. Có phải lưu thông tạo ra giá trị thặng dư không? Sự thật lưu thông thuần tuý dù trao đổi ngang giá hay trao đổi không ngang giá cũng không hề làm tăng thêm giá trị.

+ Trường hợp trao đổi ngang giá, những người tham gia trao đổi chỉ có lợi về mặt giá trị sử dụng chứ không có lợi về mặt giá trị,nên không tạo ra m. Trong trường hợp tao đổi không ngang giá, người này được lợi trong mua và bán, thì người khác sẽ mất đi khi bán và mua, còn xét trên phạm vi toàn xã hội thì đó chỉ là sự phân phối lại giá trị mà thôi.

Sự phân tích trên cho thấy trong lưu thông không làm cho T lớn lên, nhưng nếu nằm ngoài lưu thông( tức là tiền tệ để trong két) thì tiền tệ cũng không làm tăng thêm giá trị.

Như vậy, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản biểu hiện ở chỗ: tiền tệ vừa lớn lên trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông.

Để giải quyết được mâu thuẫn này phải tìm trên thị trường một hàng hoá có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là hàng hoá sức lao động.

* Hàng hóa sức lao động

Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực tồn tại trong một cơ thể sống của con người và được người đó vận dụng vào sản xuất hay là khả năng lao động của con người.

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:

+ Người có sức lao động được tự do về thân thể, được quyền làm chủ sức lao động của mình, tự do đem bán sức lao động của mình như một hàng hoá. Nhưng chỉ bản trong một thời gian nhất định.

+ Họ không có tư liệu sản xuất và của cải khác để kết hợp với sức lao động của mình.trong điều kiện đó họ muôn sống và tồn tại chỉ còn cách buộc phải đi làm thuê tức là bán sức lao động tồn tại trong cơ thể của mình.

- Hai thuôc tính của hàng hoá sức lao động

Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hoá thông thường:

+ Giá trị sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó con người cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị hàng hoá sức lao dộng được tính bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết về mặt vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và gia đình anh ta kể cả những phí tổn học tập để người công nhân có một trình độ nhất định.

Việc xác lập giá trị hàng hoá sức lao động như trên là tất yếu đối với quá trình tái sản xuất xã hội. Giá trị hàng hoá sức lao động có đặc thù phụ thuộc vào yếu tố tinh thần và lịch sử nghĩa là nó phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng nước như: khí hậu, tập quán, trình độ văn minh, nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của hàng hoá sức lao động nó cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình lao động sản xuất. Khác với hàng hoá thông thường khi được sử dụng nó có khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm riêng có của hàng hoá sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

Hàng hoá sức lao động là một phạm trù kinh tế bộc lộ rõ nét dưới CNTB và là điều kiện để chuyển hoá tiền thành tư bản. tuy nhiên, nó không phải là cái quyết định để có hay không có bóc lột, vì việc quyết định là ở chỗ giá trị thặng dư tạo ra được phân phối như thế nào.

Câu 4: Thế nào là giá trị thặng dư? Giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối, giá trị thặng dư siêu ngạch? So sánh sự giống và khác nhau của giá trị thặng dư tuyệt đối vào giá trị thặng dư tương đối

1.Giá trị thặng dư, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch

Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.

- Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa- quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.

- Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát lại có hai phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

+Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt khỏi giới hạn thời gian lao động cần thiết. Ngày lao động kéo dài trong khi thời gian lao động cần thiết không thay đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên.

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao động còn thấp.

Với lòng tham vô hạn, nhà tư bản tìm mọi thủ đoạn để kéo dài ngày lao động, nâng cao trình độ bóc lột lao động làm thuê. Nhưng một mặt, do giới hạn tự nhiên của sức lao động con người; mặt khác, do đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân đòi rút ngắn ngày lao động, cho nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn. Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động. Vì tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khi thời gian lao động tất yếu là không thay đổi.

+ Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư với độ dài ngày lao động không thay đổi, dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Việc tăng năng suất lao động xã hội, trước hết ở các ngành sản xuất ravật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị lao động giảm xuống do đó, làm giảm thời gian lao động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư - thời gian để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản để giành ưu thế trong cạnh tranh, để thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản đã áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn thiện phương pháp quản lý kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Kết quả là, giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản nào thực hiện điều đó thì khi bán hàng hoá của mình sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các nhà tư bản khác.

Phần giá trị thặng dư thu được trội hơn giá trị thặng dư bình thường của xã hội được gọi là thặng dư siêu ngạch.

Xét từng đơn vị sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư síêu ngạch là hiện tượng tạm thời, cục bộ. Nhưng xét trên phạm vi toàn bộ xã hội tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Cái khác nhau là ở chỗ giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt.

2.Sự giống và khác nhau của giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối

-Giống nhau:

+ Đều là sản xuất m.

+ Thời gian lao động m đều được kéo dài ra.

+ Nâng cao trình độ bóc lột công nhân, tăng m cho nhà tư bản.

-Khác nhau:

+ m tuyệt đối bằng cách kéo dài thời gian lao động

+ m tương đối bằng cách hạ thấy giá trị sức lao động.

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.

Câu 5 : Thế nào là tuần hoàn và chu chuyển của tư bản? Những biện pháp làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản?

1.Tuần hoàn của tư bản.

Mọi tư bản sản xuất trong quá trình vận động đều trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức thức hiện ba chức năng :

Giai đoạn I ( Lưu thông) : tư bản mang hình thức tiền tệ, thực hiện các chức năng mua các yếu tố sản xuất tư liệu sản xuất và sức lao động;

Giai đoạn II( sảm xuất ) : tư bản mang hình thức tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị thặng dư;

Giai đoạn III( lưu thông) : tư bản mang hình thức tư bản hàng hoá với chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.

Kêt thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá biến thành tư bản tiền tệ và lại trở về giai đoạn I.

-Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức, thực hiện ba chức năng rồi quay về hình thức xuất phát của nó, gọi là tuần hoàn của tư bản.

2. Chu chuyển của tư bản

Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là ngiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản. Mổc dù có sự khác nhau nhưng cả hai cùng nghiên cứu sự vận động của tư bản. Bởi vậy, tuần hoàn và chu chuyển của tư bản có quan hệ mật thiết với nhau.

- Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục, lặp đi, lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.

- Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định đến khi nó trở về cũng dưới hình thức đó nhưng còn kèm theo giá trị thặng dư.

Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông. Như vậy, để chu chuyển một vòng, tư bản phải trải qua hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất. Thời gian chu chuyển tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

Thời gian sản xuất = thời kỳ lao động + thời kỳ gián đoạn lao

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#biography
Ẩn QC