Mình lớn lên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Càng về cuối những năm 1946, tình hình càng lúc càng căng thẳng.

Cái âm mưu muốn chiếm nước ta một lần nữa của Pháp ngày càng lộ rõ hơn bao giờ hết!

Chúng liên tiếp gây hấn, gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà, đánh chiếm vài cơ quan của chính phủ ta. Rất nhiều người dân vô tội đã chẳng thể thoát được họng súng vô tình của lũ người khát máu.








Hai đứa trẻ vẫn như mọi ngày băng qua cánh đồng đến lớp. ríu rít i tờ, a nờ nom như lũ chim sâu loắt choắt nhảy trên đồng lúa vàng trổ đòng đòng.

Từ xa xa, một đám người tây mắt xanh như mắt mèo, tóc vàng lăm lăm cây súng to hơn cái điếu cày của ông trưởng thôn xồng xộc lao đến. Hoảng sợ, hai đứa trẻ vội lăn xuống nấp phía mép ruộng.

Bằng thu lu ôm chặt lấy Minh đang hoảng sợ sắp khóc. Nhẹ nhàng bịt tai em lại.

Tiếng súng nổ lên như tiếng sấm giữa trời xanh. Chim bay tan tác, chó sủa, gà kêu hỗn loạn. Mưa, mưa cùng những cơn gió rét buốt đổ xuống, nặng nề, kéo hai đứa trẻ lăn lộn dưới nền ruộng lấm lem.

Nhưng làm sao thay đổi được số phận của nhưng con người vô tội kia khỏi lũ người khốn nạn kia cơ chứ?

Có những cụ già biết bản thân không thể chạy thoát được nên vẫn điềm nhiên uống chè chờ họng súng cướp đi linh hồn một cách chớp nhoáng. Có những người cha liều chết chặn đường giặc để bảo vệ vợ và đứa con thơ được an toàn chạy trốn. Có những người mẹ liều chết che chở con bằng cả tấm thân gầy chạy trốn qua bão đạn. Có những đứa trẻ giương đôi mắt ngây thơ tuyệt vọng nhìn những đôi mắt mèo kia khẩn thiết khi bị dồn vào chân tường...

Những tất cả đều chẳng thể thoát nổi họng súng vô tình.


Tiếng súng như át vào tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng khóc. Máu chảy, chảy xuống nền đất, lênh láng, nhuốm cả vào con sông xanh hiền hòa, lan cả xuống mép ruộng, chảy đầy vai hai đứa trẻ.

Em nén khóc, em cắn chặt môi đến bật máu, muốn khóc nhưng chẳng dám, rồi cứ thế ngất đi trên tay Bằng.

Khi chúng xác nhận không còn một ai sống sót mới yên tâm hành quân, tiếp tục những cuộc càn quét, thảm sát man rợ.

Bằng lén đưa mắt lên nhìn những tên lính. Đó cũng là mặt người mà nhỉ? Đó cũng là hình người? Cũng giống như người mình, có mắt mũi, có tay chân mà?

Nhưng sao nó ác thế?


Làng mất, nhà mất. Hai đứa dắt díu nhau theo đoàn người tổng di tản.

Một đoàn người dài, dài hơn lúc người ta bỏ xứ hồi nạn đói năm ấy rất nhiều. Minh mệt mỏi nắm chặt lấy tay Bằng. Chiếc dép cỏ sờn quai của em cọ xát vào bàn chân nhỏ xíu chưa quen đi xa rớm máu nhưng đứa trẻ kiên cường đáng thương kia vẫn kiên quyết đuổi theo từng bước chân khỏe khoắn của người lớn, lễ phép từ chối sự giúp đỡ.

Vì ai cũng mệt mỏi vì đi xa, vì mang nặng cả.

Vì ai cũng lo lắng cho nước mình cả. Ai cũng đau đáu cho số phận dân mình cả.





Cuộc chiến lần nữa nổ ra, đây là một điều chắc chắn, và chẳng ai mong muốn.









Bằng lần đầu biết thế nào là chiến khu Việt Bắc trong thư cha mẹ nói đến.

Hai đứa được xếp vào một đám trẻ khoảng chục đứa, chen nhau trong căn nhà sàn bé bé trên đỉnh đồi to to.

Lớn nhất là chị Lâm, kế đó nhỏ Hiếu, Bằng, thằng Hạo, thằng Tú. Liền tù tì sau đó ba đứa đồng niên Hoàng, Thành, Minh, Phúc. Út nhất là thằng Dần và nhỏ Trân.

Những đứa trẻ sống với nhau, dạy nhau tiếp tục đi theo những con chữ quý báu, đưa nhau vào rừng hái măng, hái nấm. Thi thoảng sẽ có anh Vinh, cán bộ đoàn ghé thăm.








Nước réo lên ùng ục, em cẩn thận thả nắm gạo thơm mới tinh anh Vinh đem cho hôm qua vào nồi. Khói bay nghi ngút. Cay xè. Mặc dù thằng Hoàng bên cạnh vẫn đang quạt lấy quạt để cái mo cau khô cứng.

Máy bay từ đâu bay kín trời, kéo theo làn khói đen kịt dày đặc, thiếu điều nhuộm đen bầu trời.

Thấp thoáng đằng xa xa mấy thân hình to lớn, vạm vỡ, đung đưa dây trực thăng đăm chiêu quan sát. Chị Lâm đi giao công văn chưa về nên chúng nó ngồi đó chẳng biết phải làm gì cả.


Thằng Dần rúc vào lòng Hoàng. Nấc không ra tiếng. Nhỏ Trân cũng sợ hãi mà ré lên.

Thằng Thành, bấu vai Phúc bắt đầu sụt sịt. Còn Hạo thì dọa sẽ nhét khăn vào miệng mấy đứa nhỏ gần như gào lên một lúc. Lộ chỗ nấp là đi cả đám bây giờ!

Một đoàn quân bé xíu nhằm hướng doanh trại của các anh lính mà lao lên. Những đôi chân bé xíu lao vun vút, xiêu vẹo chẳng dám dừng.

Bằng và Hiếu là hai đứa lớn nhất trong đám, một đứa đi trước mở đường, một đứa đi sau đốc thúc các em tiến về phía trước.





Doanh trại đang nháo nhác lên vì máy bay địch đã gặp phải những đứa trẻ hồng hộc chạy đến báo tin. Những đứa trẻ được ở tạm trong khu thiếu niên trinh sát.





Bọn nhỏ nghịch kinh khủng!

Bọn nhỏ chui hẳn vào hàng ngũ chạy chơi, giữa lúc các anh chị xếp hàng báo cáo. Điều này khiến Bằng với nhỏ Hiếu khổ tâm hết sức. Ngày nào cũng phải nạt dữ lắm chúng mới ngồi yên dưới bóng cây bi bô vài chữ mới được dạy.








Sơn Minh lên cơn sốt rét.

Mảnh kí ức của Bằng luôn đau đáu hình ảnh một bé cún Sơn Minh nhỏ xíu xiu trên lưng mình. Ngọ nguậy lung tung và luôn miệng kêu rét. Bằng cõng em, nhằm hướng khu bệnh xá chiến khu mà chạy. Hai đứa đi từ ban trưa nắng đổ lửa đến mãi nhá nhem tối mới đến nơi.



Còn trong kí ức mê man của Minh thì luôn có một anh Chí Bằng thích khoe má lúm bằng nụ cười của mình. Bằng của em luôn dịu dàng dém chăn cho em những đêm ở trạm xá. Là người kiên nhẫn và mạnh mẽ vô cùng. Dạo nọ, em nghe các chị y tá nói chuyện về một đứa nhóc có má lúm xinh xinh, chạy về khu thiếu niên trinh sát từ hửng đông, rồi trở lại vào lúc nhá nhem, đem theo một nắm ươi bay cho người bạn bé xíu bị sốt rét.

Ngay từ những lời kể đầu tiên, em đã chắc chắn đó là ai rồi.

Và thỉnh thoảng, đôi mắt cún xinh đẹp vẩn vơ nhìn lên trần lán nứa rồi tự hỏi


Sao Bằng đáng yêu quá vậy?


Dần dần, em lại nhớ nhớ đôi mắt cười và chiếc má lúm mỗi khi thức giấc, rồi lại mong chờ trời tối nhanh để gặp anh.





Và rồi thu, đông năm 1947, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc, nhưng lại ngậm ngùi thất bại.





Bằng trong khoảng thời gian ấy, cũng đã có công việc đầu tiên: giao liên.

Đó là niềm tự hào thứ hai trong đời nó. Nó tự hào vì đang cống hiến cho sự trôi chảy của thông tin, giúp các cấp chỉ huy nhận được báo cáo từ mọi nơi. Trái tim mười tuổi của nó đập nhanh hơn theo nhịp chân băng rừng thuần thục.











Năm 1951, Pháp khóa chặt biên giới, ngăn đường tiếp tế vào Việt Nam.

Suốt những ngày chiến đấu, những đứa trẻ vẫn rất xông xáo làm nhiệm vụ. Sẵn sàng vụt qua bão đạn, nhiều đứa còn chuẩn bị sẵn di thư gửi về gia đình, gửi cho đồng đội.


Bằng, Minh và Hiếu trên đường vẫn chuyển lệnh chiến đấu cũng bị địch bắt.

Nhỏ Hiếu vội giật lấy phong thư được dán kín trên tay Minh rồi vụt đi. Nhanh nhẹn tránh né đạn réo xung quanh mình.

Hai đứa cũng bỏ chạy theo nhưng vẫn bị bắt lại.





Phòng giam tạm thời chật kín người. Ai cũng mệt lả cả, khắp người chằng chịt vết thương. Hai đứa trẻ ở đó cũng bị đánh không thương tiếc. Chúng nó bị dụ, chỉ cần chỉ điểm để bắt đúng một cán bộ Việt Minh thì sẽ thưởng cho hai mươi đồng Đông Dương.

Thậm chí, chúng đe dọa Bằng không khai báo sẽ hành hạ Minh và ngược lại. Nó sợ lắm, em đã gầy rộc lại bị bỏ đói bao nhiêu lâu và đánh đập thế này liệu có trụ nổi không.

Nhưng Minh lại vô cũng kiên quyết. Dặn Bằng dù em bị đánh chết đi nữa cũng không được khai ra một lời. Hai đứa trẻ cứ thế trong ngót nửa tháng trời và nổi danh trong khu ngục giam ấy là hai đứa nhỏ có cái gan sắt thép, được những người bạn lớn thương và hay được nhường thêm nửa nắm cơm, nửa lon nước.


Rồi một ngày, chúng nó được theo đoàn người vượt ngục bằng đường hầm tự đào bé xíu.


Tự do rồi!

Hai đứa nắm tay nhau nhanh thật nhanh tìm về với đội, tìm về tiếp tục lí tưởng, hoài bão vẫn cháy âm ỉ trong lòng.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net