chuong1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

Câu 1: Lịch sử phát triển của GIS

1/giai đoạn 1 : Từ năm 1960s – 1970s

       GIS được sử dụng mang tính đơn lẻ , cá nhân , hệ thống thiếu tính linh hoạt . Có thể kể ra một số tác giả và hệ GIS đầu tiên trong giai đoạn này nhử R.Tomlinson…

2/Giai đoạn 2: từ giữa 1970s đến đầu những năm 1980s

       Chủ yếu là sự truyền bá về GIS , ít phát kiến mới , tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên cứu nhà nước

3/ giai đoạn 3

       Do sự phát triển của kinh tế thì trường , các phần mềm GIS nổi tiếng như ArcInfo in 1982 by ESRI Mapinfo ra đời , sự phát triển của GIS được chấp nhận

4/giai đoạn 4 : Từ cuối 1980s đến nay

        Nó đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp sản xuất máy tính điện tử . Cấu hình máy tính ngày càng mạnh và giá thành của cả phần cứng và phần mềm đều hạ giúp sự vượt trội của bản đồ vẽ trên máy tính so với bản đồ giấy

Câu 2: Thế nào là GIS ?

       Là một tập hợp các phần cứng, phần mềm máy tính cùng với các thông tin địa lý. Tập hợp này được thiết kế để thu thập, lưu trữ, cập nhật, thao tác, phân tích, thể hiện tất cả các hình thức thông tin mang tính không gian

       Là một hệ thống máy tính có khả năng lưu trữ và sử dụng dữ liệu mô tả các vị trí (nơi) trên bề mặt trái đất -Một hệ thống được gọi là GIS nếu nó có các công cụ hỗ trợ cho việc thao tác với dữ liệu không gian.

Là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất.

Câu 3 : CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA GIS

       Phần cứng – các thiết bị mà người sử dụng có thể  thao tác với các chức

năng của GIS (Máy tính, các thiết bị ngoại vi, PDA’s, mobile phones, etc

Phần mềm – Các chương trình mà chạy trên máy của người sử dụng; được thiết kế cho việc điều khiển và phân tích các dữ liệu không gian:ArcView, ArcGIS (ESRI), MapInfo Professional (MAPINO), ERDAS Imagine,...) 

Cơ sở dữ liệu – Vị trí địa lý, thuộc tính của đối tượng, mối quan hệ  không gian của các thông tin, và thời gian.

    Phương pháp –Kỹ thuật và các thao tác được sử dụng để nhập, quản lý,

phân tích và thể hiện các dữ liệu không gian và bảo đảm chất lượng của nó (số hoá, xây dựng CSDL, phân tích không gian, xây dựng bản đồ, metadata)

       Con người – Những người sử dụng, thiết kế, xây dựng, duy trì và bảo dưỡng chương trình của GIS, cung cấp dữ liệu, giải thích và báo cáo kết quả

Câu 4:Mục đích chung của các Hệ Thông tin địa lý

-                                                      Nhập dữ liệu

Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.

Có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình này với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đòi hỏi một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá)

- Thao tác dữ liệu

Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết.

- Quản lý dữ liệu

Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để giúp cho việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ đơn giản là một phần mền quản lý cơ sở dữ liệu.

Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra hữu hiệu nhất

- Hỏi đáp và phân tích

+ Phân tích chồng xếp

Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau.

Đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý.

Sự chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế

+ Phân tích liền kề:

Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?

Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?

-> GIS sử dụng phương pháp vùng đệm để xác định mối quan hệ liền kề giữa các đối tượng.

- Hiển thị

Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ.

Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện). 

Câu 5: Phân biệt GIS với một số hệ thống thông tin khác

- GIS liên quan mật thiết với một số hệ thống thông tin khác như: Desktop Mapping (thành lập

bản đồ), CAD (trợ giúp thiết kế nhờ mày tính), Viễn thám

và GPS (hệ thống định vị toàn cầu), DBMS (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu).

- Nhưng chỉ GIS mới có khả năng phân tích dữ liệu địa lý.

- Desktop Mapping (thành lập bản đồ):

+ Sử dụng bản đồ để tổ chức dữ liệu và tương tác người dùng.

+ Trọng tâm của hệ thống này là thành lập bản đồ: bản đồ là cơ sở

dữ liệu.

     + Hạn chế hơn so với GIS về khả năng quản lý dữ liệu, phân tích không gian và khả năng tuỳ biến

- CAD (trợ giúp thiết kế nhờ mày tính)

+ Trợ giúp cho việc tạo ra các bản thiết kế xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng.

+ CAD yêu cầu một số quy tắc về việc tập hợp các thành phần và các khả năng phân tích rất giới hạn.

+ Hệ thống CAD có thể được mở rộng để hỗ trợ bản đồ nhưng thông thường bị giới hạn trong quản lý và phân tích các cơ sở dữ liệu địa lý lớn. 

- Viễn thám và GPS (hệ thống định vị toàn cầu)

+ Nghiên cứu bề mặt trái đất sử dụng kỹ thuật cảm biến như quay camera từ máy bay, các trạm thu GPS hoặc các thiết bị khác.

+ Thu thập dữ liệu dạng ảnh và cung cấp các khả năng thao tác, phân tích và mô phỏng những ảnh này.

+ Do thiếu các tính năng phân tích và quản lý dữ liệu địa lý, nên không thể gọi là GIS thực sự.

- DBMS (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu)

+ Chuyên về lưu trữ và quản lý tất cả các dạng dữ liệu bao gồm cả dữ liệu địa lý.

+ Nhiều hệ GIS đã sử dụng DBMS với mục đích lưu trữ dữ liệu.

+ DBMS không có các công cụ phân tích và mô phỏng như GIS.

Câu 6 : Một số ứng dụng của GIS

- Dịch vụ khẩn cấp: Cứu hoả và cảnh sát

- Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Giám sát và mô hình hoá

- Thương mại: Tìm vị trí, hệ thống phân phối

- Công nghiệp: Giao thông, liên lạc, mỏ, đường ống và chăm sóc sức khoẻ.

- Giáo dục: Nghiên cứu, Công cụ dạy học, quản lý.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#kena