CHUONG4 KT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHÝÕNG 4

KIỂM TOÁN NGUỒN VỐN

4.1. Kiểm toán nợ phải trả

4.1.1. Mục tiêu kiểm toán nợ phải trả

4.1.1.1 Đặc điểm khoản mục nợ phải trả

4.1.1. 2. Mục tiêu kiểm toán nợ phải trả

4.1.2. Nội dung kiểm toán nợ phải trả 

4.1.2.1 Kiểm toán nợ phải trả người bán

4.1.2.2 Kiểm toán các khoản vay

4.1.2.3  Kiểm toán các khoản phải trả khác

4.1.1.1 Đặc điểm khoản mục nợ phải trả

- Nợ phải trả laÌ nghiÞa vuò hiêòn taòi cuÒa doanh nghiêòp phaìt sinh týÌ caìc giao diòch vaÌ sýò kiêòn đaÞ qua maÌ doanh nghiêòp phaÒi thanh toaìn týÌ caìc nguôÌn lýòc cuÒa miÌnh. Nõò phaÒi traÒ đýõòc ghi nhâòn khi coì đuÒ điêÌu kiêòn chăìc chăìn laÌ doanh nghiêòp seÞ phaÒi duÌng môòt lýõòng tiêÌn chi ra đêÒ trang traÒi cho nhýÞng nghiÞa vuò hiêòn taòi maÌ doanh nghiêòp phaÒi thanh toaìn, vaÌ khoaÒn nõò phaÒi traÒ đoì phaÒi xaìc điònh đýõòc môòt caìch đaìng tin câòy.

- Các khoản nợ phải trả thông thýờng bao gồm nợ phải trả ngýời bán, ngýời mua trả tiền trýớc, các khoản vay, các khoản phải trả Nhà nýớc, ngýời lao động, phải trả nội bộ, chi phí phải trả và các khoản phải trả khác. Dự phòng cũng đýợc ghi nhận nhý một khoản phải trả trên Bảng CĐKT khi thỏa mãn định nghĩa và các tiêu chuẩn của Nợ phải trả.

4.1.1.1 Đặc điểm khoản mục nợ phải trả

- Cần phân biệt Nợ phải trả và các khoản nợ tiềm tàng. Các khoản nợ tiềm tàng không đýợc ghi nhận trên Bảng CĐKT vì tính chất không chắc chắn xảy ra của nó hoặc giá trị chýa thể xác định một cách đáng tin cậy.

Trên Bảng CĐKT, Nợ phải trả đýợc phân chia thành Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.

- Nợ phải trả thýờng đýợc ghi nhận theo số tiền phải trả, tuy nhiên trong một số trýờng hợp, có thể đýợc ghi nhận theo giá trị hiện tại của các dòng tiền phải trả trong týõng lai, thí dụ các khoản dự phòng mà ảnh hýởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu.

4.1.1. 2. Mục tiêu kiểm toán nợ phải trả

- Hiện hữu và nghĩa vụ: Nợ phải trả là có thật và là nghĩa vụ của đơn vị.

- Đầy đủ: Tất cả Nợ phải trả là có thực và là nghĩa vụ của đơn vị đều được ghi chép và báo cáo.

- Đánh giá và chính xác: Nợ phải trả phải được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác.

- Trình bày và công bố: Nợ phải trả được trình bày và khai báo đầy đủ và đúng đắn.

                        Nợ phải trả thường bị khai thiếu nên cơ sở dẫn liệu về sự đầy đủ rất quan trọng. KTV phải lưu ý ảnh hưởng của các vụ kiện tụng, tranh chấp có thể làm phát sinh các khoản phải trả theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán số 501.

4.1.2. Nội dung kiểm toán nợ phải trả

4.1.2.1 Kiểm toán nợ phải trả người bán

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

 (2) Các thử nghiệm cơ bản chủ yếu

4.1.2.1 Kiểm toán nợ phải trả người bán

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:

                        Việc hiểu biết và đánh giá đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng giúp KTV thiết kế một chương trình kiểm toán phù hợp.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình mua hàng

* Đặt hàng       

- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng đề nghị mua hàng và lập đơn đặt hàng;

- Đơn đặt hàng chỉ được lập trên cơ sở Phiếu đề nghị mua hàng, phải được đánh số  liên tục và được người có thẩm quyền xét duyệt về số lượng, nhà cung cấp và các điều khoản khác.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình mua hàng

* Nhận hàng và hóa đơn

- Hàng nhận về phải được kiểm tra về số lượng, chất lượng và các điều kiện thỏa thuận khác theo hợp đồng;

- Phiếu nhập kho được đánh số trước liên tục và lập trên cơ sở hàng hóa đã được chấp nhận;

- Đối chiếu giữa phiếu nhập kho và đơn đặt hàng;

- Kiểm tra hóa đơn của nhà cung cấp về số lượng, đơn giá và tính toán, so sánh giữa hóa đơn với phiếu nhập kho và đơn đặt hàng.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình mua hàng

* Kế toán Nợ phải trả

- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng kế toán và xét duyệt thanh toán;

- Ghi chép kịp thời các nghiệp vụ mua hàng vào sổ kế toán;

- Duy trì hệ thống sổ chi tiết nhà cung cấp, đối chiếu giữa tài khoản tổng hợp và số dư chi tiết Nợ phải trả;

- Đối chiếu giữa thông báo nợ của nhà cung cấp và sổ chi tiết.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình mua hàng

                        Để đánh giá các thủ tục kiểm soát trên có hữu hiệu không, KTV có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau:

- Đối với việc nhận hàng và hóa đơn, chọn mẫu hóa đơn để kiểm tra phiếu nhập kho và đơn đặt hàng đính kèm về số lượng, đơn giá; kiểm tra việc tính toán trên hóa đơn; Theo dõi việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

- Đối với kế toán Nợ phải trả, chọn mẫu kiểm tra chứng từ một số nhà cung cấp trên sổ chi tiết; Đối chiếu chi tiết với tổng hợp, kiểm tra việc tính toán;

Ngoài ra, KTV cần lưu ý kiểm tra sự liên tục của số hiệu chứng từ (Đơn đặt hàng, phiếu nhập…)

4.1.2.1 Kiểm toán nợ phải trả người bán

 (2) Các thử nghiệm cơ bản

* Quy trình phân tích

- So sánh Nợ phải trả cuối kỳ so với đầu kỳ của toàn bộ khoản phải trả người bán và của những nhà cung cấp chủ yếu;

- Xem xét sự biến động của hàng mua trong kỳ qua các tháng;

- Tính tỷ số giữa số dư nợ phải trả và tổng giá trị mua hàng trong kỳ, so sánh với kỳ trước;

- Tính tỷ lệ lãi gộp và so sánh với kỳ trước

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Lập bảng kê chi tiết các khoản phải trả

Bảng kê chi tiết Nợ phải trả từ sổ chi tiết Nợ phải trả của đơn vị, sau đó KTV sẽ kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu với Sổ Cái và Nhật ký mua hàng.

* Đối chiếu sổ chi tiết với thông báo nợ của nhà cung cấp

KTV chọn mẫu các khoản phải trả để đối chiếu giữa sổ chi tiết với thông báo nợ của nhà cung cấp cùng các chứng từ liên quan. Việc chọn mẫu không chỉ quan tâm đến các khoản có số dư lớn mà còn phải chú ý đến các số dư bằng không hoặc số dư âm, nhất là đối với các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị. Điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của cơ sở dẫn liệu đầy đủ trong kiểm toán Nợ phải trả.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Gửi thư xác nhận đến các nhà cung cấp

KTV cần gửi thư xác nhận đến các nhà cung cấp, nếu:

- Thông báo nợ của nhà cung cấp không có hoặc không đầy đủ;.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là yếu kém;

- Có nghi vấn về khả năng đơn vị khai khống các khoản phải trả;

- Việc phân tích cho thấy số dư Nợ phải trả tăng cao một cách bất thường.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Lập bảng kê chi tiết các khoản phải trả

Bảng kê chi tiết Nợ phải trả từ sổ chi tiết Nợ phải trả của đơn vị, sau đó KTV sẽ kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu với Sổ Cái và Nhật ký mua hàng.

* Đối chiếu sổ chi tiết với thông báo nợ của nhà cung cấp

KTV chọn mẫu các khoản phải trả để đối chiếu giữa sổ chi tiết với thông báo nợ của nhà cung cấp cùng các chứng từ liên quan. Việc chọn mẫu không chỉ quan tâm đến các khoản có số dư lớn mà còn phải chú ý đến các số dư bằng không hoặc số dư âm, nhất là đối với các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị. Điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của cơ sở dẫn liệu đầy đủ trong kiểm toán Nợ phải trả.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Kiểm tra sự đầy đủ của Nợ phải trả

                        Để kiểm tra các khoản phải trả đã được phản ảnh đầy đủ, ngoài việc kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ mua hàng, KTV cần lưu ý thêm việc ghi nhận dồn tích các khoản chi phí phải trả:

- Kiểm tra các khoản thanh toán sau ngày khóa sổ để phát hiện các chi phí của niên độ hiện tại nhưng chỉ ghi nhận vào niên độ sau khi thanh toán;

- Kiểm tra các chi phí mang tính chất định kỳ như tiền điện, nước, thuê tài sản…

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Kiểm tra việc trình bày nợ phải trả

                        Bao gồm việc xem xét vấn đề phân loại nợ phải trả thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên Bảng cân đối kế toán cũng nhý việc bù trừ không thích hợp giữa các khoản phải trả và các khoản ứng trýớc tiền cho ngýời bán.

4.1.2.2 Kiểm toán các khoản vay

(1) Tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay

                        KTV cần tìm hiểu các thủ tục xét duyệt đối với các khoản vay, việc ghi chép và tính lãi vay.

                        Các thử nghiệm kiểm soát có thể được tiến hành trên các thủ tục trên nếu KTV quyết định dựa vào các thủ tục kiểm soát.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Quy trình phân tích

- So sánh Nợ vay cuối kỳ so với đầu kỳ;

- Ước tính chi phí lãi vay và so sánh với số liệu theo báo cáo;

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Lập bảng kê chi tiết các khoản vay

Bảng kê chi tiết các khoản vay được lập từ sổ chi tiết Nợ vay của đơn vị, sau đó KTV sẽ kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu với Sổ Cái.

* Gửi thư xác nhận đến các chủ nợ

Các xác nhận gửi đến chủ nợ (ngân hàng, các tổ chức khác và cá nhân) cần bao gồm các thông tin về ngay vay, thời hạn trả, lãi suất, số dư cuối kỳ và các thông tin khác (thí dụ tài sản thế chấp).

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản vay

KTV kiểm tra các chứng từ nhận tiền, chứng từ tính lãi và chứng từ thanh toán trên cơ sở chọn mẫu qua đó thu thập bằng chứng về sự hiện hữu và nghĩa vụ của các khoản vay.

 * Kiểm tra chi phí đi vay

Quy trình phân tích ở bước trước có thể thu thập bằng chứng về chi phí đi vay là hợp lý trên tổng thể. Ngoài ra, KTV sẽ tiến hành việc chọn mẫu để kiểm tra chi tiết chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Kiểm tra việc tuân thủ hợp đồng vay

Hợp đồng vay dài hạn có thể bao gồm các điều khoản đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định nhất định; thí dụ phải duy trì vốn lưu động thuần ở một mức nhất định. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ dẫn đến những chế tài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính.

                        KTV phải xem xét doanh nghiệp có vi phạm các điều khoản hay không và tiến hành các thủ tục thích hợp.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Kiểm tra việc trình bày báo cáo tài chính

KTV cần kiểm tra việc việc phân loại các khoản vay có phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành hay không, các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ tới cần được trình bày bên phần nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(2) Các thử nghiệm cơ bản

* Các thủ tục trong trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu

- Xem xét các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc phát hành trái phiếu, đánh giá chúng có tuân thủ các quy định hiện hành và có được phê duyệt bởi người có thẩm quyền không.

- Kiểm tra việc ghi nhận nợ phải trả và các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu. KTV cũng lưu ý việc phương pháp phân bổ chiết khấu, phụ trội phù hợp với chuẩn mực kế toán và được áp dụng nhất quán.

- Gửi thư xác nhận người được ủy thác về các thông tin liên quan đến trái phiếu như số lượng trái phiếu đang lưu hành, mệnh giá và ngày đáo hạn…

4.1.2.3   Các thủ tục kiểm toán đối với các khoản phải trả khác

 Dự phòng phải trả

 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 Chi phí phải trả

Các thủ tục kiểm toán đối với dự phòng phải trả

                        Dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.

                         Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

Các thủ tục kiểm toán đối với dự phòng phải trả

                        Các khoản dự phòng phải trả doanh nghiệp đã lập, KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán:

- Sự hiện hữu và nghĩa vụ của các khoản dự phòng qua việc xem xét các điều kiện trên có được thỏa mãn không.

- Việc đánh giá các khoản dự phòng có phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

- Việc trình bày các khoản dự phòng; thí dụ các khoản bồi hoàn của bên thứ ba không được bù trừ vào các khoản dự phòng mà phải trình bày như một tài sản riêng biệt.

Các thủ tục kiểm toán đối với dự phòng phải trả

                        Các khoản dự phòng phải trả doanh nghiệp chưa ghi nhận:

                        KTV cần có hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng để đánh giá khả năng của các nghĩa vụ này; thí dụ các chính sách bảo hành của doanh nghiệp, chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp, các cam kết hay nghĩa vụ khác đối với nhà cung cấp, người lao động...

Các khoản dự phòng phải trả doanh nghiệp chưa ghi nhận:

            Các nghĩa vụ phát sinh từ các vụ kiện tụng, tranh chấp, thủ tục kiểm toán áp dụng:

- Trao đổi với Giám đốc và yêu cầu cung cấp bản giải trình;

- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị và các thư từ trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị;

- Kiểm tra các khoản phí tư vấn pháp luật;

- Sử dụng mọi thông tin có liên quan đến các vụ kiện tụng, tranh chấp.

Yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị trực tiếp cung cấp thông tin.

KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các vụ việc và mức thiệt hại làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của đơn vị.

Các thủ tục kiểm toán đối với Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

            - Tìm hiểu về những quy định chung về thuế, chú trọng các điều khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tìm hiểu về hệ thống KSNB liên quan đến thuế của doanh nghiệp: Kê khai và quyết toán thuế.

- Thực hiện quy trình phân tích đối với nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ: so sánh kỳ này với kỳ trước, với sự thay đổi quy mô kinh doanh trong kỳ.

- Kiểm tra việc tính toán nghĩa vụ thuế, chú ý các nghiệp vụ “nhạy cảm” về thuế như các khoản chi thiếu chứng từ hợp lệ, chi quảng cáo khuyến mãi, hàng tiêu dùng nội bộ...

- Kiểm tra việc phản ảnh các nghĩa vụ thuế trên các tài khoản và báo cáo liên quan.      

Các thủ tục kiểm toán đối với chi phí phải trả

                        Chi phí phải trả là một ước tính kế toán, KTV phải dựa trên các quy định của VSA 540 – Kiểm toán các ước tính kế toán.

                        KTV phải kiểm tra quá trình thực hiện sự ước tính của đơn vị. Các thủ tục kiểm toán thường áp dụng:

- Thu thập thông tin về các khoản chi phí phải trả, quy trình hạch toán, việc sử dụng các khoản trích trước này

- Tìm hiểu cơ sở của các ước tính, kiểm tra sự chuẩn xác của các dữ liệu và tính hợp lý của các giả định.

- Kiểm tra việc tính toán và phê duyệt của người có thẩm quyền đối với các chi phí phải trả.

- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính

Ví dụ:

                        Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vạn Thắng cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x7, kiểm toán viên ghi nhận tình huống sau:

            (1) Trong năm 20x7, công ty đã vi phạm hợp đồng về cung cấp dịch vụ cho khách hàng X. Ngày 15.2.20x8, khách hàng đã khởi kiện công ty với số tiền đòi bồi thường là 600 triệu đồng. Vào một ngày trước ngày ký báo cáo tài chính, hai bên đã đạt được một thỏa thuận là công ty sẽ bồi thường cho khách hàng X 400 triệu. Kế toán công ty ghi nhận nghĩa vụ phải trả số tiền bồi thường trên vào năm 20x8 và chỉ thuyết minh về nghĩa vụ trên như một khoản Nợ tiềm tàng trên báo cáo tài chính năm 20x7.

Yêu cầu:

Anh/chị hãy nêu và giải thích sai sót của doanh nghiệp trong mỗi tình huống. Theo anh/chị, thủ tục kiểm toán nào sẽ thích hợp để phát hiện các sai sót trên

Trả lời:

                        Nghĩa vụ này sẽ được trình bày như một khoản dự phòng phải trả, Công ty phải lập dự phòng phải trả và không thuyết minh về Nợ tiềm tàng.

Giải thích :

- Đây là một nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ và chắc chắn doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực của mình. Nếu số tiền chưa được xác định một cách đáng tin cậy, khoản nợ này sẽ được trình bày như một khoản Nợ tiềm tàng trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính, còn nếu giá trị được xác định một cách đáng tin cậy nó sẽ được ghi nhận như một khoản dự phòng phải trả.

- Trước ngày ký báo cáo tài chính, số tiền đã xác định qua thỏa thuận giữa 2 bên. Thoả thuận này là một sự kiện sau ngày khóa sổ cung cấp bằng chứng về một tình trạng đã tồn tại vào ngày khóa sổ nên cần phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính.

Ví dụ:

                        Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vạn Thắng cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x7, kiểm toán viên ghi nhận tình huống sau:

            (2) Trong năm 20x7, công ty bán được 1.000 sản phẩm X với doanh thu 1.200 triệu đồng với cam kết bảo hành 1 năm. Chi phí bảo hành bình quân của 1 sản phẩm X phải chi trong năm 20x8 ước tính một cách đáng tin cậy là 100.000 đồng. Tuy nhiên, công ty chỉ lập dự phòng ở mức 5% doanh thu để phù hợp với mức khống chế của cơ quan thuế..

Yêu cầu:

Anh/chị hãy nêu và giải thích sai sót của doanh nghiệp trong mỗi tình huống. Theo anh/chị, thủ tục kiểm toán nào sẽ thích hợp để phát hiện các sai sót trên

Trả lời:

                        Nếu có thể ước tính được chi phí bảo hành một cách đáng tin cậy, doanh nghiệp phải lập dự phòng theo số liệu này. Chênh lệch giữa số liệu này với mức khống chế của thuế sẽ được ghi nhận như một khoản tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Ví dụ:

                        Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vạn Thắng cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x7, kiểm toán viên ghi nhận tình huống sau:

                        (3) Vào tháng 12.20x7, công ty công bố kế hoạch đóng cửa một nhà máy cơ khí tại Nam Định do tái cơ cấu lại công ty. Thiết bị sẽ được chuyển về một công ty con mới thành lập chuyên về cơđiện nằm ở Đà Nẵng. Công ty sẽ phải chi một khoản tiền bồi thường khá lớn cho người lao động do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Ngoài ra,  công ty còn đối mặt với một số vụ kiện do không thực hiện những cam kết với địa phương và một số đối tác. Chi phí vận chuyển và lắp đặt nhà máy mới cũng khá lớn do có một số thiết bị thuộc loại siêu trọng. Công ty đã không phản ảnh về sự kiện này trên báo cáo tài chính.

Yêu cầu:

Anh/chị hãy nêu và giải thích sai sót của doanh nghiệp trong mỗi tình huống. Theo anh/chị, thủ tục kiểm toán nào sẽ thích hợp để phát hiện các sai sót trên

Trả lời:

             Chi phí tái cơ cấu đòi hỏi phải xét đoán về điều kiện ghi nhận như một khoản dự phòng phải trả hay nợ tiềm tàng.

                        Các vụ kiện tụng làm xuất hiện khả năng ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng, đòi hỏi phải có những thuyết minh thích hợp trên báo cáo tài chính.

Các thủ tục cần thiết để phát hiện các sai sót trên:

- Hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng: Chính sách bảo hành sản phẩm, chủ trương tái cơ cấu...

- Trao đổi với Giám đốc và yêu cầu cung cấp bản giải trình;

- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị và các thư từ trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị;

- Kiểm tra các khoản phí tư vấn pháp luật; sự gia tăng bất thường của các chi phí tư vấn có thể chỉ ra doanh nghiệp đang đối mặt với các vụ kiện quan trọng

4.2.1. Mục tiêu và thủ tục kiểm toán vốn chủ sở hữu

4.2.1. 1  Đặc điểm khoản vốn chủ sở hữu:

- Vôìn chuÒ sõÒ hýÞu:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net