X

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Vậy là mình đã được nhận vào làm rồi đấy nhỉ? 
Tôi mơ màng nhìn lên quãng mây đang chậm trôi ngoài cửa sổ.
Phía phòng khách, mẹ tôi đang ngồi nói chuyện với mấy bà hàng xóm, cũng là bạn buôn bán với nhau cả. Tôi nghe thấy, cũng hơi cau mày, vì mẹ tôi dường như khoe khoang nhiều quá. Bà nói không biết ngượng, cứ tâng bốc lên tận mây xanh khiến tôi ở nhà ngoài còn phải xám mặt vì ngượng. Có lẽ thôn quê, việc làm một giáo khổ trường tư là công việc cao quý nhất, tuyệt vời nhất mà người ta có thể nghĩ tới. Tôi ngồi xuống chỗ họ, nói một cách ngụ ý trách móc:
- Mẹ và các bà đang nói chuyện về công việc của con đó ư?
Nhưng dường như họ chẳng hiểu gì cả, mẹ tôi cứ bô bô khiến tôi phát ghét:
- Đúng rồi! Mà sao con ra đây làm gì, dưới bếp mẹ có nấu chè đỗ đó, xuống ăn đi.
Rồi mẹ tôi còn phang thêm một câu làm tôi chín người:
- Đấy, nhà có con làm thầy phải tẩm bổ thế mới được các chị ạ, chứ nó có học có hành mà để phải ăn cơm thừa canh cạn thì lại khổ nó ra.
Rồi bà lại cười rũ lên, như sung sướng với cái điều mình vừa nghĩ lắm.
Tôi cứ thế lầm lũi mà bước đi, chẳng còn bụng dạ nào mà ăn chè. Tôi hối hận khi đã trót bước ra phòng khách làm cho mẹ tôi vung vít thêm nữa.

Nhưng rồi sáng sớm mai thức dậy, tôi lại thấy mình đổi khác. Suốt cả đêm qua nằm suy nghĩ, tôi đã nhận ra rằng việc mẹ tôi khoe khoang con trai mình như vậy là chắng hề sai tí nào, thậm chí còn tốt cho sự uy tín của tôi sau này. Đúng, mình có học thức, có sự đỗ đạt, những điều mẹ mình nói cũng đâu phải là phét lác, nhăng cuội gì. Mẹ mình nói như vậy cốt để mai sau này người đời càng cúi đầu mà nể mình hơn thôi. Tôi nghĩ vậy và bất giác cười toe toét. Mẹ tôi đứng sau thấy vậy còn cười theo, nói ' Thằng quỷ này ".
Nhưng vừa lúc tôi ăn sáng xong, chưa kịp rửa thì mẹ tôi đã bảo:
- Này, con ở nhà lâu như vậy đôi khi cũng phải đi ra anh em họ hàng đi chứ.
" Rõ có ý khoe khoang " Tôi cười thầm.

Mẹ tôi tiếp:
- Nay nhà bà Minh có làm cỗ đấy, con ra ăn cùng mọi người cho vui. Có cả cô Trang đến chơi đấy! 
Bà chép miệng:
- Trông cô ấy thế mà giờ trẻ đẹp ra phết đấy.
Lại Trang triếc, ngứa cả mắt. Mặc dù tôi đã bảo với mẹ bao lần rằng tôi đã tự chủ được trên con đường tình yêu rồi, nhưng mẹ tôi vẫn bắt ép tôi phải chọn người theo ý của bà ấy. Cũng phải công nhận Trang là một người con gái toàn diện. Từ ăn mặc, tóc tai cho đến gia thế, hoàn cảnh. Bà Nhi là một trong những nhà có quyền lực nhất trong xóm, mà tôi cũng chẳng bì được. Nên cô Trang được mẹ chăm sóc cẩn thận lắm. Cô được nhiều thằng choai choai trong xóm để ý, nhưng tôi thì không trôi được. Trong cách nói chuyện của cô, tôi nhận thấy dường như có sự khinh khỉnh, dẹo dặt được mẹ cô đặt vào đó từ hồi cô còn bé. Cô lúc nào cũng uốn a uốn éo như cố thu sự chú ý của mọi người vào mình, và mặc dù cô rất khỏe ( hình như hơn cả tôi ) nhưng cô lúc nào cũng như là mình yểu điệu, yếu lắm. Gặp anh con trai nào, cô chạy lại ghẹo ngay, và dường như có một sự nịnh nọt trong lời ăn tiếng nói của cô đối với các bà lý, bà trưởng. Đó là lí do vì sao nhà cô chỉ đóng sưu thuế ít hơn các nhà khác đến 2 lần.

Trời hôm nay nắng, ừ thì cũng nắng thật đấy. Chim hót cũng vui tai thật. Nhưng dường như nhà bà Minh, các ông bà, mẹ tôi và cô Trang đã khiến tôi cau mày, và nhìn bầu trời bằng một gam màu khác. Tôi đi đứng có vẻ chậm chạp, lề mề, và ủ rũ lắm, làm như không mấy mặn mà gì đến cuộc gặp gỡ đầy gượng ép này. Đến nhà bà Minh, tôi cũng chỉ chào mọi người cho có lệ, rồi cũng chẳng ừ hử gì mấy đến câu chuyện của mọi người đang bàn bạc trên chiếc chiếu manh mới kia. Trong lúc tôi đang suy nghĩ xem mình sẽ làm gì để được lên dạy những lớp trên thì đột nhiên một bàn tay vỗ cái kêu bộp vào vai tôi:
- Thế nào, khỏe chứ?
Tôi ngỡ ngàng quay ra đằng sau, nhận ra chú Tới, người chú đã là bạn của tôi suốt những thời lên 3,4. Hai chú cháu ra khu vườn đằng sau nhà, chú hỏi tôi:
- Cháu định xin vào dạy ở đâu?
Tôi gãi đầu:
- Cháu cũng chẳng biết. Hiện nay đang có một ngôi trường tư ở trên kia vừa mới xây xong, đang cần giáo viên, chắc cháu xin vào đó vậy.
Rồi tôi tặc lưỡi, nói thêm:
- Lương tháng được dăm bảy đồng cũng đủ cho vợ con ăn rồi.
Chú vỗ vai tôi cái nữa:

- Mày chưa gì đã bàn đến vợ con rồi! Chú hồi xưa bà mày phải giục mãi mới chịu lấy vợ đấy.
Rồi chú cười, tôi cũng cười theo.
Hết cơn, chú quay lại với đề tài ban nãy:
- Vừa hôm nào chú còn thấy mày mũi dãi đầy mặt mà bây giờ đã lên làm ông giáo rồi. À mà cháu định dạy môn gì?
- Văn học thôi chú ạ! Cháu cũng chẳng kham gì hơn.
Đó cũng là câu nói cuối cùng, kết thúc cuộc nói chuyện của hai chú cháu, vì sau đó mẹ tôi gọi chú vào nhà có việc. Còn tôi lúc đó thì cũng đứng dậy, đi lẩn thẩn quanh làng xóm, bỏ hết mọi thứ trong đầu, coi như được lúc thoát khỏi trạng xô bề, trước khi quay trở lại để đối phó với các câu hỏi chẳng lấy gì làm hay của các bà.
Và đúng như tôi suy đoán, khi bước vào nhà, thứ tôi chạm phải đầu tiên là ánh mắt phật ý của mẹ, tiếp theo là câu nói mỉa của bà Minh:
- A, cậu Đông chắc là đi ra ngoài để lấy vốn văn nên giờ mới về muộn như thế này đấy?
Câu nói của bà khiến tôi chín người. Hình như bà có ý ganh ghét vì cậu Bình, con trai bà đã thi trượt đại học và đang không có việc để làm. Nhưng mà mặc kệ, dù con người ta có ngượng đến mấy thì khi đói vẫn phải ăn, mà tôi thì lại đang đói. Nên tôi chẳng để ý đến lời của bà mà ngồi xuống ăn như bao người. Nhưng vậy cũng chưa hết, hết người này đến người khác thay nhau hỏi về nghề nghiệp của tôi và thêm vào sự thán phục, hoặc ngưỡng mộ, " chắc là nhằm trêu tức bà Minh, chứ nghề nghiệp của mình mọi người đã bàn chán rồi còn gì " tôi nghĩ bụng, vì đa số mọi người đều không ưa bà Minh, bà giàu mà kiêu lắm, đối với bề trên thì bà lại tỏ ra nịnh nọt, như kiểu thú với chủ vậy.
Bữa đó, tôi ăn ngon miệng lắm, ăn xong thì tôi cũng ở lại chơi với mọi người một lúc, rồi mới đi về. Buổi tối, trời mới đẹp làm sao. Ngọn đèn đường như sợi dây chỉ dẫn những sự bề bộn, xô bồ thoát ra khỏi cuộc sống con người. Bên kia, mấy cặp tình nhân đang ngồi dựa mình vào ghế đá, tạm quên đi nào là âu lo, bế tắc mà chìm mình vào hơi thở của đối phương. Tôi thầm nghĩ vậy, và chẳng mấy chốc đã về đến nhà.

-Em được dạy ở lớp nhất? Dạ vâng cảm ơn anh.
Tôi tự hỏi, gần như không tin vào tai mình. Vậy là điều mình hằng mong ước đã thành sự thật. Học sinh giỏi, mấy tờ giấy bạc,...
Chợt thoát ra khỏi sự mơ mẩn, tôi chợt nghĩ đến Phương Anh. Vậy còn cô ấy? Cô ấy sẽ dạy ở đâu? Tôi đi tìm cô ấy, đang nhảy khỏi vũng bùn to tướng, tôi ngẩng đầu lên thì thấy em đang đứng trước lớp. " 6A3 " Tôi nhẩm trong đầu, tiết 1 thì đây có lẽ là môn địa lý. Tôi mỉm cười, vậy là cô ấy là giáo viên địa lý.

Những ngày sau đó là những ngày... có thể nói là vui. Vợ chồng tôi sáng lại đón nhau đi, chiều lại cùng nhau về. Nói là vợ chồng vì những ngày sau đó chúng tôi đã lấy nhau, mặc dù xung quanh tôi vẫn có một ý ngấm ngầm phản đối từ mẹ và mọi người. Chúng tôi đi xem chớp bóng, rạp hát, những lễ hội,... chúng tôi hưởng tất cả những gì mà một cặp đôi mới cưới có thể hưởng, và những tờ bạc mới luôn khiến chúng tôi cảm thấy ít nhiều sự sung sướng của vị đời.

Cho đến khi một sự việc xảy ra, khiến cuộc đời quay trở lại sự đáng buồn như nó đã có.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net