CHAP 6 - Kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính mình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6. KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI MÌNH LÀ CHÍNH MÌNH

Nơi hoàng tránh nhất trong trường, có lẽ phải kể đến thư viện. Nghe nói là có nguồn đóng góp lớn từ bên ngoài giúp nhà trường mở rộng thư viện và lấy thêm nhiều sách. Để khuyến khích tinh thần “ham học hỏi” của “những con người tri thức”, nhà trường bắt mỗi học sinh phải làm một cái thẻ thư viện, đóng tiền đặt cọc sòng phẳng. Dù là học sinh chăm học hạng A đến loại lên lớp chỉ ngủ như tôi cũng phải có thẻ.

Chẳng biết những học sinh khác có chăm chỉ đến thư viện hay không, nhưng tôi chẳng bao giờ đụng đến thẻ của mình cả. Có khi nó nằm góc nào dưới gầm gường tôi còn chẳng nhớ ra ấy chứ.

Cô thủ thư già đứng tuổi kéo kính xuống, nhìn tôi chằm chằm, cố lục trí nhớ xem đã gặp tôi lần nào chưa. Để cho khỏi nhọc công, tôi giới thiệu luôn:

- Em mới đến đây lần đầu, cô có thể chỉ cho em phòng đọc ở chỗ nào không ạ?

Học sinh trong trường dũng cảm nói mình đến thư viện lần đầu mà không thấy nhột có lẽ chỉ mình tôi. Cô thủ thư nghe xong, hướng ánh mắt lãnh đạm về phía tôi, nói vỏn vẹn có một chữ.

- Tên?

Giờ thì tôi biết mình được chào đón nồng nhiệt cỡ nào rồi.

Xong xuôi mấy thủ tục “khai báo thân phận”, tôi được chỉ về phía gần cuối phòng bên trái. Chỗ nào cũng xếp đầy sách, nhưng cứ cách 2, 3 kệ lại có đặt bàn để ngồi đọc. Cuối phòng là một hàng những chiếc bàn xếp cách nhau một khoảng làm lối đi. Và ở chiếc bàn trong góc có người đang gục đầu mệt mỏi lên cuốn sách dày cộp. Chiếc kính gọng kim loại đặt sang một bên.

Tôi định lên tiếng gọi Nguyên, nhưng cuối cùng lại im lặng tiến lại.

Dưới chút nắng sớm còn sót lại, mái tóc màu nâu hạt dẻ ánh lên sắc tim tím lạ mắt. Mấy cọng tóc không vào nếp lay động khi có làn gió nhẹ lướt qua. Tôi vô tình đưa tay lên, chạm vào.

Ngay lúc đầu ngón tay của tôi chạm vào sợi tóc, Nguyên giơ tay nắm chặt tay tôi mà không cần ngẩng lên. Tôi ngẩng người, chẳng hiểu anh ta biết mình đến từ lúc nào.

- Định giở trò gì hả?

Anh ta nhìn tôi với đôi mắt ngái ngủ. Cái kiểu nheo mắt nhìn người đối diện ấy lại khiến cho khuôn mặt trở nên lãng tử.

- Tôi có giở trò gì đâu? Là do đầu óc của anh đen tối nên nghĩ ai cũng như mình.

Tôi mở miệng chữa ngượng, quên mất là “bàn tay chứng cứ” còn chưa kịp thu về. Đôi đồng tử của Nguyên giãn ra. Anh khẽ mỉm cười hiền từ, nói với tôi bằng giọng quan tâm như.. ba dành cho con gái.

- Hôm nay học đàng hoàng chứ?

- Đương nhiên, tôi đâu có lên trường để ngủ như…

Chồng sách cao ngất đập vào mắt trong cái liếc mắt sang bên khiến tôi chẳng thể tiếp tục câu nói. Chẳng lẽ đây là số sách mà Nguyên định đọc? Còn cái chồng cao phân nửa bên cạnh là những cuốn mà anh đã nghiên cứu trong vòng một buổi sáng?

- Ah – phát hiện ra thứ tôi đang chú mục vào, anh chỉ dùng tay đẩy dám sách qua một bên cho khỏi vướng – đừng để ý mấy thứ này.

- Anh đọc sách gì vậy? – tôi tò mò hỏi.

- Em nhìn là biết rồi.

Anh ta nói cứ như thể tôi đọc được mấy dòng chữ không-phải-là-tiếng-phổ-thông kia ấy. Ngại nói ra là mình cực kì dốt anh văn, tôi đành làm bộ ra vẻ không quan tâm.

- Anh có đọc gì cũng không liên quan đến tôi.

Để ý thấy cánh tay Nguyên để trên bàn hơi không tự nhiên, tôi mới phát hiện ra anh đang giấu một tờ giấy trên bàn. Động tác gạt chồng sách lúc nãy cũng chỉ là tiểu xảo để phân tán sự chú ý mà thôi. Tôi nheo mắt, cố nhìn phần lòi ra của tờ giấy.

Đó là một bảng thống kê, hay đúng hơn là bảng điểm. Nhìn thấy cột cuối cùng toàn đánh dấu chéo và kết thúc bằng hai chữ “Không đạt”, tôi mới ngớ người. Bảng điểm độc nhất vô nhị đó chẳng phải của tôi đó sao? Chỉ có tôi mới dám cúp học thể dục, từ chối các bài kiểm tra và thản nhiên nhận mức xếp loại thấp nhất.

Thấy tôi im lặng hồi lâu không nói gì, Nguyên ngước lên, hiểu ra tôi đã thấy tờ giấy mà anh cố giấu. Ngay lập tức, anh ta gấp tờ giấy làm tư, kẹp vào phần sau cuốn sách đang đọc.

- Anh… anh đang điều tra gì tôi đấy à?

- Em bảo tôi điều tra em… thông qua cái bảng điểm không đạt yêu cầu này sao?

- Dù nó có không đạt yêu cầu thì cũng là của cá nhân tôi. Trừ ba má ra, ngay cả Quân tôi cũng không cho xem.

- Nhưng tôi thì khác – Nguyên nói, nở nụ cười đầy tự tin trong khi mặt tôi nhăn nhó như khỉ ăn ớt.

- Em có biết là với mức học này, năm cuối của em sẽ rất thê thảm không?

- Thì sao? Tôi vốn chẳng có dự định cho tương lai, mà cũng chẳng có tương lai nào đang chờ đón tôi.

Khi nói câu này ra, giọng đanh đá của tôi bỗng trầm hẳn. Một nỗi buồn không tên xâm chiếm trong lòng.

Nguyên hít vào một hơi thật sâu. Anh chắp tay đặt ngay trán, chống khuỷu tay lên bàn, mắt hơi nhìn xuống ra chiều suy nghĩ. Cuối cùng anh ngẩng lên, nhìn thẳng vào mắt tôi.

- Hãy bỏ ngay suy nghĩ đó đi. Ai cũng có quyền lựa chọn tương lai cho mình. Nếu em không tin, tôi sẽ chỉ ra tương lai cho em.

Nụ cười mỉa mai trên môi tôi dần biến mất.

- Tôi không tin.

- Rồi em sẽ phải tin.

Tôi nhíu mày. Con người phàm tục trước mặt lấy đâu ra sự tự tin đến vậy? Anh ta có tiền bạc, có thể có chút vị thế xã hội, nhưng liệu có tranh quyền với tạo hóa được?

Kéo chiếc ghế đối diện, tôi ngồi khoanh chân theo cách thoải mái nhất, mặt quay về phía cửa sổ, cố để cho cảm giác mát lạnh của cơn gió mơn trớn bên má khiến mình quên đi những suy nghĩ hiện tại. Nguyên không nói gì, nhưng đôi mắt anh hình như chưa rời khỏi tôi.

- Không phải anh gọi tôi đến đây để nói mấy chuyện này chứ? – tôi hỏi mà không quay lại.

Bỗng nhiên Nguyên chồm dậy, nghiêng hẳn mình qua bàn về phía tôi. Hành động bất ngờ không xác định của anh ta khiến tôi giật mình suýt ngã khỏi ghế. May mà kịp bám lấy tay vịn, tôi quay lại nhìn anh ta đầy cảnh giác, một tay áp trước ngực.

Ai ngờ Nguyên vươn tay ra khiến tôi bất thần hét lên:

- Khỉ gió, anh định làm gì vậy?

Nói câu này ra, mắt tôi đồng thời cũng nhắm tịt. Chẳng biết Nguyên có ý định gì, nhưng anh ta không hề chạm đến tôi, nhưng lon nước trong tay tôi lại bị kéo tuột ra. Lúc mở mắt, Nguyên đã khui lon nước, thản nhiên uống. Khóe miệng anh ta xuất hiện nụ cười không giấu diếm.

Mặt tôi đỏ bừng lên. Anh ta chỉ đơn giản là lấy lon nước, mà tôi lại nghĩ ra đủ thứ chuyện linh tinh trong đầu.

- Chà! Em cũng thật là tâm lí, sao biết tôi thích vị chanh vậy?

- Ai mua cho anh. Là của một thằng nhóc cho tôi thôi?

- Con trai? – Nguyên nheo mắt, hỏi lại tôi như không nghe rõ.

- Thằng nhóc không phải con trai thì là con gì?

- Em dụ dỗ mấy bé trai mới lớn à?

- Anh… Dám nói tôi như thế sao?

- Chứ dựa vào hình thức bên ngoài, anh không nghĩ em thu hút được ai.

Hơ hơ, lần đầu có người dội nước thẳng vào mặt tôi như vậy, mà lại là nước đá mới đau chứ. Tôi trông thế nào, trước giờ không quan tâm mấy. Cứ nghĩ chỉ có mấy đứa con gái thích chải chuốt mới quan tâm mình thế nào trong mắt con trai, ai dè câu nói thản nhiên nửa đùa nửa thật của Nguyên lại khiến tôi thấy khó chịu.

Đúng hơn là thấy chạnh lòng!

Khóe môi giật giật, tôi cố kìm nén cơn tức trong lòng, cười như ban ơn trước lời nhận xét vô cảm của “con trẻ”, nhưng thật ra trong lòng đang chảy máu.

- Anh nghĩ sao cũng được, tôi hoàn toàn không để ý.

- Nhưng “anh” để ý - Nguyên nói, mắt không rời khỏi cuốn sách – thế nên đừng có dụ dỗ người ta, mà cũng để ai dụ dỗ mình.

- Hoàn toàn không quan tâm – tôi đưa mắt về phía ngoài, chứng minh những lời nói của anh ta đối với tôi chỉ như gió thoảng qua cầu.

- Chỉ được để mình tôi dụ dỗ em thôi.

- Hoàn toàn… Hả??

Tôi quay sang Nguyên, chỉ thiếu điều nổ tung lỗ tai vì nghĩ mình nghe nhầm. Chưa để cho tôi kịp la ó phản đối, anh ta đã chìa tay ra:

- Đưa điện thoại đây?

- Tại sao tôi phải đưa? – tôi lùi lại.

- Có đưa không thì bảo?

Nguyên không thèm trả lời tôi, ra lệnh bằng giọng cứng nhắc. Nhưng tôi cũng không vừa.

- Nhà trường cấm đem điện thoại.

- Thế cái gì kia?

Nguyên chỉ tay về phía túi quần bên trái của tôi, nơi móc khóa hình vịt Momo đang đung đưa. Tôi vừa nhìn xuống, anh ta liền nhanh tay giật điện thoại trong túi quần ra, thản nhiên bấm số. Trước khi Nguyên kịp bấm nút gọi, tôi đã nhanh chóng giật điện thoại lại.

- Hứ, tưởng tôi để cho anh quản lí đời sống cá nhân của mình dễ vậy sao? Đừng mơ.

Lè lưỡi trêu ngươi, tôi vừa chạy giật lùi vừa làm động tác hài. Nguyên không đuổi theo, chỉ khẽ rít qua kẽ răng:

- Không nghe lời đừng trách tôi độc ác.

Tôi chạy ra khỏi thư viện nhanh nhất có thể để ánh mắt khó chịu của những con người chăm học cần sự yên tĩnh không đeo bám mình. Trước đó tôi còn kịp thấy cái thở dài đầy tiếc nuối khi đã để cho tôi vào nên ngay vừa bước qua ngưỡng cửa, tôi đóng cánh cửa kính sau lưng lại luôn.

Điện thoại trong tay tôi vẫn còn nguyên một hàng 10 con số khá dễ nhớ, mà nếu tôi không nhầm thì đó là số của Nguyên. Đắn đo trong giây lát, tôi quyết định lưu số điện thoại này lại. Không cho anh ta số của tôi, nhưng nếu tôi có số của anh ta cũng không đến nỗi tệ, Biết đâu nhờ nó mà tôi lại nghĩ ra được trò trả thù hay ho nào đó thì sao.

Mãn nguyện với ý nghĩ của chính, tôi mỉm cười ngước lên, và đứng hình. Trước mặt tôi, ông thầy chủ nhiệm đã đứng từ lúc nào, cũng cười đáp lại mãn nguyện không kém, mắt từ từ chuyển xuống chiếc điện thoại chưa kịp cất trên tay tôi.

- Hơ…, thầy…

Tôi lùi lại, nhưng không đủ nhanh. “Cao thủ” chụp cái điện thoại trên tay tôi, nhanh chóng nhét vào túi áo sơ mi của mình.

- Biết nói sao đây. Người ta nói trong cái rủi có cái may. Đúng lúc tôi vừa làm rơi điện thoại xuống nước thì em lại tự nguyện cống nạp.

Thích thú nhìn khuôn mặt tức đến không thốt được câu nào, ông thầy thản nhiên bỏ đi.

** **** ***

Bọn con trai lớp 10 đang tran giành nhau quả bóng màu vàng. Người xem đứng tụ tập quanh sân tạo thành một đám hỗn độn, từ ngoài nhìn vào hay từ trong nhìn ra đều không thể thấy gì. Thế mà Thiên Phú chỉ cần một cú nhón chân thả banh vào lưới là đã tia thấy tôi đang bước qua sân trường.

- Chị gái.

Nó cười hớn hở, vẫy tay với tôi. Những con mắt của người xem bóng chuyển sang tôi một cách hiếu kì, sau đó là dò xét, rồi bỉ bai… đủ cả. Tôi đơn giản là ngẩng cao đầu đi tiếp, không có lấy một cử chỉ đáp lại với thằng nhóc. Khi người ta đang điên thì không thể nghĩ gì khác ngoài trả thù.

Thấy tôi lơ đẹp, Phú gãi đầu khó hiểu rồi tách đám đông chạy theo. Nó đập lên vai tôi một phát đau điếng lúc tới gần:

- Chị bị sao thế? Không nghe thấy em gọi sao.

- Có – tôi trả lời cộc lốc – nhưng sao?

Thằng nhóc nhìn tôi như thể “người rừng cấp độ 1”. Nó đặt hai tay lên vai, cốt để cho tôi chú ý vào cuộc đối thoại.

- Có thì phải đáp lại, hoặc cười, hoặc vẫy tay.

Tôi nhìn nó với bộ mặt khinh khỉnh.

- Chị cười cho em xem thử.

- Không.

Tôi gạt tay nó sang một bên, nhưng không được.

- Cười đi nào.

Nó nói như ra lệnh hơn là cầu xin. Tôi nhìn nó chằm chằm hằn học, nó cũng đáp lại bằng ánh mắt chăm chú không kém. Cuối cùng, tôi nhấc một chân lên.

- Ái.

Thiên Phú bị tôi đạp một phát đau điếng, nhảy dựng lên trước con mắt xuýt xoa đầy thương cảm của những em gái lớp dưới nãy giờ không bỏ sót bất kì chi tiết nào của cuộc đối thoại.

- Cho chừa cái thói láo lếu. Dám ra lệnh cho chị à?

Tôi bỏ đi thằng, nhưng thằng nhóc đã chụp được vai.

- Em không đùa nữa. Chị đang bực mình gì thế? Nói cho em nghe xem nào?

- Tôi vừa bị thu điện thoại, được chưa.

- Khục!

Nó nhìn như thể tôi vừa phát ngôn điều gì điên loạn lắm. Thực tình tôi chỉ muốn đập cho nó một phát. Nhưng thôi, ta không thèm chấp trẻ con chưa hiểu chuyện.

Đẩy nó qua một bên, tôi hậm hực bước về lớp. Phú không đuổi theo nữa, nhưng giọng nó oang oang:

- Em đòi về cho chị là được chứ gì!

Hừ, cứ thử đòi mà xem. Tôi và ông thầy chủ nhiệm không đội trời chung. Cái gì đã bị ông thầy này thu, thì tôi vô phương lấy lại.

Càng nghĩ càng thấy số mình sao mà con rệp!

** *** *** ***

- Cứ tưởng Nguyên giở trò gì chứ, ai dè…

Phú khoái chí nhìn theo bóng An Nhiên khuất sau dãy lớp học. Cậu quay lưng, ném quả bóng về phía sân:

- Cứ tiếp tục đi, tao có việc phải làm rồi.

…..

“Cốc cốc”

Ông thầy giám thị nhướn mày. Cái kiểu gõ cửa lịch sự kia không phải của An Nhiên – người mà có thể bất tử đạp cửa xông vào phòng Giáo Vụ bất cứ lúc nào. Hôm nay chưa thấy cô cháu yêu quý đến quấy rầy, thật là chuyện lạ.

- Mời vào.

Một cậu học sinh da trắng, dáng người dong dỏng cao bước vào. Mới đầu cứ tưởng là con gái, nhưng nhìn lại hóa ra là con trai.

- Em là Thiên Phú lớp 10A3 – cậu nhóc nở nụ cười dễ mến – em đến nhờ thầy có chút việc.

- Ừm, chuyện gì?

Lớp 10A3 nghe nói cũng có học sinh mới chuyển đến, nhưng không thông báo nên học sinh trong trường ít người biết. Vừa nghe giới thiệu trên, ông thầy giám thị với tay lấy chồng hồ sơ mới nhập học, tìm cái tên Thiên Phú.

- Hình như tất cả điện thoại thu được của học sinh đều để hết ở đây phải không ạ?

- Đúng rồi.

Ông thầy đã tìm thấy tập hồ sơ đề tên Thiên Phú, bắt đầu lật ra.

- Em muốn xin lại điện thoại của An Nhiên – chắc thầy biết An Nhiên học lớp 11A3 chứ?

- Ah!

Giám thị kêu lên đầy ngạc nhiên, không phải vì cái tên An Nhiên, mà là vì những gì vừa đọc trong hồ sơ. Không tin vào mắt mình, ông ngẩng phắt lên, nhìn học sinh đứng đối diện mình chằm chằm.

- Thiên Phú?

- Dạ.

- Nhưng trong đây rõ ràng ghi là…

Không để cho ông thầy nói hết câu, Phú đã bước lại, gập nhanh tập hồ sơ lại, tay kia đặt lên môi, mỉm cười bí hiểm.

- Chắc thầy Hiệu trưởng chưa kịp thông báo cho các giáo viên. Thầy giữ bí mật này giùm em được không?

- Ah ừm, nếu đã là lệnh hiệu trưởng thì… tất nhiên thôi.

Vầng trán giãn ra, Phú lùi lại, nhún một bên vai.

- Cho em xin lại điện thoại.

****

Ông thầy giám thị thẫn thờ ngồi xuống. Chẳng hiểu có chuyện gì mà dạo này bọn học sinh ngày càng ghê gớm, cái gì cũng có quyền của Hiệu trưởng xen vào, khiến Giám thị có mà cũn như không.

Thiên Phú chuyển trường chỉ sau Bình Nguyên có hai ngày, mà còn bí mật hơn. Liệu hai đứa này có quan hệ gì không?

Tò mò, ông thầy giở tập hồ sơ của Nguyên và Phú ra đối chiếu, và không khỏi ngạc nhiên.

****

Thiên Phú bước ra khỏi phòng giáo vụ, vừa đi vừa tung tẩy điện thoại trên tay. Lúc về đến lớp thì chuông hết giờ reo. Cậu xách cặp, ba chân bốn cẳng chạy về phía lớp 11.

An Nhiên bình thường đi học trễ, về trễ. Nhưng nếu không là người cuối cùng ra khỏi trường, nhất định sẽ nằm trong tốp đầu bước ra cổng.

Lúc Phú phát hiện ra điều này thì cô nàng đang điềm nhiên chọc tức mấy đứa trực cổng trước khi ù té chạy. Thở dài, Phú đành co giò chạy theo. Lúc cậu định lên tiếng gọi thì nhận ra cô nàng đã bắt xe bus số 7 thay vì 15 như thường lệ. Xe bus số 15 về nhà, còn số 7 lại đi hướng ngược lại.

Không để chậm giây nào, cậu nhảy phóc lên xe bus trước khi cánh cửa kịp đóng lại, chọn chỗ đứng ngay phía trước, mắt dõi tìm An Nhiên. Cô ngồi ở hàng gần cuối, đang nhìn lơ đãng ra bên ngoài, hoàn toàn không biết có kẻ vừa theo mình lên xe.

Thiên Phú kéo chiếc mũ lưỡi trai màu đen xuống che quá nửa khuôn mặt, miệng khẽ nở nụ cười ma quoái.

** **** **

Cả đời tôi ghét nhất là vào bệnh viện.

Nhưng tôi đến bệnh viện còn nhiều hơn những lần lang thang quán này xá nọ.

Mùi nước lau rửa, thuốc sát trùng, “mùi người bệnh”, mùi đồ ăn trong cà mèn quyện với tinh dầu trái cây và phảng phất hơi sữa mới pha tạo ra cái mùi bệnh viện rất đặc trưng. Tôi dị ứng với cái mùi này, đến nỗi chỉ cần thấy cái tòa nhà màu trắng điểm lỗ sâu hun hút của những khung cửa sổ từ xa, tôi đã thấy bụng mình chộn rộn biểu tình.

Tôi biết, mình cần phải quen với điều này, vì trước sau gì, tôi cũng phải gắn bó với nó.

Việc đứa học sinh hôm nào được về sớm đều ghé bệnh viện, ngó nghiêng góc này chỗ kia đã không còn lạ với các bác sĩ và y tá ở đây. Tôi ghét cái nụ cười đầy trìu mến và thông cảm của họ. Nó khiến tôi nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết bờ vực mà mình đang đứng cạnh lúc này.

- Nhiên này!

Chị y tá mà tôi vừa lướt qua chợt lên tiếng gọi. Tôi quay lại ngay lập tức, nở nụ cười chào xã giao.

- Em đến thăm bệnh phải không? Hình như gia đình mới yêu cầu bác sĩ chuyển phòng…

Theo lời hướng dẫn của chị y tá, tôi phải đi sâu hơn vào phía bên tỏng bệnh viện, qua một cái khuôn viên trồng toàn hoa bách hợp. Đây là một khu biệt lập dành riêng cho những bệnh nhân nằm viện lâu dài.

Hay đúng hơn là những bệnh nhân không có khả năng chữa khỏi.

Nghĩ đến việc một cong người đã từng khỏe mạnh, đi lại, vui cười, giờ phải bó hẹp mình trong cái không gian luẩn quẩn này, tôi cảm thấy gai người. Cuộc sống ở đây chẳng khác nào cây non bị cướp đi sức nảy mầm.

Nói như thế không phải đây là một nơi vô vọng. Đâu đó những hạt giống vẫn nhú mầm, chỉ tiếc là nó quá yếu ớt, đến nỗi đôi khi người ta không cảm nhận được.

** *** **

Phú dõi theo bóng An Nhiên khuất dần sau bức tường bệnh viện. Cậu thở dài, lại chụp cái mũ lưỡi trai lên đầu, giấu đôi mắt đăm chiêu của mình sau vành mũ.

Dù rất tò mò muốn vào, nhưng cậu nghĩ bây giờ chưa phải lúc. Bí mật phải từ từ khám phá thì mới hấp dẫn.

** *** **

Căn phòng tôi được chỉ đến nằm gần cuối dãy, nơi trông ra đài phun nước có trồng hoa mười giờ xung quanh. Không gian ở đây đặc biệt yên tĩnh, mà tôi đoán, sẽ hoàn toàn ảm đạm khi về chiều.

Tôi hít một hơi thật sâu trước khi gõ cửa. Không có giọng nói hay bất cứ tiếng động nào trả lời, tôi biết chắc chẳng có ai đang thăm bệnh ở trong đó nên đẩy cửa bước vào.

Vẫn những đồ dùng quen thuộc, nhưng căn phòng đã được bài trí lại cho phù hợp với một người ở. Phòng đơn riêng tư nhưng dễ tạo cảm giác cô độc. Ít ra thì nước sơn trên tường cũng sáng hơn, làm cho căn phòng rực lên mỗi khi nắng chiếu vào. Và kia, nơi chiếc giường bệnh kê gần khung cửa sổ là thiên thần của tôi đang say ngủ. Chị nghiêng đầu như đang tựa vào bờ vai ai đó, khuôn miệng như mỉm cười.

Tất cả có lẽ chỉ do tôi tưởng tượng ra. Gia Vỹ chỉ đơn giản là nằm đấy, chìm trong trạng thái vô thức. Vẫn tư thế nằm ấy, đôi mắt khép chặt ấy.

Đã hơn một năm trôi qua rồi mà chị vẫn chưa thoát ra khỏi giấc mơ của mình.

Tôi bước lại chỗ cửa sổ, kéo bớt tấm rèm màu lam nhạt để nắng vào phòng vừa phải. Xong, tôi kéo chiếc ghế nhựa bên cạnh, ngồi xuống lặng lẽ ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp của người đang “ngủ”.

Dù có hôn mê nằm liệt giường, Gia Vỹ đối với tôi lúc nào cũng sống động. Đôi khi tôi còn cảm giác như ra chị đang lắng nghe mình nói, và khẽ mỉm cười trong lòng.

Đối với tôi, chị vẫn sống trong cái vỏ bọc vô thần.

Tôi lần tìm tay Gia Vỹ - bàn tay chỉ đọng lại chút hơi ấm con người – khẽ siết chặt.

- Chị có nhớ em không? Em tệ quá, lâu như thế mới đến thăm chị…

Như mọi lần, tôi chờ sự đáp lại từ chị, nhưng bàn tay gầy xương ấy vẫn nằm im trong lòng bàn tay của tôi.

Đức Phật có câu: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, giờ tôi mới thực sự hiểu. Ôm trong mình bí mật lớn đến như vậy, cứ nghĩ đó là cách tự bảo vệ mình, bảo vệ những người mình yêu quý. Nhưng thực tế, tôi đã vô tình làm hại mình, để bản thân cuốn vào những tháng ngày đau khổ.

Nguyên không phải là tác nhân chính, nhưng là người góp phần không nhỏ khiến cho cuộc sống của tôi thêm phần điêu đứng. Những gì Nguyên biết về tôi, và về Gia Vỹ đã trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất trong những giấc mơ của tôi.

Tôi ngắm khuôn mặt thanh thoát của Gia Vỹ, tự hỏi nếu không phải bó buộc mình trong căn phòng chật hẹp này thì chị sẽ làm gì giờ này? Có thể chị đang trải qua lứa tuổi thanh xuân đẹp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net