Công ước quốc tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ


câu 1: IMO là gì? Tên đầy đủ,ngày thành lập,trụ sở,cấu trúc tổ chức (nêu đến các ban) và vai trò và mục đích của IMO.

Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Từ ngày 19/2 đến 6/3/1948, Hội nghị Hàng hải Geneva (Thuỵ Sĩ). Hội nghị đã thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư vấn liên chính phủ về hàng hải, gọi tắt là IMCO (Inter-gouvernmental Maritime Consultative Organisation), tên gọi trước năm 1982 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ngày nay.

Theo qui định, Công ước phải được 21 quốc gia, trong đó có 7 quốc gia có đội thương thuyền trọng tải trên một triệu tấn, phê chuẩn thì Công ước mới có hiệu lực. Ngày 17/3/1958, Nhật Bản là nước thứ 21 và cũng là nước thứ 8 có đội thương thuyền có trọng tải trên một triệu tấn phê chuẩn Công ước, đây chính là ngày Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế bắt đầu có hiệu lực và được lấy làm ngày thành lập của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

Năm 1960, Tổ chức Hàng hải quốc tế ký Hiệp định với Liên hợp quốc để trở thành cơ quan chuyên môn của tổ chức này (theo Điều 57 và 63 của Hiến chương Liên hợp quốc ). Tổ chức Hàng hải quốc tế có quan hệ với nhiều tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác, có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) và là tổ chức chuyên môn duy nhất của Liên hợp quốc có trụ sở tại Anh. Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể họp ở một nơi khác nếu đa số 2/3 thành viên nhất trí.

Tổ chức Hàng hải quốc tế có 2 loại thành viên:

- Thành viên đầy đủ: gồm các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc sau khi đã chấp nhận Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế.

- Thành viên liên kết: gồm các lãnh thổ hoặc các nhóm lãnh thổ do một nước hội viên Tổ chức Hàng hải quốc tế hoặc Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ này.
Cho đến nay (2008), Tổ chức Hàng hải quốc tế có 167 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết (Hồng Kông, Ma Cao, và quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch).

Về cơ cấu, tổ chức:

-         Đại hội đồng (Assembly)

-         Hội đồng (Council)

-         Các uỷ ban: (gồm có 4 uỷ ban)

o   Uỷ ban An toàn hàng hải (Maritime Safety Committee)

o   Uỷ ban Bảo vệ môi trường biển (Marine Environment Protection Committee)

o   Uỷ ban Pháp lý (Legal Committee)

o   Uỷ ban hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation Committee)

-         Ban thư ký

-         Mục đích:

o   Cung cấp 1 cơ chế hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực điều hành nhà nước và những thông lệ liên quan đến mọi vấn đề kỹ thuật đang ảnh hưởng đến hoạt động thương thuyền quốc tế. Khích lệ việc chấp nhận chung các tiêu chuẩn có tính thực tiễn cao nhất trong lĩnh vực hành hải an toàn và hiệu quả.

o   Khích lệ các chính phủ loại bỏ các phân biệt đối xử và những hạn chế không cần thiệt đối với hoạt động thương thuyền quốc tế. Khích lệ các nước phát triển ngành hàng hải và an ninh quốc gia những không đưa ra các thiết chế phân biệt đối xử và hạn chế việc tự do hành hải của tất cả các quốc gia khác tham gia hàng hải thương mại quốc tế.

o   Xem xét các vấn đề để hạn chế không công bằng.

o   Xem xét tất cả vấn đề liên quan đến hàng hải quốc tế mà LHQ quan tâm.

o   Trao đổi thông tin giữa các Chính Phủ về các vấn đề mà IMO đang xem xét.

Câu 2: công ước quốc tế về IMO:nguồn gốc ra đòi,ngày có hiệu lực,cấu trúc nội dung,ngày việt nam tham gia.

1. Lịch sử hình thành:

Do bản chất quốc tế của hoạt động hàng hải, tất cả các quốc gia đều nhận thấy rằng các hoạt động này sẽ có hiệu quả hơn nếu được điều phối bởi một cơ quan thường trực quốc tế. Với tinh thần đó, Hội nghị Hàng hải của LHQ đã được Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) triệu tập tại Geneva (Thuỵ sĩ) từ ngày 19/2 đến 6/3/1948 nhằm thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư vấn Liên Chính phủ về Hàng hải gọi tắt là IMCO (Organisation Intergouvernementale Consultative de la Navigation Maritime), tên gọi trước năm 1982 của Tổ chức Hàng  hải Quốc tế (IMO) ngày nay. Theo qui định, Công ước phải được 21 Quốc gia trong đó có 7 quốc gia có trọng tải của đội thương thuyền là trên mọt triệu tấn phê chuẩn thì Công ước mới có hiệu lực.

Ngày 17/3/1958, Nhật là nước thứ 21 và cũng là nước thứ 8 có Đội thương thuyền có trọng tải trên một triệu tấn phê chuẩn Công ước của IMO. Đây cũng chính là ngày Công ước của IMO bắt đầu có hiệu lực và ngày thành lập của IMO, tổ chức quốc tế đầu tiên về vấn đề biển.

Năm 1960, IMO ký Hiệp định với LHQ và trở thành tổ chức chuyên môn  (theo điều 57 và 63 của Hiến chương LHQ ). IMO cũng  có quan hệ với nhiều  tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác.

IMO hiện có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) và là tổ chức chuyên môn duy nhất của LHQ có trụ sở tại Anh. Tuy nhiên, Đại hội đồng, nếu cần, có thể họp ở  một nơi khác nếu đa số 2/3 thành viên tán thành.

Cấu trúc nội dung: Có 20 phần, gồm 77 điều và 2 phụ lục

-         Phần 1: Mục đích của tổ chức

-         Phần 2: Chức Năng

-         Phần 3: Thành viên

-         Phần 4: Các cơ quan và  ủy ban

-         Phần 5: Đại hội đồng

-         Phần 6: Hội đồng

-         Phần 7: Ủy ban an toàn hàng hải

-         Phần 8: Ủy ban pháp luật

-         Phần 9: Ủy ban bảo vệ môi trường biển

-         Phần 10: Ủy ban hợp tác kỹ thuật

-         Phần 11: Ban thư ký

-         Phần 12: Tài chính

-         Phần 13: Biểu Quyết

-         Phần 14: Trụ sở chính của tổ chức

-         Phần 15: Mối quan hệ với liên hợp quốc và các tổ chức

-         Phần 16: Năng lực pháp lý, quyền ưu đãi, miễn trừ

-         Phần 17: Sửa đổi, bổ sung

-         Phần 18: Giải thích

-         Phần 19: Điều khoản khác

-         Phần 20: Hiệu lực

Việt Nam gia nhập Tổ chưc Hàng hải quốc tế (IMO) ngày 28/5/1984. Hiện nay ta đã chính thức tham 15 Công ước và nghị định thư của IMO (tổng số có khoảng 40 Công ước và Nghị định thư).

Câu 3: Trình bày quy trình hình thành và điều kiện để một công ước quốc tế HH có hiệu lực là gì?

-         Bước 1: Hội đàm và dự thảo các công ước: Vấn đề đòi hỏi việc lập pháp phải được các chính phải có cùng quyền lợi ủng hộ. Nếu có sự hỗ trợ đầy đủ của một đại diện thích hợp như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) chẳng hạn thì một công ước sẽ được dự thảo bơi tổ chức kỹ thuật có đầy đủ điều kiện thích hợp xác định một cách chi tiết các quy tắc được áp dụng.

-         Bước 2: Thông qua công ước dự thảo: Sau đó hội nghị được triệu tập trở lại nhằm xem xét công ước dự thảo và khi đã đạt được thỏa thuận bằng văn bản thì công ước được hội nghị thông qua. Cuộc thảo luận tại hội nghị nhằm phục vụ hai mục đích

o   Một là hỉ ra các yêu cầu của quy tắc có thể được các bên nhất trí hay không

o   Hai là cho biết các quy tắc sẽ dưới dạng như thế nào

-         Bước 3: Công ước đưa ra được các chính phủ ký vào: điều này cho thấy việc phê chuẩn của các chính phủ sẽ ràng buộc họ về mặt pháp luật.

-         Bước 4: Phê chuẩn: Mỗi chữ ký phê chuẩn vào trong công ước của các quốc gia thể hiện sự cam kết sẽ đưa công ước vào việc lập phảp trong nướ nhằm biết công ước này trở thành một bộ phận hoặc bộ phận chính của bộ luật quốc gia đó.

-         Theo lệ thường công ước chỉ có hiệu lực khi có đủ một số nhất định nào đó tham gia vào việc phê chuẩn này – các điều khoản và các điều kiện chính xác như phần thông qua ban đầu của công ước.

-         Một khi các điều kiện cần thiết của công ước đã được thỏa mãn thì công ước đó sẽ trở nên có hiệu lực pháp lý ở những nước tham gia vào việc phê chuẩn này. Công ước không áp dụng ở những nướ chưa phê chuẩn nó và bất cứ vụ kiện tụng nào mang tính pháp lý phải được xét xử theo bộ luật sẵn có của quốc gia đó.

 

 

Câu 4: Phân loại các công ước quốc tế về hàng hải

Công ước quan trong nhất là IMO:

-         Công ước Quốc tế về An toàn của cuộc sống trên biển (SOLAS), năm 1974, được sửa đổi

-         Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, năm 1973, được sửa đổi theo Nghị định thư liên quan năm 1978 và bởi Nghị định thư 1997 (MARPOL)

-         Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW) đã được sửa đổi, kể cả năm 1995 và 2010 Manila sửa đổi

Công ước khác liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh và tàu:

-         Công ước về các quy định quốc tế về Phòng chống Tai nạn đâm va trên biển (COLREG), 1972

-         Công ước về tạo thuận lợi cho giao thông hàng hải quốc tế (FAL), 1965

-         Công ước quốc tế về Load Lines (LL), 1966

-         Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn hàng hải (SAR), 1979

-         Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải Danh mục chính (SUA), năm 1988, và Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của nền tảng cố định nằm trên thềm lục địa (và năm 2005 Nghị định thư)

-         Công ước quốc tế về Container an toàn (CSC), 1972

-         Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế (IMSO C), 1976

-         Các Torremolinos Công ước Quốc tế về An toàn của tàu cá (SFV), 1977

-         Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn chứng nhận, Đào tạo và trực ca cho thuyền viên tàu cá (STCW-F), 1995

-         Thương mại đặc biệt Hiệp định Vận tải hành khách tàu biển (STP), năm 1971 và Nghị định thư về Yêu cầu hành khách không gian cho tàu biển Thương mại đặc biệt năm 1973

Công ước khác liên quan đến phòng ngừa ô nhiễm biển

-         Công ước quốc tế liên quan đến can thiệp trên biển cao trong trường hợp thương vong ô nhiễm dầu (CAN), 1969

-         Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do bán phá giá của các chất thải và các vấn đề khác (LC), 1972 (năm 1996 và Nghị định thư London)

-         Công ước quốc tế về Chuẩn bị ô nhiễm dầu, đáp ứng và Hợp tác (OPRC), 1990

-         Nghị định thư về Chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng và hợp tác với các sự cố ô nhiễm bởi các chất nguy hiểm, độc hại, 2000 (OPRC-HNS Protocol)

-         Công ước quốc tế về kiểm soát hại hệ thống chống hà trên tàu (AFS), 2001

-         Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý của nước Ballast và trầm tích tàu biển, 2004

-         Các Hồng Kông ước quốc tế về tái chế an toàn và môi trường âm thanh của tàu biển, 2009

Công ước bao gồm trách nhiệm và bồi thường

-         Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu (CLC), 1969

-         Nghị định thư 1992 của Công ước quốc tế về việc thành lập một Quỹ Quốc tế về Bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu (FUND 1992)

-         Công ước liên quan đến trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực hàng hải vận chuyển vật liệu hạt nhân (NUCLEAR), năm 1971

-         Công ước Athens liên quan đến việc vận chuyển hành khách và hành lý của họ bằng cách biển (PAL), 1974

-         Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải (LLMC), 1976

-         Công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại trong kết nối với những vận chuyển các chất nguy hiểm, độc hại bởi Biển (HNS), 1996 (và 2010 của Nghị định thư)

-         Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu Bunker, 2001

-         Công ước quốc tế Nairobi về dời chuyển xác tàu, 2007

Các đối tượng khác:

-         Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển (TONNAGE), 1969

-         Công ước quốc tế về Cứu hộ (SALVAGE), 1989

Câu 5: Vai trò nhiệm vụ của MSC được quy định trong Công ước quốc tế về IMO.

-         Xem xét các vấn đề trong phạm vi của tổ chức liên quan đến các thiết bị hàng hải, cấu trúc và thiết bị của con tàu, bố trí các tiêu chuẩn an toàn, đưa ra các quy tắc phòng ngừa đâm va, công việc liên quan đến hàng hóa nguy hiểm, những yêu cầu và thủ tục an toàn hàng hải, thông tin thủy văn, nhật ký tàu, nhật ký hành hải, điều tra tai nạn hàng hải, cứu hộ và cứu nạn, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến ATHH.

-         Đưa ra cơ chế hoạt động cho việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân chia bởi Đại hội đồng, Hội đồng hay được quy định trong những văn kiện quốc tế được tổ chức chấp nhận.

-         Đệ trình lên Hội Đồng: những kế hoạch, đề xuất hay những bổ xung cho các điều khoản an toàn, giới thiệu và hướng dẫn thực hiện các điều khoản đó, báo cáo thực hiện công việc của Ban từ ky họp trước đó.

Câu 6: Vai trò và nhiệm vụ của MPEC được quy định trong Công ước quốc về IMO.

-         Xem xét các vấn đề trong phạm vi của tổ chức về quản lý và điều phối các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm do tàu biển gây ra. Tìm ra các biện pháp để chống lại sự ô nhiễm đó, bảo vệ tích cực môi trường biển.

-         Cung cấp các thành tựu của khoa học công nghệ, những thông tin đặc biệt cho các nước thành viên và có liên quan giúp cho việc phòng ngừa và kiểm soát các sự ô nhiễm đó, hướng dẫn sử dụng và thực hiện các thông tin đó.

-         Thúc đẩy hợp tác với những tổ chức địa phương để giải quyết những vấn đề liên quan đến phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm hàng hải từ tàu.

-         Đệ trình lên tổ chức những kế hoạch, đề xuất cho công tá phòng n gừa và kiểm soát ô nhiễm, đồng thời tổng kết báo cáo kết quả của việc thực hiện này lên Hội Đồng.

Câu 7: Công ước SOLAS 74: lịch sử ra đời, ngày có hiệu lực, ngày kí kết tham gia và ngày có hiệu lực đối với Việt Nam.

-         Công ước quốc tế về sinh mạng con người trên biển nó là bao quát những vấn đề quan trong của công ước quốc tế về sự an toàn của tàu buồn. Được thông qua lần thứ nhất 1 năm 1914, trong sự đáp lại về thảm họa titanic, lần 2 năm 1929, lần 3 năm 1948, và lần 4 năm 1960.

-         Công ước năm 1960 đã được thông qua vào 17/06/1960 và có hiệu lực vào 26/05/1965, là 1 bước tiến vượt bộ sau khi tổ chức được thành lập trong hiện đại hóa các điều lệ và đưa tiền bộ kỹ thuật mở rộng ra ngành công nghiệp hàng hải.

-         Kết quả là một công ước mới hoàn chỉnh được thông qua năm 1974, trong đó bao gồm không chỉ việc sửa đổi bổ sung cho tới ngày đó, nhưng một thủ tục bổ sung mới – quá trình ngầm chấp nhận – được thiết kế để chắc rằng đi vào hiện thực trong 1 thời gian ngắn.

-         Kết quả là công ước năm 1974 được cập nhật và được sửa đổi nhiều lần. Công ước có hiệu lực ngày nay đôi khi được gọi là SOLAS.1974.

-         Ngày việt nam ký kết tham gia  20/08/1998       

-         Ngày có hiệu lực: 01/07/2004

Câu 8: Giải thích khái niệm “ngầm chấp nhận” (tacit acceptance), khái niệm xuất hiện từ khi nào, ý nghĩa của nó là gì?

-         Thủ tục sửa đổi có trong các Công ước đầu tiên được phát triển dưới sự bảo trợ của IMO đã quá chậm, một số sửa đổi được thông qua chưa bao giờ nhập vào mũi. này thay đổi với sự giới thiệu của thủ tục "ngầm chấp nhận".

-         Chấp nhận ngầm hiện nay được kết hợp vào hầu hết các Công ước kỹ thuật của IMO. Nó tạo điều kiện việc sửa đổi nhanh chóng và đơn giản của các công ước để theo kịp với công nghệ nhanh chóng phát triển trong thế giới vận chuyển. không chấp nhận thỏa thuận ngầm, nó sẽ phải chứng minh không thể để giữ cho các công ước đến nay và vai trò của IMO như các diễn đàn quốc tế về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến vận chuyển sẽ được đặt trong nguy hiểm

Câu 9: Trình bày về cấu trúc và phạm vi áp dụng của SOLAS 74.

Cấu trúc SOLAS 74: gồm 12 chương

-         Chương 1: Quy định chung

-         Chương 2-1: Cấu trúc – sự phân khoang, sự ổn định, hệ thống máy và hệ thống điện.

-         Chương 2-2: Phòng cháy – chữa cháy

-         Chương 3: Trang bị hệ thống cứu sinh

-         Chương 4: Liên lạc bằng vô tuyến điện

-         Chương 5: An toàn hàng hải

-         Chương 6:Vận chuyển hàng hóa

-         Chương 7: Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

-         Chương 8: Tàu hạt nhân

-         Chương 9: Quản lý hoạt động an toàn của tàu

-         Chương 10: Quy định an toàn cho tàu tốc độ cao

-         Chương 11-1: Quy định đặc biệt để nâng cao an toàn hàng hải

-         Chương 11-2: Quy định đặc biệt để nâng cao an ninh hàng hải

-         Chương 12: Quy định thêm về an toàn cho tàu hàng rời

Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các tàu treo cờ của các quốc gia mà hính phủ của các quốc gia đó là Chính phủ ký kết

Câu 10: trình bày những nội dung cơ bản của chương II-1 SOLAS 74

-         Chương II-1: cấu trúc- sự phân khoang, sự ổn định, máy móc và những sự lắp đặt điện

Sự phân khoang trên những tàu khách thành những khoang kín nước phải đảm bảo rằng sau những hư hại giả tưởng đối với thân tàu thì con tàu vẫn duy trì được tính nổi và độ ổn định. Những yêu cầu về tính kín nước toàn vẹn, và hệ thống bơm nước bẩn ở đáy tàu đối với tàu khách phải được đặt ngang với những yêu cầu về tính ổn định đối với cả tàu khách và tàu hàng.

Câu 11: trình bày những nội dung cơ bản của chương II-2 SOLAS 74

-         Phòng cháy và chữa cháy:

o   Bao gồm những quy định về an toàn hỏa hoạn cho tất cả các tàu, những biện pháp cụ thể cho tàu khách, tàu hàng và tàu tanker.

o   Chúng bao gồm các nguyên lý sau: sự phân chia con tàu thành những vùng chính dọc tàu bằng nhũng biên giới cấu trúc và cách nhiệt, Sự chia chỗ ở những phần của con tàu bằng những cấu trúc này, giới hạn những chất liệu dễ cháy, dò tìm lửa trong các vùng, từ nguồn.

Câu 12: trình bày những nội dung cơ bản của chương III SOLAS 74

-         Trang bị và hệ thống cứu sinh:

o   Được thông qua vào năm 1966 và có hiệu lực vào 01/07/1998 và được xem xét lại những thay đổi về công nghệ từ chương này đã được duyệt lại vào năm 1996 nhưng lại yêu cầu đặc biệt bề kỹ thuật được đưa ra một bộ luật mới là LSA (bộ luật quốc tế về trang bị hệ thống cứu sinh), trở thành quy định bắt buộc dười quy định 43 (tất cả các phương tiện cứu sinh và hệ thống phải tuân thủ yêu cầu của LSA).

Câu 13: trình bày những nội dung cơ bản của chương IV SOLAS 74

-         Liên lạc bằng vô tuyến điện:

o   Chương này được hoàn tất sửa đổi vào năm 1988 được kết hợp với những sửa đổi để giới hiệu một hệ thống an toàn và báo nạn toàn cầu (GMDSS).

o   Các sửa đổi đã có hiệu lực vào 01/02/1992 với sự giới thiệu dần dần từng giai đoạn đến 01/02/1999. Trước ngày này luật MORSE suoc975 loại bỏ và tất cả các tàu khách và tàu hàng có trọng tải 300 GT hay lớn hơn chạy trên những tuyên quốc tế được yêu cầu trang thiết bị được thiết kế cải thiện cơ hội cứu nạn khi có tai nạn, bao gồm EPIRB và SART để hiện thị vị trí tàu khi gặp nạn.

 

Câu 14: trình bày những nội dung cơ bản của chương V SOLAS 74

-         An toàn hàng hải:

o   Xác định những dịch vụ an toàn hanh hải nhất định được cung cấp bởi các chính phủ thành viên và đưa ra những quy định về đặc tính hoạt động áp đụng chung cho tất cả các tàu trên các tuyến đường. Chỉ áp dụng cho những loại tàu nhất định đi trên những tuyến quốc tế.

o   Những vấn đề này bao gồm sự duy trì những dịch vụ về khí tượng thủy văn cho tàu và sự duy trì những dịch vụ tìm kiếm cứu nạn, dịch vụ tuần tra hộ tống qua vùng đóng băng, dịch vụ tuyến đường hàng hải.

o   Chương 5 mới được phê duyệt lại và được thông qua 12/2002, và có hiệu lực vào 01/07/2002 chương mới này bắt buộc lắp đặt thiết bị ghi lại dữ liệu hành trình (VDRs) và hệ thống nhận dạng tự động

Câu 15: trình bày những nội dung cơ bản của chương VI SOLAS

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net