CPĐT C2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

•         Các điều kiện ứng dụng

chính phủ điện tử

•         Các điều kiện ứng dụng CPĐT

2.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ

2.2 Điều kiện về pháp lý

2.3 Hệ thống thanh toán hiện đại

2.4 Điều kiện về nguồn nhân lực

2.5 Cải cách hành chính và cam kết triển khai CPĐT

•         2.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ

2.1.1 Hạ tầng viễn thông

2.1.2 Công nghệ bảo mật, an toàn dữ liệu

2.1.3 Điện năng

2.1.4 Công nghệ thông tin

2.1.5 Chuẩn dữ liệu điện tử

•         2.1.1 Hạ tầng viễn thông

•         Hạ tầng viễn thông được coi là một điều kiện cơ bản để ứng dụng CPĐT. Cho đến hiện nay, hạ tầng mạng viễn thông quan trọng nhất đối với các ứng dụng CPĐT là mạng Internet

•         Yêu cầu về hạ tầng viễn thông phục vụ CPĐT:

–        Đáp ứng được các yêu cầu về tính sẵn sàng và ổn định cao (CPĐT hoạt động liên tục 24x7 trong suốt cả năm), lượng giao dịch CPĐT lớn và liên tục, hệ thống phải luôn có khả năng dự phòng cao;

–        Khả năng truy cập đa dạng để đáp ứng mọi đối tượng;

–        Đảm bảo các chuẩn chung

–        Tích hợp được nhiều công nghệ khác nhau, cả các công nghệ mới nhất.

•         2.1.2 Công nghệ bảo mật, an toàn dữ liệu

•         Bảo mật và an ninh mạng là vấn đề rất nhạy cảm trong CPĐT, nhiều khi quyết định sự thành công hay thất bại trong vận hành CPĐT

•         Công nghệ bảo mật và an ninh mạng là một lĩnh vực chuyên nghiệp đòi hỏi cả về trang thiết bị phần cứng, phần mềm và nhân lực có trình độ cao

•         Công nghệ bảo mật an toàn bao gồm

–        Các hệ thống bảo mật dựa trên công nghệ mã hóa nhằm đảm bảo an toàn thông tin trên đường truyền hoặc khi lưu trữ.

–        Các hệ thống thiết bị tường lửa (firewall), các bộ lọc thông tin (web filter) và hệ thống chuyển đổi địa chỉ (NAT- Network Address Translation)), các phần mềm quét virus, quét phần mềm gián điệp được sử dụng trong các cơ quan để ngăn ngừa và phát hiện các xâm nhập trái phép nhằm đảm bảo an ninh mạng

–        Các giải pháp tổ chức và công nghệ bảo vệ chống mất dữ liệu từ bên trong tổ chức. An toàn dữ liệu là việc đảm bảo duy trì tính chính xác, không bị hỏng hóc, mất mát các thông tin trong quá trình hoạt động.

•         2.1.3 Điện năng

•         Mọi thiết bị CNTT, viễn thông và mạng Internet đều vận hành bằng năng lượng điện

•         Yêu cầu đối với hạ tầng điện năng:

–        Cung ứng điện đầy đủ

–        Giá cả hợp lý

–        Có tính ổn định cao, điện thế không thay đổi thất thường

–        Có các phương án đề phòng các sự cố bất thường (như các hệ thống điện dự phòng, các thiết bị cung cấp điện dự trữ dưới dạng các loại pin, các thiết bị tích điện…)

•         2.1.4 Công nghệ thông tin

•         CNTT là nền tảng công nghệ chính ứng dụng mọi hoạt động CPĐT, bao gồm các thành phần chủ yếu:

–        Hệ thống máy chủ (servers) phục vụ CPĐT

–        Các thiết bị đầu cuối (máy tính cá nhân, thiết bị hỗ trợ cá nhân, điện thoại di động…)

–        Các phần mềm

–        Các website CPĐT

•         2.1.4 Công nghệ thông tin

–        Các phần mềm

•         Phan mem CPDT\Cap Giay chung nhan kinh doanh (FPT).htm

•         Phan mem CPDT\Quan ly cong van (FPT)_files

•         Phan mem CPDT\Quan ly ho so hanh chinh (FPT)_files

•         Phan mem CPDT\Quan ly Ho tich (FPT).htm

–        Các website CPĐT

•         Tai lieu CPDT\Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Trang chu.htm

•         Tai lieu CPDT\Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Hoat dong cua CP.htm

•         Tai lieu CPDT\Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Muc TB moi thau_files

•         Tai lieu CPDT\Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ -TB mời thầu_files

–        2.1.5 Chuẩn dữ liệu điện tử

•         Việc thừa nhận giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng các giao dịch điện tử

•         Chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) EDI.ppt

•         Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng cho kinh doanh điện tử (ebXML)

•         2.2 Hệ thống thanh toán điện tử (EPS)

•         Thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt, để trả tiền và nhận tiền cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên Internet.

•         Một số điều kiện để phát triển thanh toán điện tử :

–        Hệ thống thanh toán qua ngân hàng hiện đại

–        Hạ tầng công nghệ kỹ thuật phục vụ giao dịch điện tử phát triển

–        Có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn chỉnh

–        An toàn bảo mật trong thanh toán được đảm bảo

–        Thói quen thanh toán tiến bộ của các tổ chức nhà nước và công dân.

•         2.3 Điều kiện về pháp lý

2.3.1 Pháp luật về giao dịch điện tử

            - Tai lieu CPDT\Luat Giao dich dien tư.doc

            - Tai lieu CPDT\Nghị Định 57-2006-NĐ-CP về TMĐT.htm

            - Tai lieu CPDT\ND26-CP2007 Chu ky so, Chung thuc chu ky so.doc

            - Tai lieu CPDT\ND27-CP2007 Giao dich ngan hang.doc

2.3.2 Các quy định tiêu chuẩn hóa

2.3.3 Bảo vệ bí mật cá nhân Tai lieu CPDT\Thực trạng bảo vệ thông tin cá nhân tại nước ta.htm

2.3.4 Bảo vệ sở hữu trí tuệ Tai lieu CPDT\Luat So huu tri tue.doc

•         Luật giao dịch điện tử

•         Luật giao dịch điện tử là hành lang pháp lý quan trọng nhất trong CPĐT (và TMĐT) mà mọi quốc gia cần phải có

•         Pháp luật về giao dịch điện tử giải quyết ba nhóm vấn đề cơ bản:

–        Thừa nhận các giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp điện tử.

–        Thừa nhận chữ ký điện tử (chữ ký số) nhằm đảm bảo tính an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin.

–        Quy định về những khía cạnh liên quan đến giao dịch điện tử như quyền và nghĩa vụ các bên giao dịch điện tử

Tai lieu CPDT\Luat Giao dich dien tư.doc

•         Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử

•         Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử là công cụ quan trọng, làm căn cứ để tránh giả mạo thông tin và mạo danh người khác trong giao dịch điện tử.

•         Việc chấp nhận về mặt pháp lý của chữ ký điện tử (như chữ ký viết tay) trong các văn bản hay chứng từ điện tử là một cơ sở quan trọng để thừa nhận sự hợp pháp của các giao dịch điện tử.

•         Chữ ký điện tử là thông tin dưới dạng điện tử được gắn kèm một cách phù hợp với dữ liệu điện tử nhằm xác lập mối liên hệ giữa người gửi và nội dung của dữ liệu đó.

•         Chữ ký số (digital signature) là chữ ký điện tử được đảm bảo an toàn. Chữ ký số được sử dụng cho việc xác thực người gửi bằng việc áp dụng mã hoá khoá công khai ngược lại.

- Tai lieu CPDT\ND26-CP2007 Chu ky so, Chung thuc chu ky so.doc

•         Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử

•         Chứng thực điện tử là hoạt động chứng thực danh tính của người tham gia vào việc gửi và nhận thông tin qua mạng, đồng thời cung cấp cho họ những công cụ để bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin.

•         Cơ quan chứng thực (CA) là một tổ chức, công cộng hoặc tư nhân, cố gắng đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ bên thứ ba đáng tin cậy trong CPĐT và TMĐT

•         Việc phát triển chứng thực điện tử là tiền đề quan trọng để đảm bảo sự chuyên nghiệp trong giao dịch điện tử

•         2.3.2 Các quy định về tiêu chuẩn hoá

•         Gồm hệ thống tiêu chuẩn về công nghệ, quản lý và giao dịch cho các hoạt động CPĐT

–        Tiêu chuẩn về công nghệ là nền tảng cho việc ứng dụng các loại công nghệ khác nhau

–        Tiêu chuẩn về thương mại gồm các tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ để bảo vệ quyền lợi khách hàng, công dân

–        Tiêu chuẩn trong giao dịch giúp đảm bảo tính trách nhiệm của các đối tượng tham gia CPĐT

•         2.2.3 Bảo vệ bí mật riêng tư

•         Cần có các quy định pháp luật bảo vệ các bí mật riêng tư của các đối tượng tham gia TMĐT

Tai lieu CPDT\Thực trạng bảo vệ thông tin cá nhân tại nước ta.htm

•         2.2.2 Hệ thống thanh toán điện tử (EPS)

•         Thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt, để trả tiền và nhận tiền cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán, trao đổi trên internet.

•         Một số điều kiện để phát triển thanh toán điện tử :

–        Hệ thống thanh toán qua ngân hàng hiện đại

–        Hạ tầng công nghệ kỹ thuật phục vụ giao dịch điện tử phát triển

–        Có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn chỉnh

–        An toàn bảo mật trong thanh toán được đảm bảo

–        Thói quen thanh toán tiến bộ của các cơ quan nhà nước và công dân

•         2.4 Điều kiện về nguồn nhân lực

2.4.1 Trình độ nguồn nhân lực cần thiết

2.4.2 Nhận thức của các cơ quan chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực cho CPĐT

2.4.3 Giáo dục đào tạo, xã hội hóa phát triển CNTT-VT, tạo điều kiện và khuyến khích công dân sử dụng Internet và các dịch vụ CPĐT

•         2.4.1 Trình độ nguồn nhân lực cần thiết

•         Cần nguồn nhân lực có kỹ năng về quản lý nhà nước, CNTT, ngoại ngữ và các hiểu biết về KT-XH, các vấn đề quốc tế

•         Cần nguồn nhân lực có phẩm chất tốt:

–        Luôn có ý tưởng sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro;

–        Trong lĩnh vực công nghệ cao, ranh giới giữa một chuyên gia và một tội phạm là mỏng manh

=> Nguồn nhân lực công nghệ cao cần được giáo dục đạo đức tốt.

•         2.4.2 Yêu cầu về nhận thức của các cơ quan chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực CPĐT

•         CPĐT sử dụng nguồn nhân lực ít hơn CP truyền thống, nhưng lại đòi trình độ nguồn nhân lực cao hơn.

•         Việc hoạch định nguồn nhân lực là một trong những nội dung chủ yếu của việc hoạch định các nguồn lực của CP.

•         Trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, việc xây dựng nguồn nhân lực còn khó khăn hơn việc thu hút vốn đầu tư cho các dự án.

•         CP phải luôn duy trì và củng cố đoàn kết nội bộ, có chế độ thù lao hợp lý, không để mất chất xám, có như vậy mới đảm bảo được triển khai và vận hành CPĐT.

•        

2.4.3 Giáo dục đào tạo, xã hội hóa phát triển CNTT-VT, tạo điều kiện và khuyến khích công dân sử dụng Internet và các dịch vụ CPĐT

•         Phổ cập hóa đào tạo tin học cơ bản trong các trường phổ thông.

•         Xã hội hóa phát triển CNTT-VT, nhất là mạng Internet và các dịch vụ Internet .

•         Tạo các Website chính phủ dễ truy cập, thân thiện, hoạt động thường trực 24/24, 7/7, thông tin phong phú, cập nhật, thiết thực đối với công dân

•         Chuyển từ cung cấp thông tin sang tăng dần các giao dịch, dịch vụ trực tuyển .

•          2.5 Cải cách hành chính

và cam kết triển khai CPĐT

•         Triển khai ứng dụng CPĐT thường là vấn đề dài hạn của CP. Ứng dụng CPĐT tác động sâu sắc tới phương thức và cấu trúc tổ chức quản lý, hơn nữa lại yêu cầu nguồn tài lực và nhân lực đáng kể. Do vậy, để triển khai CPĐT thành công, đòi hỏi sự cam kết của lãnh đạo các cơ quan chính phủ.

•         Nếu như việc triển khai CPĐT cốt nhằm cung cấp thông tin (văn bản pháp luật, chủ trương chính sách, các loại mầu biểu....), thì chỉ cần một hệ thống CNTT khá đơn giản, rẻ tiền. Tuy nhiên cách tiếp cận như vậy không đủ để đảm bảo triển khai một kế hoạch hoạt động CPĐT dài hạn.

•          2.5 Cải cách hành chính

và cam kết triển khai CPĐT

•         Mặt khác, nếu hệ thống CPĐT được lãnh đạo cấp cao coi như một công cụ chiến lược nhằm hoàn thiện quản lý và đem lại dịch vụ tôt nhất, thuận lợi nhất và tiết kiệm chi phí, thì cần thiết phải tiến hành sự phân tích chi phí/lợi ích một cách kỹ lưỡng. Có thể tính toán được chi phí triển khai ứng dụng CPĐT.

•         Việc đo đạc, định lượng các lợi ích CPĐT đem lại là việc làm khó, vì phần lớn các lợi ích đó mang tính chất định tính. Để phân tích lợi ích, cách tiếp cận phổ biến được áp dụng là đưa ra các ví dụ điển hình thành công của các địa phương, các quốc gia.

•          2.5Cảicáchhànhchính

và cam kết triển khai CPĐT

•         CPĐT về cơ bản không phải là vấn đề công nghệ (không khó giải quyết về mặt công nghệ), trước hết là vấn đề tổ chức, quản lý và tâm lý 

•         CPĐT yêu cầu các quá trình quản lý nhà nước phải được quy trình hóa, chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch hóa, đặc biệt là áp dụng chế độ “một cửa” trong giao dịch và cung ứng dịch vụ tới doanh nghiệp, công dân.

•         Công chức chính phủ có tâm lý ngại đổi mới, thậm chí không muốn mất đặc quyền, đặc lợi gắn với các quy trình quản lý truyền thống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net