Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀPHỤ NỮ VÀ PHỤ NỮ YẾU THẾ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỤ NỮ VÀ PHỤ NỮ YẾU THẾ

I. KHÁI NIỆM

1. Khái niệm phụ nữ

Khái niệm phụ nữ được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau

a. Góc độ sinh học

Nhìn theo khía cạnh sinh học, phụ nữ chỉ những người thuộc giống cái, bất kể tuổi tác.

- "Phụ nữ là người lớn thuộc nữ giới", trong đó nữ giới là một khái niệm chỉ giới tính của một người hay một nhóm người trong xã hội, những người mang đặc điểm giới tính nữ là những người có khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ trưởng thành và chức năng giới tính hoạt động bình thường. (Theo Từ điển Tiếng Việt).

b. Góc độ tâm lý học

- Những đặc điểm về tâm sinh lý của mỗi giới làm cho hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống của mỗi giới có những sự khác biệt.

- Những nét cá tính đó là tiền đề của nhân cách mỗi cá nhân và cũng chịu sự chi phối của tâm lý giới tính.

c. Góc độ xã hội học

- Phụ nữ dưới góc độ xã hội học là nói đến vai trò, vị thế xã hội của phụ nữ, liên quan đến hàng loạt các vấn đề thuộc về thể chế và xã hội

→ Tùy theo thể chế xã hội vai trò, vị thế của phụ nữ cũng có sự khác nhau.

- Trong xã hội pháp quyền, phụ nữ và nam giới đều được xã hội công nhận các quyền con người, các quyền công dân.

- Phụ nữ luôn thực hiện vai trò kép: vừa là người công dân - người lao động, vừa là người vợ, người mẹ - người chăm lo chính công việc sinh sản, nuôi dưỡng.

d. Góc độ tương quan với nam giới

- Phụ nữ và nam giới khác biệt về đặc điểm sinh học:

• Tương quan xã hội: tùy theo các giai đoạn lịch sử mà mối quan hệ giữa nam và nữ được xã hội nhìn nhận khác nhau.

• Dưới góc độ của nhà nước pháp quyền: phụ nữ và nam giới đều là công dân, đều có đầy đủ các quyền công dân như nhau.

• Cho đến nay trên toàn thế giới, mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ trong xã hội vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề bất bình đẳng; kể cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao.

2. KHÁI NIỆM NHÓM PHỤ NỮ YẾU THẾ.

- các nhóm xã hội yếu thế là những nhóm xã hội ở vào vị trí xã hội bất lợi về một hay một số khía cạnh nào đó, như: sức khỏe, khả năng, kinh tế, thu nhập, tiếp cận thông tin, tiếp cận dịch vụ xã hội,... gặp nhiều khó khăn bất lợi trong cuộc sống so với các nhóm xã hội khác.

- hay nói cách khác, nhóm yếu thế là những người gặp khó khăn do chưa đủ kinh nghiệm sống, chưa đủ yêu cầu về thể lực ( nhómtrẻ em), là những người gặp khó khăn về sức khỏe do tuổi tác, bệnh tật (nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo), là người gặp khó khăn trong sinh hoạt do khiếm khuyết cơ thể (nhóm người khuyết tật)

3. KHÁI NIỆM PHỤ NỮ YẾU THẾ.

Dưới cách tiếp cận CTXH, PNYT được hiểu là những phụ nữ đang có vấn đề, thường là những vấn đề khó khăn mà bản thân họ không có khả năng tự giải quyết được, cần có sự trợ giúp của xã hội để giải quyết và phòng ngừa sự tái diễn vấn đề.

II. MỘT SÓ NHÓM PNYT.

1. Phụ nữ bị bạo lực gia đình

- Là những phụ nữ bị những hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói của người trong gia đình cố tình gây ra những tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, trong cuộc sống riêng tư cũng như ở nơi công cộng.

- Các hình thức bạo lực:

Bạo lực về thể chất

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục.

2. Phụ nữ bị mua bán

- Là phụ nữ bị một người hay một nhóm người sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác (bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hay địa vị, tình trạng dễ bị tổn thương) giao, nhận tiền hoặc giao, nhận một lợi ích vật chất khác để đưa ra nước ngoài nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ, hoặc lấy đi các bộ phận trên cơ thể).

3. Phụ nữ nghèo

- Là phụ nữ có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo dõi quản lý hộ nghèo. Phụ nữ nghèo có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, có mức thu nhập thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo của quốc gia, trong đó có phụ nữ làm chủ hộ và có phụ nữ không phải chủ hộ.

4. Phụ nữ mại dâm

- Là những phụ nữ dùng cơ thể của mình và các hình thức làm tình để làm phương tiện thực hiện mục đích kiếm tiền hoặc các giá trị vật chất khác nhằm thỏa mãn tình dục cho khách hàng.

5. Phụ nữ có HIV/AIDS

- Phụ nữ có HIV là những phụ nữ có loại vi rút gây ra bệnh AIDS.

- Phụ nữ bị bệnh AIDS là những phụ nữ có HIV ở giai đoạn sức đề kháng đã suy giảm nên cơ thể không còn khả năng chống lại các virut, vi khuẩn và nấm gây bệnh.

6. Phụ nữ khuyết tật

- PNKT là phụ nữ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

7. Phụ nữ đơn thân

- Là phụ nữ thiếu vắng chồng hoặc có chồng nhưng không sống chung cùng chồng. Phụ nữ đơn thân có 2 dạng:

+ Dạng thứ nhất là những phụ nữ đã lập gia đình nhưng chồng chết (góa chồng), hoặc đã ly dị, sống ly thân, và cả những phụ nữ có chồng đi xa vắng từ 3 đến 10 năm không tin tức.

+ Dạng thứ hai là những phụ nữ không lấy chồng hoặc đã cao tuổi chưa lấy chồng; trong đó có người có con (ngoài giá thú), có người không có con.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ YẾU THẾ.

1. Đặc điểm thể chất

• Đa phần PNYT đều gặp vấn đề về sức khỏe do họ rất thiếu điều kiện chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe.

• PNYT gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, môi trường tự nhiên khắc nghiệt, vốn tri thức và hiểu biết xã hội ít, thiếu thông tin nên họ càng gặp khó khăn trong chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe.

- Nhóm phụ nữ nghèo:

+ Tình trạng suy dinh dưỡng cao

+ Khả năng lây truyền bệnh tật lớn,

+ Khả năng miễn dịch, kháng bệnh thấp,

+ Sức khỏe nhanh chóng giảm sút.

- Nhóm phụ nữ bị mua bán, phụ nữ mại dâm:

+ Có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lây truyền tình dục

+ Mang thai ngoài ý muốn

+ Suy nhược cơ thể...

- Phụ nữ khuyết tật:

+ Khả năng hoạt động suy giảm do ảnh hưởng của các dạng khuyết tật.

+ Gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động và học tập do các bộ phận hoặc các chức năng của cơ thể bị giảm sút hoặc mất đi hoàn toàn.

- Phụ nữ bị bạo lực gia đình

+ Sức khỏe bị hủy hoại do bị đánh đập hoặc uy hiếp về tinh thần.

+ Phụ nữ bị bạo lực tình dục bị ảnh hưởng về sức khỏe tình dục như lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, tổn thương bộ phận sinh dục.

2. Đặc điểm tâm lý

• Mặc cảm, rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp, không mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể.

• Chán nản, buông xuôi, phó mặc cam chịu số phận, thiếu nghị lực và sự cố gắng cần thiết để vươn lên làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời mình.

• Có tâm lý bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chấp nhận cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn.

- Tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề, mỗi nhóm PNYT lại có những đặc điểm đặc thù của nhóm

+ Một bộ phận phụ nữ nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, không có hoặc mất hẳn ý chí vươn lên.

+ Đa số phụ nữ có HIV/AIDS thiếu tình cảm ruột thịt, thiếu tình yêu thương, có tâm trạng cô đơn, lo sợ, mặc cảm, tủi phận.

+ Những phụ nữ bị mua bán trở về thường cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, mặc cảm với bản thân và rất bi quan. Họ rất khó hòa nhập với cuộc sống và cộng đồng, dễ sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trở thành tội phạm mua bán người.

+ Phụ nữ mại dâm:

· Xúc cảm, tình cảm thường không ổn định, có nhiều xáo trộn, hay xúc động, hay nổi nóng, dễ bị tổn thương.

· Thiếu nghị lực, thiếu tự tin trong cuộc sống.

· Quan niệm cuộc đời và định hướng giá trị mang tính tiêu cực. Có không ít phụ nữ mại dâm có tâm lý bất cần, trả thù đời, buông xuôi, đặc biệt là phụ nữ mại dâm nghiện ma túy, phụ nữ có HIV.

+ Phụ nữ khuyết tật:

· Bất an, sợ hãi, buồn phiền, thất vọng.

· Hay bi quan, chán nản, tự ti, cáu gắt, nóng nẩy, cho mình là người bỏ đi, là gánh nặng của gia đình.

· Lo âu, thất vọng cho tương lai.

+ Phụ nữ đơn thân:

· Mặc cảm nặng nề.

· Thiếu tự tin.

· Đối với những phụ nữ không chồng, đặc biệt là những phụ nữ không có chồng mà có con, họ phải chịu nhiều áp lực do định kiến xã hội.

3. Quan hệ xã hội

- PNYT ngại tham gia các hoạt động tập thể. Nếu tham gia thì họ cũng rất e ngại khi phải trình bày ý kiến, quan điểm. Nên PNYT thường không có chính kiến, không có tiếng nói trong cộng đồng.

- Các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội của PNYT rất hạn chế. Đa số PNYT không tham gia hoạt động giao lưu, hoạt động đoàn thể. Họ không quan tâm đến mọi người và môi trường xung quanh, bởi chính cuộc sống của họ luôn là mối lo ngại lớn nhất.

- Nhóm phụ nữ có HIV/AIDS, phụ nữ mại dâm, phụ nữ bị mua bán do sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên các mối quan hệ xã hội của họ càng hạn hẹp. Thậm chí gia đình, người thân cũng không chấp nhận họ, cộng đồng xã hội xem họ là hạng người thấp kém, tư cách đạo đức tồi.

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA PHỤ NỮ YẾU THẾ

1. Chỗ ở và điều kiện sinh hoạt

- Nhà ở của đa số PNYT thường tạm bợ, diện tích nhỏ hẹp và nhiều nhà ở không đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho người sống trong đó.

- Do thu nhập thấp nên điều kiện sinh hoạt của PNYT rất thiếu thốn:

+ Không được sử dụng nguồn nước sạch

+ Không có điện thắp sáng

+ Không có khả năng mua vật dụng hiện đại như tivi, tủ lạnh, quạt điện...

+ Vệ sinh môi trường không đảm bảo...

2. Việc làm và thu nhập

- Việc làm:

+ Thường làm những công việc đơn giản

+ Lao động chân tay nhiều,

+ Công việc cực nhọc

+ Việc làm bấp bênh

+ Có tính rủi ro cao

- Thu nhập:

+ Thấp

+ Bấp bênh, không ổn định

* Nhóm PNKT

- Khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm do:

+ Không có trình độ văn hóa hoặc trình độ văn hóa, tay nghề thấp;

+ Đi lại, vận động khó khăn

+ Các cơ sở doanh nghiệp thường không nhận người khuyết tật.

- Khi đã có việc làm, PNKT cũng vấp phải nhiều khó khăn: thái độ coi thường, không tôn trọng của chủ lao động và đồng nghiệp.

* Nhóm phụ nữ bị BLGĐ: phải gánh chịu kinh tế gia đình bị giảm sút do chồng bị xử phạt hành chính mà người bỏ tiền ra đóng lại là người vợ; mất chi phí chữa trị thương tật do bị chồng đánh đập, tài sản gia đình bị đập phá... Khi sức khỏe người vợ bị giảm sút thì sự đóng góp về kinh tế sẽ bị hạn chế; khi người chồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì gia đình sẽ mất nguồn lao động

* Nhóm phụ nữ mại dâm:

- Thu nhập cao nhưng bấp bênh. Tuy nhiên, mức thu nhập không ổn định do phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

khách hàng, thời tiết, may mắn.

-Tuy nhiên, những phụ nữ này thường có thói quen chi tiêu phóng khoáng hơn những người khác, làm được nhiều thì tiêu nhiều, làm được ít thì tiêu ít, có rất ít chị em dành được tiền để phòng khi không có khách.

- Lý do khó bỏ "nghề" của đa số phụ nữ mại dâm:

+ Một số đã quen với công việc, cách sống, thu nhập cao nên họ khó bỏ nghề.

+ Một số khác do lệ thuộc vào ma túy, trình độ thấp, không biết làm việc gì khác ngoài "nghề" này

* Nhóm phụ nữ đơn thân

- Gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do phải ở một mình hoặc một mình nuôi con. Đối với phụ nữ không có chồng mà có con họ phải vừa làm cha, vừa làm mẹ, phải lo tất cả mọi công việc trong gia đình.

* Nhóm PN có HIV/AIDS:

- Những khó khăn chủ yếu trong hoạt động tạo thu nhập mà phụ nữ có HIV thường gặp phải là:

+ Sức khỏe yếu nên không thể tiếp tục công việc.

+ Dễ bị mắc bệnh hơn những người khác, dẫn đến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng do bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

+ Đặc biệt là giai đoạn chuyển sang AIDS, sức khỏe của họ rất yếu nên khó có thể tiếp tục công việc.

• Luôn bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên rất khó tìm được việc làm.

3. Điều kiện chăm sóc sức khỏe

- Ăn uống không đảm bảo,

- Lao động cực nhọc.

- Điều kiện vệ sinh, y tế còn nhiều hạn chế

+ Không được sử dụng nguồn nước sạch,

+ Không có công trình phụ hợp vệ sinh...

- Thu nhập thấp, không đủ trả viện phí cũng như các chi phí thuốc men khác

- Chưa được quan tâm chữa trị, tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế thấp.

- Ít tham gia bảo hiểm y tế nên phải gánh chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế...) còn hạn chế.

4. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội

- Ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc.

- Không tiếp cận được với rất nhiều dịch vụ và cơ sở hạ tầng cơ bản: giao thông, giáo dục, nguồn vốn, nước sạch, nhà ở, an sinh xã hội, thông tin và chính sách.

* Nguyên nhân tiếp cận các dịch vụ xã hội còn hạn chế:

- Trình độ nhận thức thấp, ít hiểu biết,

- Các mối quan hệ giao lưu, giao tiếp hẹp, thiếu thông tin về các dịch vụ hỗ trợ.

- Cơ chế không phù hợp, thủ tục hành chính phức tạp nên ngại tìm đến các dịch vụ xã hội.

- Rào cản, định kiến từ phía xã hội khiến PNYT e ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.

5. Kỳ thị và phân biệt đối xử

- Nhóm PNYT phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử của mọi người trong xã hội: bị coi là những người ngoài lề của xã hội, không được coi trọng, không có tiếng nói.

- Đối với những nhóm yếu thế khác nhau mức độ thể hiện kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng cũng khác nhau.

- Đối với nhóm có HIV/AIDS, nhóm mại dâm, nhóm bị mua bán còn bị chính những người thân xa lánh, kỳ thị.

- Phụ nữ khuyết tật thường bị coi như người thừa của xã hội, người vô dụng

V. NHU CẦU CỦA PNYT.

1. Nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở

4. Nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ XH

5. Nhu cầu học nghề, có việc làm

3. Nhu cầu về giáo dục

2. Nhu cầu về chăm sóc y tế

6. Nhu cầu khác (hỗtrợ tâm lý, tham gia HĐXH, được tôn trọng, được chấp nhận...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net