đặc điểm kiến trúc đình làng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: đặc điểm kiến trúc đình làng vùng đồng bằng song hồng

Đình làng là một thiết chế văn hóa- tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng: tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quện với nhau đến mức khó có thể phân biêt. Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đinh làng gắn với đời sống của dân làng

1. Vị trí, cảnh quan và quy hoạch mặt bằng của đình. Người Việt từ thưở xa xưa khi dựng làng, lập ấp đã biết lựa chọn địa thế đất, vừa thuận lợi cho làm ăn và sinh hoạt, vừa tận dụng lợi thế của thiên nhiên. “Thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần”. Người ta tin rằng ở thế đất tốt sẽ ăn lên làm ra, đón điềm lành, chánh điều dữ. Khi dựng đình- nơi linh thiêng của làng thì người ta càng thận trọng trong việc kén hướng đình vì tin rằng hướng đình liên quán đến sinh mệnh, họa phúc của cả làng. Ở một số làng, khi trong làng xảy ra nhiều chuyện tai ương hay bệnh tật, làm ăn thất bát thì dân làng cho rằng do hướng đình không thuận. Muốn thuận thì phải thay hướng đình: ví như, đình Nhân Trạch, xã Nhân Trạch, huyện Thường Tín, Hà Nội vốn nằm theo hướng Đông, do dân làng làm ăn khó khăn nên đã xoay đình về hướng chính Tây.

2. Các hạng mục kiến trúc cơ bản của đình Các hạng mục kiến trúc cơ bản của đình cổ từ thế kỉ XVI, XVII thường gồm tòa đại đình, sân đình, ao, hố hoặc giếng phía trước. Những ngôi đình cổ như đình Thụy Phiêu, Tây Đằng, Chu Quyến, Quang Húc...cho đến nay vẫn có bố cục cảnh quan như thưở ban đầu. Còn các thành phần kiến trúc như: cổng, cột biểu, tiền tế, hậu cung, tả hữu vu, bình phong hoặc tường bao quanh là được bổ xung ở giai đoạn sau.

3. Các thành phần kiến trức cơ bản của đình làng. 3. 1. Bộ khung cột của đình làng Hệ thống khung cột- xà- kè đình làng và các kiến cấu của nó là thành phần quan trọng nhất của ngôi đình làng, thể hiện sự tài trí, óc thông minh và bàn tay khéo léo của những người nông dân- nghệ nhân Việt Nam.

3. 2. Bộ mái đình Tòa đại đình là ngôi kiến trúc phát triển theo chiều ngang, có xu hướng dàn sang hai bên. Đại đình bao giờ hai cũng có số gian lẻ 3- 5..và thêm hai chái. Bộ mái đình làng bền thế, xòe rộng ra hai mái chính rộng, lớn xòe thấp xuống, hai mái hai đầu che kín hai chái. Chiều cao mái thường chiếm 2/3 chiều cao đình.

 3. 3. Hệ thống ván bưng và cửa của đình làng Các ngôi đình cổ là những kiến trúc mở, thông thoáng xung quanh như chùa Tây Đằng, thế kỉ XVI, đình Quang Phúc, đình Chu Quyến (Hà Nội), thế kỉ XVII…cho đến nay vẫn giữ được mô thức nhà sàn và để thoáng xung quanh. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net