đề cương 42 câu logistics

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất một cách chính xác

- Giúp cho DN ra các quyết định một cách kịp thời nhờ SCM cung cấp và xử lý các thông tin với chi phí thấp và nhanh chóng

Câu 30: Các dòng logistic đi vào và đi ra trong SCM

- Dòng logictic đi vào: bao gồm toàn bộ quá trình dịch chuyển vật tư, NVL và các bộ phận cấu thành nên sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau và qua nhiều cung đoạn khác nhau. Nhà sx cần phải kiểm soát dòng dich chuyển này, ko chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố nhập lượng hữu hình cho quá trình sản xuất được tiến hành trôi chảy mà còn phải đảm bảo sử dụng số vốn ít nhất và chi phí thấp nhất để tạo ra các xuất lượng với giá thành rẻ nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu khách hàng. Tóm lại mục tiêu của logistic dòng này là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất về vật tư, nguyên vật liệu một cách trật tự, hiệu quả

- Dòng logistic đi ra: liên quan đến việc dịch chuyển hh từ điểm cuối cùng của dây chuyền sx đến khách hàng. Sự chu chuyển của hh từ nhà máy thông qua các kênh phân phối rồi đến tay người tiêu dùng. Ngày nay một số lượng lớn hàng hóa được lưu thông qua trung gian. Một trong những trung gian đó là trung tâm phân phối. Trung tâm phân phối là nơi tiến hành hoạt động gom hàng, phân chia khách hàng và trộn hàng

Câu 31, Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng: 5 thành phần

A, Sản xuất: là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Các phân xưởng, các nhà kho là các cơ sở vật chất chủ yếu của thành phần này. Trog quá trình sx, vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và hiệu quả sx của dn

B, Vận chuyển: là quá trifnhd ịch chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm giữa các nơi trg chuỗi. Việc vận chuyển sẽ đc cân đối giữa khả năng vận chuyển,nhu cầu vận chuyển và hiệu quả của chuỗi, có thể lựa chọn vận tải đơn thức hay đa phg thức

C, Tồn kho: là một trg các nhân tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của dn. Mức tồn kho thấp biểu thị lượng sp đc tiêu thụ tối đa, chứng tỏ hiệu quả sx của dn ở mức cao, dhu và lợi nhuận đạt tỷ lệ cao

D, Định vị: xác định các nguổn nguyên liệu, thị trg tiêu thụ và vị trí của dn trên tt. Đây là nh yếu tố quyết định đến sự thành công của chuỗi cung ứng, giúp quy trình sx thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả

E, Thông tin: đc coi là nguồn sống của chuỗi cung ứng. Tính chính xác và kịp thời của thông tin quyết định sự tồn tại của 1 dây chuyền cung ứng. Mọi hoạt động của chuỗi dựa trên các thông tin đầu vào và việc xử lý chúng

Câu 32: Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng

- 1: Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu của họ thành những nhóm riêng biệt và áp dụng quản lý chuỗi cung ứng để phục vụ từng phân khúc này một cách hiệu quả.

- 2: Cá biệt hóa mạng lưới logistics đối với từng yêu cầu về dịch vụ và mức độ sinh lợi của từng phân khúc khách hàng.

- 3: Lắng nghe những dấu hiệu của tt và khớp với việc lên kế hoạch nhu cầu tương ứng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, bảo đảm những dự đoán nhất quán và phân bổ nguồn lực tối ưu.

- 4: Khác biệt hóa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn là đẩy nhanh sự thay đổi tương ứng trong chuỗi cung ứng.

- 5: Quản lý nguồn cung cấp một cách chiến lược để giảm tổng chi phí nguyên liệu và dvụ.

- 6: Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ trg toàn bộ chuỗi cung ứng mà có thể hỗ trợ nhiều cấp độ trg việc ra quyết định và giúp đưa ra cái nhìn rõ hơn về dòng chảy sản phẩm, dịch vụ và thông tin.

- 7: Xây dựng hệ thống thước đo mở rộng trong nhiều kênh để đánh giá thành công tổng hợp hướng tới người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và hiệu năng.

Câu 32: Nguyên tắc cốt lõi của Lean nhằm đơn giản hóa quy trình chuỗi cung ứng

1, Tạo ra giá trị. Giá trị cung cấp phải được xác định trên quan điểm của khách hàng, phải thể hiện ở mức chi phí thấp nhất, hiệu quả giao hàng tốt nhất, chất lượng cao nhất, và một giải pháp duy nhất đối với các yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ.

2, Tối ưu hóa dòng chảy giá trị. Các quy trình sản xuất và việc hoàn thành đơn hàng phải được liệt kê chi tiết để có thể loại bỏ các rào cản, tiến tới tối ưu hóa dòng chảy giá trị trong chuỗi cung ứng.

3, Chuyển hóa các quy trình ngắt quãng thành một dòng chảy thông suốt liên tục. Khi các rào cản và sự lãng phí được loại trừ, mục tiêu tiếp theo là thay đổi tư duy “ngắt quãng” và hệ thước đo hiệu quả đi kèm bằng tư duy “dòng chảy thông suốt” của hàng hóa/dịch vụ.

4, Kích hoạt mô hình “kéo” theo nhu cầu. Tiếp theo tư duy dòng chảy thông suốt, SC có thể chuyển từ mô hình thúc đẩy bởi cầu dự báo sang mô hình cầu trực tiếp từ khách hàng.

5, Hoàn hảo hóa tất cả sp, quy trình và dịch vụ. Khi 4 nguyên tắc đầu đã được áp dụng, chuỗi cung ứng có thể tập trung vào việc cải thiện hiệu năng, chi phí, chu kỳ và chất lượng.

Câu 33: Kiến trúc của chuỗi cung ứng mật thiết

1. Tạo môi trường cho thay đổi về văn hóa. Việc chuyển từ chuỗi cung ứng lấy sản phẩm làm trung tâm sang chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm sẽ đòi hỏi sự thay đổi rõ ràng về văn hóa và sẽ làm nhiều đối tác trong và ngoài cũng phải cùng đồng thuận về những thước đo chủ chốt trong việc làm cách nào gia tăng giá trị cho khách hàng.

2. Liên tục đánh giá các phân khúc khách hàng. Mục tiêu là cần liên tục xác định những giá trị mà mỗi phân khúc khách hàng có thể tạo ra lợi nhuận. Từ đó, có thể đưa ra các giá trị đề nghị mới không những làm tăng quan hệ đối tác mà còn nâng cao lợi nhuận.

3. Xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng mật thiết. Các dữ liệu định lượng từ bước 2 sẽ giúp đưa ra một bản đồ về phân khúc khách hàng và các điểm động lực chính về giá trị, sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng. Kiến thức này sẽ giúp nhà quản trị khớp nhu cầu khách hàng với những giá trị tương ứng.

4. Ứng dụng công nghệ. Các giải pháp về công nghệ bao gồm cổng thông in marketing, giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng, công cụ quản lý dịch vụ và hợp đồng, chương trình lên kế hoạch cộng tác, dự báo và giải pháp quản lý quan hệ đối tác.

5. Giám sát, đo lường, tinh lọc. Nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng mật thiết là xác định các thước đo giá trị khách hàng. Thước đo này cần lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó giúp nhận ra những thay đổi về hàng vi và nhu cầu của khách hàng.

Câu 34: Lợi ích của chuỗi cung ứng mật thiết

- Hiệu quả tài chính. Quản trị chuỗi cung ứng mật thiết giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh thu và lợi nhuận- chính là khách hàng.

- Lợi thế cạnh tranh. Các công ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản xuất và phân phối dựa trên chi phí thấp và lợi thế nhờ quy mô. Những yếu tố này ngày càng gia tăng bởi chiến lược tiêu thụ hàng loạt va chi phí thấp mà chia khách hàng theo những thuộc tính nhất định và sau đó xây dựng mô hình sản phẩm/dịch vụ theo đó tất cả khách hàng được đối xử giống nhau.

Câu 35: Các định nghĩa về VTĐPT

- Theo công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng VTĐPT quốc tế và Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ VTĐPT: VTĐPT là một phương pháp vận tải mà theo đó hàng hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.

- Theo Nghị định 87/NĐ/CP 2009:

1. VTĐPT là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng VTĐPT.

2. VTĐPT nội địa là VTĐPT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ.

3. VTĐPT quốc tế là VTĐPT từ nơi người kinh doanh VTĐPT tiếp nhận hàng hóa ở VN đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.

Câu 36: Các đặc điểm của VTĐPT

- Có ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia.

- Trong hành trình VTĐPT chỉ sử dụng một chứng từ, có thể có những tên gọi khác nhau: chứng từ VTĐPT, vận đơn VTĐPT, vận đơn vận tải kết hợp, …

- Trong hành trình VTĐPT chỉ có một người phải chịu trách nhiệm về hh kể từ khi MTO đã nhận hàng để chở tại nơi đi cho đến khi đã giao xong hàng cho người nhận ở nơi đến.

- Mto chịu trách nhiệm đồi với hh theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm đó có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.

- Nơi nhận hàng để chở và nơi trả hàng có thể ở trong hoặc ngoài một quốc gia.

- Trong VTĐPT hàng hóa thường được vận chuyển bằng những công cụ vận tải như container, trailer, pallet,…

Câu 37: Định nghĩa MTO và phân loại

- Theo công ước của LHQ về VTĐPT 1980: MTO là bất kỳ người nào, tự mình hoặc thông qua một người khác, ký kết một hợp đồng VTĐPT và hoạt động như là một bên chính và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng VTĐPT.

- Theo bản quy tắc của UNCTAD về VTĐPT 1990: MTO là bất kỳ người nào ký kết một hợp đồng VTĐPT và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người chuyên chở.

- Theo Nghị định 87/NĐ-CP 2009 của VN: MTO là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng VTĐPT.

* Các loại MTO:

1. MTO có tàu: bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh, khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ VTĐPT tức là đóng vai trò MTO. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không mà phải ký hợp đồng để thuê chuyên chở trên các chặng đó.

2. MTO không có tàu: có thể do những người sau đây cung cấp dịch vụ:

- Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt.

- Những người kinh doanh những dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng.

-Những người chuyên chở công cộng không có tàu  nhưng thường xuyên cung cấp dịch vụ VTĐPT, kể cả việc gom hàng, trên những tuyến đường nhất định.

- Người giao nhận.

Câu 38: Cơ sở và thời hạn trách nhiệm của MTO

1. Cơ sở trách nhiệm của MTO

- chịu trách nhiệm về những thiệt hại của hh cũng như hậu quả của việc chậm giao hàng nếu gây ra mất mát, hư hỏng khi hh thuộc trách nhiệm của MTO, trừ khi MTO chứng minh được rằng anh ta, người làm công hoặc đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậu quả của nó.

- Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa không được giao trg thời gian đã được thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thời gian như vậy thì trong một thời gian hợp lý mà một MTO cần mẫn có thể giao, có tính đến hoàn cảnh của sự việc. Nếu hàng hóa không được giao trong một thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày hết hạn thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý nói trên thì có thể coi như hàng hóa đã mất.

- MTO phải chịu trách nhiệm về nh hành vi, thiếu sót của ng làm công hay đại lý của họ khi nh ng đó hđ trong phạm vi công việc được giao. MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi, thiếu sót của những người mà anh ta sử dụng dvụ để thực hiện hợp đồng VTĐPT.

2. Thời hạn trách nhiệm

- MTO phải chịu trách nhiệm về hh kể từ khi MTO đã nhận hàng để chở cho đến khi  giao hàng cho ng nhận. - MTO coi như đã nhận hàng XK để chở kể từ khi anh ta nhận hàng từ: ng gửi hàng hoặc ng thay mặt ng gửi hàng; hoặc 1 cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ ba mà theo luật lệ hoặc quy tắc tại nơi nhận hàng để chở, hh phải được giao qua những người đó để vận chuyển.

- MTO coi như đã xong hàng khi:+ Đã giao cho người nhận; hoặc + Đã đặt hh dưới sự định đoạt của ng nhận phù hợp với hợp đồng VTĐPT hoặc luật lệ, hoặc tập quán buôn bán mặt hàng đó tại nơi giao hàng, trg trường hợp ng nhận ko nhận hàng từ MTO; hoặc + Đã giao cho một cơ quan có thẩm quyền hoặc 1 bên thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc tập quán tại nơi giao hàng, hh phải giao cho họ.

Câu 39: Giới hạn trách nhiệm của MTO

 Theo Công ước về VTĐPT, giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất, tùy theo cách tính nào cao hơn.

- Nếu hành trình VTĐPT ko bao gồm VT đường biển hoặc đường thủy nội địa thì trách nhiệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kg hh cả bì bị mất mát/hư hỏng.

- Đối với việc chậm giao hàng thì bồi thường 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước của hợp đồng VTĐPT.

- Giới hạn trách nhiệm của MTO theo Bản quy tắc của UNCTAD/ICC: 666,67 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,0 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất hay hư hỏng.

 Trách nhiệm của MTO như quy định của Công ước và Bản quy tắc gọi là chế độ trách nhiệm thống nhất. Diều này có nghĩa là chỉ có một chế độ trách nhiệm áp dụng cho nhiều phương thức vận tải khác nhau trong hành trình VTĐPT.

Câu 40: Chứng từ VTĐPT và việc phát hành, chuyển nhượng

1. Định nghĩa chứng từ VTĐPT:

- Chứng từ VTĐPT là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng VTĐPT, cho việc nhận hàng để chở của MTO và cho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng.

- Theo Nghị định 87 NĐ/CP 2009: “chứng từ VTĐPT” là văn bản do người kinh doanh VTĐPT phát hành, là bằng chứng của hợp đồng VTĐPT, xác nhận người kinh doanh VTĐPT đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

2. Việc phát hành và chuyển nhượng chứng từ VTĐPT

- Khi MTO nhận hàng để chở, MTO hoặc ng được MTO ủy quyền cấp 1 chứng từ VTĐPT.

 Theo yêu cầu của người gửi hàng, chứng từ VTĐPT có thể lưu thông được hoặc ko lưu thông được.  Nếu là ctừ lưu thông được thì nó sẽ có được ký phát theo lệnh hoặc cho ng cầm chứng từ (bearer). Nếu là theo lệnh thì chứng từ có thể chuyển nhượng bằng ký hậu. Nếu là bearer thì có thể chuyển nhượng cho người thứ ba mà không cần ký hậu. Khi phát hành một bộ chứng từ gốc phải ghi rõ có mấy bản gốc trong một bộ. Nếu phát hành các bản sao thì trên từng bản sao phải có dấu và ko lưu thông được. Nếu là chứng  từ không lưu thông được thì trên chứng từ ghi rõ tên người nhận hàng.

Câu 41: Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO

1. Thông báo tổn thất

- Tổn thất rõ rệt: phải gửi thông báo bằng văn bản cho MTO không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận.- Tổn thất không rõ rệt: người nhận phải gửi thông báo tổn thất cho MTO trong vòng 6 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho mình.- Chậm giao hàng: thông báo phải gửi trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho người nhận hoặc sau ngày người nhận nhận được thông báo là đã giao hàng.  Nếu ko có thông báo tổn thất gửi cho MTO trg những thời hạn trên thì việc giao hàng của MTO được coi là phù hợp với mô tả của chứng từ VTĐPT.

2. Khiếu nại với MTO

 Thời hạn để kiện MTO là 6 tháng (theo công ước) và 9 tháng (theo Bản quy tắc) kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hh lẽ ra phải được giao cho ng nhận. Việc thụ lý các vụ kiện có thể được tiến hành trg thời hạn 2 năm. Hồ sơ khiếu nại phải gồm những giấy tờ, ctừ cần thiết để chứng minh cho lợi ích của người khiếu nại, cho nh tổn thất hoặc chậm giao hàng mà MTO phải chịu trách nhiệm.

Câu 42: Các chứng từ VTĐPT thường dùng hiện nay:

1. FIATA Negotiable Mutimodal Transport Bill of Lading (FBL): FBL là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) soạn thảo để dùng cho các nhà giao nhận quốc tế, đồng thời đóng vai trò là MTO trong VTĐPT. FBL là một chứng từ lưu thông được và được các ngân hàng chấp nhận theo phương thức tín dụng chứng từ. Chứng từ này cũng có thể dùng trong vận tải đường biển.

2. COMBIDOC (Combined Transport Bill of Lading): Loại chứng từ này do BIMCO soạn thảo, chủ yếu do các VO-MTO (MTO có tàu) sử dụng. COMBIDOC cũng đã được ICC thông qua. Chứng từ này hiện đang dùng trong VTĐPT.

3. MULTIDOC (Multimodal Transport Bill of Lading): Chứng từ này do hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển (UNCTAD) soạn thảo trên cơ sở công ước của LHQ về VTĐPT. Do công ước này chưa có hiệu lực nên chứng từ này cũng ít được sử dụng rộng rãi. Một số hãng tàu sử dụng mẫu này do BIMCO soạn thảo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net