đề cương 42 câu logistics

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Một số khái niệm về Log: - Theo LHQ: Log là hđ qlý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sp cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.- Theo hội đồng quản lý dịch vụ log qtế: Log là 1 phần của quá trình cung ứng bao gồm lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát, lưu thông và tồn trữ hiệu quả các loại hàng hóa dịch vụ gửi đi và quay trở lại và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ nhằm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.- Theo trg ĐHHH thế giới: Log là quá trình xd kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sx đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng.- Theo luật TM VN 2005: log là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, v/ chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục HQ, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn KH, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dv khác có liên quan tới hàng hóa để thỏa thuân với khách hàng để hưởng thù lao.

Câu 2: Các cách hiểu về Log:

1, Theo quan niệm rộng:- Log là việc tổ chức HĐ thực tiễn cần thiết nhằm để thực hiện 1 kế hoạch phức hợp thành công khi mà kế hoạch đó liên quan đến nhiều người và nhiều thiết bị - Log là quá trình hoạch định thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ hiệu quả các loại hàng hóa (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng. - Log liên quan đến việc lưu chuyển, tích trữ và xử lý các nguồn lực (hàng hóa, dịch vụ, thông tin đi kèm), từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc. - Log bắt đầu từ thành phẩm cuối ở chu trình sản xuất và kết thúc ở người tiêu dùng, có nghĩa là đưa hàng hóa đến đúng nơi, đúng lúc và trong đúng tình trạng và đúng chi phí. - Ngày nay, ng ta quan niệm rằng log bao trùm toàn bộ quá trình từ điểm đầu đến điểm cuối của việc sử dụng các nguồn lực, bao gồm cả quản lý, phân phối nguyên vật liệu. Nơi loại bỏ thành phẩm ngày càng được xem là điểm cuối, bên cạnh đó cùng với quá trình “quản lý log ngược” thường xuyên được cân nhắc đưa vào như 1 phần của tòan bộ quá trình quản lý log.

2, Theo nhu cầu của khách hàng cần đáp ứng:Log có nghĩa là cung cấp đúng sản phẩm, đúng thời gian, địa điểm

3, Về mặt tổ chức hoạt động thực tiễn: Log là quá trình lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát hiệu quả dòng vật chất và chi phí, dự trữ nguyên liệu thô, tồn trũ trong quán trình sx, hh thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ vì mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng mà log phải đáp ứng đó là sản phẩm phải được cung cáp đúng hình thái, dúng thời gian, đúng địa điểm. Trong dòng dịch chuyển vật chất đó còn có sự đồng hành, đan xen và đi kèm với nó là các dòng tiền tệ và dòng thông tin tương ứng.  Tóm lại: Log là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hđ kinh tế.

Câu 3: Các loại dịch vụ log cấp 1PL, 2PL, 3PL

1, 1PL log tự cấp: - Những người sở hữu hh tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Log để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu phuong tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện hđ log. - 1PL sẽ giảm hiệu quả Kdoanh nếu bộ phận này làm phình to quy mô của doanh nghiệp tới mức không cần thiết. - 1PL có thể hoạt động hiệu qur nếu công ty quan tâm đến năng lực quản lý log của mình.

2, 2 PL: - ng cung cấp dvụ cho 1 hđ đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động log để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hđ log.- 2 PL là việc quản lý các hđ truyền thống như vận tải, kho hàng, thủ tuchj HQ, thanh toán…- Khi các DN SXKD không sỏ hữu hoặc không có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng (kho CFS, bãi cont) thì họ có thể thuê các công ty cung cấp dịch vụ log để đc cung cấp phương tiện thiết bị hay dvụ cơ bản.

3, 3 PL:- là ng thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dvụ log cho từng bộ phận như: thay mặt ng gửi hàng làm thủ tục XK. Cung cấp chứng từ giao nhận vận tải và vận tải chuyển nội địa… - 3 PL gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin…có tính tích hợp dây chuyền cung ứng của khách hàng. - 3 PL là các hđ do 1 cty cung cấp d/ vụ log thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của mình, tối thiểu gồm quản lý và thực hiện hđ vận tải và kho vận trong thời gian ít nhất trong 1 năm hoặc không có hợp đồng hợp tác. - Gần đây, 3 PL đã có nh chiến lược phát triển nhằm tăng năng lực cạnh tranh như liên minh log hoặc liên minh chiến lược. Các cty sử dụng 3 PL và nhà cung cấp d/ vụ có mqh chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo 1 hợp đồng dài hạn.

Câu 4: Phân loại dịch vụ log theo lĩnh vực hoạt động  Gồm 4 loại:

1. Log trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Là 1 phần của chuỗi cung ứng, đó là lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát có hiệu quả dòng dịch chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí, dịch chuyển và tồn trữ hàng hóa, các dịch vụ, và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

2. Log quân sự: Là thiết kế và hội nhập tất cả các khía cạnh hỗ trợ co khả năng tác chiến của lực lượng quân sụ và các trang thiết bị dể đảm bảo sẵn sàng, tin cậy, hiệu quả cho các chiến dịch

3. Log sự kiện: Là mạng lưới các hoạt động, các trang thiết bị và con người theo yêu cầu cho tổ chức, lập kế hoạch và triển khai nguồn lực đó cho 1 sự kiện diễn ra và thu hồi có hiệu quả sau khi sự kiện kết thúc.

4, Log dịch vụ: Là thu thập, lập kế hoạch, quản lý các trang thiết bị, tài sản, con người vàvật tư để hỗ trợ và duy trì 1 hđ d/ vụ. Mỗi lĩnh vực hđ của log có những khác biệt về mục đích và tiêu chí nhưng những đặc điểm và yêu cầu chung là: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát quá trình.

Câu 5: Phân loại dv log theo hướng vận động Gồm 3 loại:

1, Log đầu vào: là các hđ đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian, chi phí cho quá trình sản xuất.

2, Log đầu ra: là các hđ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay ng tiêu dùng 1 cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Hệ thống Log đầu ra vận hành theo 2 mô hinh: mô hình kéo và mô hình đẩy.

3, Log ngược: Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sx, phân phối & tiêu dùng để trở về tái chế hoặc sử dụng.

Câu 6: Phân loại log theo luật Thương mại VN (nghị định 140/NĐ-CP/2007)

A, Các loại d/vụ log chủ yếu: dịch vụ bốc dỡ hàng, dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng , dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (gồm cả hđ tiếp nhận, lưu kho va quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển, lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi log, hđ xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hđ cho thuê và thuê cont)

b, Các dịch vụ Log liên quan đến vận tải: dịch vụ vận tải hàng hải, vận tải thủy nội địa, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường ống

c, Các dịch vụ log liên quan khác: dịch vụ ktra và phân tích kĩ thuật, dvụ bưu chính, dvụ thương mại bán buôn, dvụ thương mại bán lẻ gồm cả lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại, phân phối, giao hàng, dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

Câu 7 : Các giai đoạn phát triển của logistic

1, Giai đoạn phân phối vật chất ( giai đoạn 1 ): Vào những năm 60,70 thế kỉ 20 người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lí 1 cách có hệ thống những hoạt động có liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sp hh 1 cách hiệu quả, những hoạt động bao gồm vận tải, phân phối,bảo quản hh, quản lí tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn,.. những hoạt động nêu trên gọi là phân phối/ cung ứng sản phẩm vật chất hay còn gọi là logictics đầu vào.

2. Hệ thống logictics hay chuỗi logicstic (GD2):Đến những năm 80,90 của thế kỉ trước các công ti tiến hành quản lí 2 mặt: Đầu vào (cug ứng vật tư) vs đầu ra(phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả quá trình. Sự kết hợp đó gọi là logic

3. Quản trị dây truyền cung ứng- chuỗi cung ứng-SCM (GD3):Đây là k/niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hđ từ ng cung cấp đến người sản xuất đến khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng việc lập ctừ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng giá trị sản phẩm. khái niệm này coi trọng việc phát triển các uan hệ vs đối tác, kết hợp chạt chẽ người sản xuất vs người cung cấp, vs người tiêu dùng và các bên liên quan như ng vận tải kho bãi giao nhẫn và ng cung cấp CNTT

Câu 8 : Trình bày giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logic theo nghị định 140-2007 NDCP:

Điều 8 nêu giới hạn trách nhiệm logic trog và ngoài lĩnh vực vận tải như sau :

1, Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV logic liên quan đến VTai thực hiện theo quy theo quy định của pháp luật có liên quan vế giới hạn trách nhệm trong lĩnh vực vận tải

2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV logic ko thuộc phạm vi khoản 1 điều này nghị định này ( tức là không liên quan vận tải do các bên k có thỏa thuận thì thực hiện như sau

A, Trường hợp khách hàg k có thông báo trước về gía trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiêm tối đa là 500tr đv mỗi yêu cầu bồi thường

B, Trường hợp khách hàg đã thông báo trước về gía trị hàng hóa và đc thương nhân kinh doanh dv logic xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bọ giá trị hang hóa đó

3. Giới hạn trách nhiệm đv T/hop thương nhân kinh doanh dv logic tc thực hiện nhiều công đoạn có quy định là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có mức giới hạn cao nhất

Câu 9: Nguyên tắc tiếp cận hệ thống khi vận hành chuỗi logistics?

- Hệ thống là sự tập hợp các đối tượng khác nhau có sự tương tác với nhau. Sự biến đổi của một đối tượng này có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi của một hoặc nhiều đối tượng khác và ngược lại và cuối cùng là làm cho hệ thống biến đổi. Tiếp cận hệ thống là một phương pháp phổ biến trong khoa học. Theo phương pháp này khi nghiên cứu một vấn đề cần đặt nó vào môi trường mà nó tồn tại, hay nói cách khác là xem xét nó như là một bộ phận của một tổng thể lớn hơn, mà ta thường gọi là môi trường bên ngoài.

- Một hệ thống có thể chứa nhiều hệ thống con trong đó(Subsytem). Hệ thống con là một phần của hệ thống lớn, và bản thân nó là một hệ thống vì nó cũng có những thực thể(đối tượng) và mối quan hệ giữa các thực thể đó. Hệ thống con có mối quan hệ với các thực thể hoặc hệ thống con khác của hệ thống lớn. Như vậy, trong hệ thống có các thực thể khác nhau và có các mói quan hệ ở các cấp độ khác nhau.

- Khi nghiên cứu hệ thống, một phần của hệ thống hay một phần của các mối liên hệ giữa các thực thể của hệ thống(hệ thống phụ) cần phải được nghiên cứu. Một mặt có thể vì vấn đề then chốt nằm trong hệ thống phụ đó, mặt khác sự cần thiết phải có sự hiểu biết chi tiết và sâu sắc hơn các hoạt động hay nội dung của hệ thống phụ thuộc trước khi có thể tiếp tục đi nghiên cứu, giải quyết vấn đề cho hệ thống lớn.

- Logistics trong hoạt động kinh doanh được coi là một hệ thống lớn. Hệ thống bao gồm 3 hệ thống nhỏ tương tác với nhau đó là hệ thống cung ứng vật tư, hệ thống phân phối thành phẩm, và hệ thống thu hồi(tái chế và sử dụng).

- Các bộ phận cấu thành nên một hệ thống logistics trong sản xuất kinh doanh ở mỗi công ty có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của công ty, phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản lý và tầm quan trọng của các hoạt động cá thể trong hệ thống.

- Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, một hệ thống logistics tổng quát điển hình bao gồm các khu vực chức năng như: dịch vụ khách hàng, dự báo nhu cầu, luân chuyển chứng từ, dịch chuyển hàng hóa trong phạm vi nhà máy, quản trị hàng tồng trữ, quản lý và xử lý đơn hàng, bao bì đóng gói hàng hóa, lựa chọn vị trí kho hàng và nhà máy, mua sắm, quản trị dòng thu hồi, quản lý vận tải, quản trị trung tâm phân phối và kho hàng. Trong hệ thống lớn  này, vận tải là một trong những thực thể(đối tượng) cấu thành nên hệ thống, là hệ thống con trong hệ thống lớn nêu trên.

- Trong hệ thống vận tải bao gồm các đối tượng(thực thể) khác nhau cấu thành nên hệ thống này. Chẳng hạn, theo phương thức vận tải thì trong hệ thống vận tải có sự tham gia của các phương thức vận tải( biển, sông, không,…). Theo khu vực chức năng thì trong hệ thống vận tải đó có sự tham gia của đơn vị xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản,…

Câu 10: Nguyên tắc xem xét tổng chi phí và tránh tối ưu hóa cục bộ

- Nguyên tắc xem xét tổng chi phí: được xây dựng trên cơ sở là tất cả các chức năng liên quan trong logistics được coi như toàn bộ, không riêng lẻ. Các hoạt động trong các khu vực chức năng của logistics đều phải nằm trong “cái ô” tổng chi phí của logistics.

+ Dòng cung ứng vật tư bao gồm các hoạt động chủ yếu: xác định nhu cầu vật tư, mua sắm, phân loại, tồn trữ, bảo quản, vận chuyển, quản lý và cung cấp vật tư.

+ Dòng phân phối bao gồm các hoạt động chủ yếu: thu nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng, phân loại hàng hóa, đóng gói bao bì, tồn trữ hàng hóa, phân phối hàng hóa, hoạt động kho hàng, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.

+ Dòng tái sử dụng bao gồm các hoạt động chủ yếu: thu nhận thông tin, thu gom hàng hóa, đóng gói, bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển. Trong đó dòng tái sử dụng này có sự tham gia của container. Các hoạt động chủ yếu của dòng logistics container bao gồm: quản lý container, dự báo nhu cầu container để đóng hàng, vận chuyển container rỗng, tồn trữ, xếp dỡ, bảo quản, sửa chữa và vệ sinh container.

Như vậy chi phí của hoạt động nêu trên của từng dòng logistics phải được đề cập trong chi phí logistics của từng dòng và của toàn bộ dòng logistics tổng quát.

- Nguyên tắc tránh tối ưu hóa cục bộ: Theo nguyên tắc này, các vấn đề được xem xét toàn bộ. Ví dụ: một dây chuyền sản xuất gồm các công đoạn khác nhau, mà mỗi công đoạn này lại là một bộ phận có tính độc lập tương đối, nghĩa là có thể xem xét như một đối tượng điều khiển độc lập. Như vậy, nó có thể được tối ưu hóa riêng (tối ưu hóa cục bộ). Tối ưu hóa cục bộ có thể đưa đến 2 tình huống: thúc đẩy hoặc kìm hãm tính tối ưu toàn hệ thống. Vì vậy, nguyên tắc này chỉ ra rằng khi tối ưu hóa cục bộ không tạo được kết quả tối ưu cho toàn hệ thống thì không nên tối ưu hóa cục bộ.

 Câu 11: Nguyên tắc bù trừ (cost  trade- off) khi vận hành chuỗi logistics

Nguyên tắc bù trừ chi phí được hiểu là sự thay đổi các hoạt động chức năng của hệ thống lưu thông phân phối sẽ làm cho 1 số chi phí tăng lên 1 số chi phí giảm xuống. Chẳng hạn, nhà sản xuất muốn tận dụng giá cước vận chuyển đường biển thấp thì phải tích tụ số lượng hàng hóa lớn và điều này dẫn đến chi phí tồn trữ tăng lên. Ngược lại, nếu nhà sản xuất giao hàng bằng máy bay thì giá cước vận chuyển sẽ cao hơn rất nhiều so với đườg biển nhưng chi phí tồn trữ lại thấp. Tuy nhiên hiệu quả thực sự của nguyên tắc này sẽ là tổng chi phí giảm tương ứng với mức dịch vụ phục vụ khách hàng được xác định.

Câu 12: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân?

1/Đối với nền kinh tế QD

- Log Là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn xã hội vì Xu hướng hiện nay là muốn có được các dịch vụ hoàn hảo trọn gói chỉ có thể đạt được khi phát triển dịch vụ Log - Log là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy nếu nâng cao hiệu qưả hoạt động của Log thì sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả  KT-XH của đất nước. Cụ thể:  + Log sẽ hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nếu hoạt động Log diễn ra liên tục và nhịp nhàng thì nến KT mới có thể phát triển nhịp nhàng và đồng bộ.  + Hoạt động Log sẽ tác động trực tiếp tới khả năng hội nhập của nền kinh tế. Nếu chi phí Log thấp sẽ thúc đẩy XK và tăng trưởng KT của mỗi quốc gia.  + Hoạt động Log tác động đến khả năng cạnh tranh của các nước trên trường quốc tế thông qua trình độ phát triển và chi phí Log của mỗi nước.  + Trong chuỗi Log có hàng loạt các hoạt động diễn ra mà theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành các sản phẩm, giá cả của chúng được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên.

2/Đối với doanh nghiệp

- Log giúp các DN giải quyết cả đầu vào và đầu ra 1 cách hiệu quả thông qua việc tối ưu hóa quá trình chu chuyển hàng hóa và DV, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh - Log góp phần giảm thiểu chi phí lưu thông nhờ vào việc tiêu chuẩn hóa chứng từ (sử dụng 1 chứng từ cho mọi loại hình vận tải). - Log hỗ trợ đắc lực cho công tác marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp 4P(ĐÚNG SP, ĐÚNG GIÁ, QUẢNG BÁ ĐÚNG, ĐÚNG ĐỊA ĐIỂM- right product, right price, proper promotion, right place)

Câu 13 :Vai trò của logic vs vận tải :

A, Hợp lí hóa vai trò của vận tải:

Hiện nay, việc vận chuyển không nguyên tàu bởi các lô hang nhỏ có nhu cầu vận chuyển thường xuyên thường đặt ra những đòi hỏi mới đv công tác vận tải, đó là vừa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đều đặn, vừa đảm bảo chi phí vận tải chiếm 1 tỉ lệ hợp lí trong giá bán của hàng hóa. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là phương pháp tổ chức vận tải cũng phải thay đổi theo. Kết quả phương pháp tổ chức vận chuyển trực tiếp từ cảng gửi hàng đến cảng nhận hàng đối với các lô hàng nhỏ đc thay bằng phưng thức vận chuyển quá các điểm trung chuyển để có hiệu quả hơn

B, Logic tạo nền tảng cho phát triển vận tải đa phương thức:

Để đảm bảo nguyên tắc đúng thời điểm (JIT-Just In Time), ng ta bắt buộc phải xem xét toàn bộ dây chuyền vận tải, chứ k thể chỉ nghiên cứu xem xét từng phương thức vận tải riêng biệt. trước đây hh đi từ nc ng bán đến nc ng mua phải qua nhiều ng vận tải, nhiều phương thức vận tải khác nhau, tỉ lệ mất mát, hư hỏng hh rất lớn, ng gửi hàng phải kí nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt vs từng ng vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi ng vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường do anh ta đảm nhiệm. mặt khác tốc độ vận tải sẽ giảm vì mất nhiều time cho việc giao nhận, bốc xếp và làm chứng từ. Ngày nay đc thay bằng VTĐPT. toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo 1 hợp đồng VTĐPT duy nhất và sự phối hợp moi chu chuyển hh do 1 ng, tổ chức dịch vụ vận tải đa phương thức

C, Logic tạo tiền đề để hoàn thiện chất lượng vận tài và dịch vụ:

Ng use Dvụ vận tải( chủ hàng) có thể chọn 1 dvu or sự phối hợp giữa các dvu sao cho đảm bảo sự cân bằng tốt nhất giữa chất lượng và giá cả dvu. Ng use dvu vận tải có thế xem xét để lựa chọn dvu vận tải theo các chỉ tiêu chất lượng

Câu 14: Các khu vực chức năng của hđ logs cơ bản

Các hoạt động logic được phân thành 2 mảng chính, mảng thứ nhất bao gồm các hoạt động mag tính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net