Đề cương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các biện pháp cầm máu tạm thời

1) nguyên tắc cầm máu tạm thời

1.1. Trước một vết thương chảy máu, cần xác định đúng từng loại chảy máu để có biện pháp xử lí kịp thời và thích hợp

1.2. khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu, vì mỗi phút chậm trễ là thêm một lượng máu mất đi, Trong những tổn thương động mạch lớn, máu phụt thành tia mạnh, vì vậy nếu xử trí chậm sẽ gây mất máu nhiều, có thể dẫn đến sốc và tử vong do mất máu

1.3. xử trí đúng theo tính chất của vết thương. Các biện pháp cầm máu tạm thời phải tùy theo tính chất chảy máu, ko tiến hành một cách thiếu thận trọng, nhất là khi quyết định đạt garo

2) phân biệt các loại chảy máu

Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương, người ta chia làm 3 loại chảy máu đó là: Chảy máu động mạch, TM và MM

2.1. Chảy máu mao mạch

Lượng máu chảy ít, máu đỏ sẫm, vết thương tự cầm sau một thời gian ngắn chừng vài phút. Ví dụ như các trường hợp bị sước rách chân tay.

2.2. Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ

Máu chảy ri rỉ, ko thành tia, màu đỏ sẫm. Cục máu được hình thành nhanh chóng và bít các TM bị tổn thương lại, Tuy nhiên những viết đứt TM lớn như TM cảnh, TM chậu hông, TM dưới đòn, TM chủ vẫn gây nên những chảy máu ồ ạt.

2.3. Chảy máu động mạch

Khi động mạch bị tổn thương, máu chảy vọt thành tia ( có thể thấy tia máu phụt theo nhịp đập của tim) hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên. Lượng máu có thể nhiều hoặc rất nhiều tùy theo loại ĐM bị tổn thương, Máu chảy ra có màu đỏ tươi.

3) Các biện pháp cầm máu tạm thời

3.1. Băng ép, băng nút

3.1.1. Băng ép

3.1.2. Băng nút

3.2. Gấp chi tối đa

3.2.1. Gấp cẳng tay vào cánh tay

3.2.2. gấp cánh tay vào thân người

3.2.3. Gấp cẳng chân vào đùi

3.2.4. Gấp đùi vào thân người

3.3. Ấn mạch máu

3.4. Băng chèn

3.5. Garo cầm máu

Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợi dây cao su buộc chặt vào đoạn chi để làm ngừng sự lưu thông máu từ trên xuống dưới của chi, song so sự ngừng lưu thông máu một thời gian nhất định nên rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng trước khi ra quyết định garo các vết thương có chảy máu. Khi garo để qúa 60-90 phút sẽ làm chết hoàn toàn đoạn chi phía dưới garo, Chi định garo phải do bác sĩ quyết định

3.5.1. chỉ định

 Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, đã tiến hành các biện pháp cầm máu tạm thời khác nhưng ko có hiệu quả

 Chi bị cắt cụt tự nhiên, hoặc rách nhiều ko có chỉ định bảo tồn

 Ngoài ra còn có chỉ định garo trong một số trường hợp bị rắn độc cắn để ngăn cản các chất độc xâm nhập vào cơ thể

3.5.2 nguyên tắc

 Vết thương phải được xử lí phần mềm

 Không đặt trực tiếp garo lên da bệnh nhân

 Vị trí đặt garo: ở phía trên vết thương khoảng 5cm

 Sau 30-60 phút phải nới garo một lần, mỗi lần từ 1 đến 2 phút

 Tổng số thời gian đặt garo ko quá 6 tiếng, vì sau đó đoạn chi bị garo sẽ ko còn chỉ định bảo tồn. Nếu đã garo quá 6 tiếng thì ko được phép tháo garo nữa, sau khi garo phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị thực thụ

 Nạn nhân bị đặt garo phải được theo dõi sát và phải có phiếu garo ghi chép chi tiết, rõ ràng

 Nạn nhân bị đặt garo là ưu tiên số một trong vận chuyển và điều trị

3.5.3.tiến hành garo

 Chuẩn bị dụng cụ: băng gạc vô khuẩn, băng cuộn, phiếu garo, dây garo, băng vòng lót. Trường hợp ko có băng cao su to bản có thể dùng khăn mù xoa kèm thêm que hay bút chì

 Giải thích ngắn gọn, đặt tư thế bệnh nhân

 Bộc lộ chi cần xử lí

 Băng lót gạc lên vị trí cần garo

 Đặt và cuốn băng cao su lên vòng gạc rồi tiến hành băng: vòng thứ nhất cuốn vừa phải, vòng thứ 2 cuộn chặt hơn vòng 1, vòng thứ 3 chặt hơn vòng 2, sau đó đặt ngón cái lên trên vòng cao su,trên đường đi của ĐM bị thương tổn rồi quấn tiếp vòng thứ 4, cuối cùng nâng ngón cái lên và dắt phần còn lại của cuộn băng vào vị trí ngón cái

 Nếu ko có băng cao su, có thể dùng băng cuộn hoặc khăn mùi xoa: buộc hơi lỏng trên vị trí định đặt garo thành một vòng quanh chi, đặt một cuộn băng hay một vật tròn trên đường đi của Đm rồi luồn que vào vòng dây và xoắn que cho dây chặt dần. Khi băng đã đủ chặt, dùng mảnh vải nhỏ cố định que vào chi

 Kiểm tra sự chảy máu, nếu thấy vết thương ngừng chảy máu là được

 Xử lý vết thương, đặt gạc băng lại

 Ghi phiếu theo dõi garo cài lên ngực áo trái của bệnh nhân

 Ghi bệnh án, theo dõi và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện

3.5.4. Nới garo

 Khi đã đủ thời gian quy định (30-60 phút) tiến hành nới garo cho bệnh nhân

 Nới từ từ cuộn băng hoặc que xoắn

 Quan sát ngọn chi thấy hồng trở lại, để 1-2 phút

 Tiếp tục garo trở lại

 Ghi lần nới garo vào phiếu garo

Kỹ thuật thay băng, cắt chỉ vết thương

1) mục đích của thay băng cắt chỉ

 nhận định, đánh giá tình trạng của vết thương

 phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương

 chăm sóc các vết thương nhiễm khuẩn

 cắt chỉ vết thương

2) phân loại và đánh giá vết thương

 phân loại chung

 Vết thương do chủ ý

 Vết thương do vô ý

 Phân loại theo sự toàn vẹn của da

 Vết thương kín

 Vết thương mở

 Phân loại theo cơ chế gây thương tích

 Vết thương bầm dập

 Vết thương mở do rạch da

 Vết thương chầy xước

 Vết thương xé, rách

 Vết thương xuyên thủng

 Phân loại theo khả năng hoặc mức độ nhiểm khuẩn

 Vết thương sạch

 Vết thương sạch- bội nhiễm

 Vết thương ô nhiễm

 Vết thương nhiễm trùng

3) yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo vết thương

 Tuổi bệnh nhân

 Tình trạng tưới máu của vết thương

 Tình trạng sức khỏe bệnh nhân

 Tình trạng vết thương

 Kĩ thuật băng

4) tắc chung của thay băng, cắt chỉ vết thuơg

 Bênh nhân phải được chuẩn bị chu đáo như được giải thích về thủ thuật sắp làm, được động viên hợp tác trong khi thay băng, đặt tư thế thuận lợi cho việc chăm sóc vết thương, trẻ em phải có người giữ khi chăm sóc, nếu vết thương bẩn phải có vải nilon lót ở dưới vết thương để tránh gây bẩn ga ra giường

 Chuẩn bị dụng cụ, thuốc đầy đủ

 Tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn, tránh gây nhiễm trùng chéo: các dụng cụ, bông gạc dùng khi thay băng phải đảm bảo vô khuẩn, tốt nhất là mỗi bệnh nhân có bộ dụng cụ, bộ bông gạc riêng. KHông dùng một bộ dụng cụ để thay băng cho nhiều người khi chưa được tiệt trùng lại, nếu chỉ có một hộp dụng cụ, bông gạc vô trùng dùng cho nhiều bệnh nhân thì phải có một kẹp dài vô khuẩn để chuyên gắp dụng cụ

 Khi thay băng phải lần lượt tiến hành từ các bệnh nhân có vết thương sạch trước đến các bệnh nhân có vết thương bẩn, nhiễm trùng sau, nếu trên một bệnh nhân có nhiều vết thương thì parit hay từ vết thương sạch đến vêt thương bẩn, từ các vết thương ở đầu mặt cổ ngực đến ở bụng tay chân

 Các vết thương nhiễm trùng phải được lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ,

 Buồng thay phải thoáng có đủ ánh sáng, đảm bảo vô khuẩn, xa nơi nhiều người qua lại khu vệ sinh, nếu vết thương có mầm bệnh truyền nhiễm, khi thay băng xong phải tẩy rửa buồng ngay. Nếu thay băng tại giường bệnh thì phải đảm bảo kín đáo, ko để nhiều người qua lại trong khi thay băng

 Sau khi thay băng phải ghi chép vào hồ sơ về tình trạng vết thương, phương pháp xử lí, thời gian thay băng

 Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo vết thương

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#cloud