de cuong ktvm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương KTVM

Câu 7: trình bày sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ bằng mô hình AD, AS? Cho biết sự kết hợp này khắc phục được những hiện tượng kinh tế gì?

1/ KN:

- Chính sách tài khoá: là hệ thống các giải pháp nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền KT vào sản lượng và việc làm mong muốn. Trong ngắn hạn (1-2năm), chính sách này điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp nhằm ổn định nền KT, trong dài hạn nó có tác dụng điều chỉnh cơ cấu KT, thúc đẩy tăng trưởng KT lâu dài.

- Chính sách tiền tệ: là hệ thống các giải pháp và công cụ quản lí KT vĩ mô của nhà nước về tiền tệ do ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi nhằm ổn định giá trị đồng tiền , hướng nền KT vào sản lượng và việc làm mong muốn.

2/ Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tền tệ:

- Chính sách tài khoá có 2 công cụ: Thuế và chi tiêu nhà nước, có tác động trực tiếp tới G, C, I, tức là tác động tới các thành tố của tổng cầu AD.

- Chính sách tiền tệ với 2 công cụ: mức cung tiền (MS) và lãi xuất (i) sẽ tác động tới C, I, NX, tức là cũng tác động trực tiếp tới các thành tố của tổng cầu (AD)

Kết hợp 2 chính sách này và định hướng vào một mục tiêu thì tốc độ điều chỉnh kinh tế của nhà nước sẽ nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn và khắc phục được hiện tượng "bóp nghẹt" và "tháo lui đầu tư".

Phân tích :

Giả định nền KT đang cân bằng tại điển E0 như trên đồ thị: nhà nước áp dụng chính sách tài khoá mở rộng bằng cách tăng chi tiêu của Chính phủ, tổng cầu AD sẽ tăng, trong khi đó chưa áp dụng chính sách tiền tệ thì đường LMo vẫn đứng nguyên trên đồ thị IS-LM. Khi Chính phủ tăng chi tiêu G làm AD tăng dẫn đến Y tăng. AD tăng khiến cho đường ISo dịch chuyển thành đường IS1 trên đồ thị IS-LM. Nếu MS không thay đổi (MS = const ) <ổn định> thì lãi xuất i0 sẽ tăng đến i1 vì Y tăng đến Y1 với (Y1> Y) mà MS = cosnt dẫn đến lãi suất i tăng, giá cả Po trên đồ thị AD sẽ tăng thành P1. Sản lượng Y tăng làm xấu đi các hiện tượng của đầu tư, giảm bớt mức cầu tiền về tiền tệ, hạn chế bớt thu nhập, bóp nghẹt một số đầu tư lớn. Hiện tượng "bóp nghẹt" và "tháo lui đầu tư" xuất hiện. Vậy khi tăng chi tiêu CP mà không tăng mức cung Sử dụng hình Câu 13

tiền làm lãi xuất tăng đã bóp nghẹt một số đầu tư => cầu sản lượng thu nhập tăng bị mất đi do i tăng.

Để khắc phục hiện tượng này, nhà nước cần áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng mức cung tiền MS để giảm lãi suất i=io<i1. Lúc này, trên đồ thị đường LMo sẽ dịch chuyển thành LM1, nền kinh tế sẽ cân bằng tại E2 (IS1;LM1) và P = Po, Y = Y2>Y1>Yo trên đồ thị tổng cầu, đường AD' coa xu hướng dịch sang trái, xuống dưới.

Như vậy, sự kết hợp giữa chính sách tài khóa mở rộng với chính sách tiền tệ mở rộng đã đạt được hiệu quả cao trong việc khắc phục được hiện tượng "tháo lui đầu tư" xuất hiện trong nền kinh tế mở.

Câu 8: So sánh đối tượng môn KT vĩ mô và KT vi mô. Cho biết sự giống và khác nhau?

Trả lời:

KT học là môn học có phạm vi nghiên cứu hết sức rộng lớn, tuỳ thuộc vào từng phạm vi và đối tượng nghiên cứu cụ thể mà KT học được chia thành phân nghành lớn là KT vĩ mô và KT vi mô.

KT học vĩ mô là: một phân ngành của KT học, nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác là kinh tế vĩ mô đề cập đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế hoặc tổng thể rộng lớn của nền kinh tế, nó nghiên cứu trên quy mô toàn cục sản lượng, công ăn việc làm, thất nghiệp và giá cả của nền kinh tế quốc gia.

KT học vi mô là: một phân ngành của KT học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế, sự vận động của các tế bào trong nền kinh tế như tiêu dùng cá nhân, cung, cầu, sản xuất, chi phí...

* Giống nhau: KT học vĩ mô và KT học vi mô giống nhau là chúng cùng là một phân ngành của môn khoa học (KT học) nghiên cứu cách thức XH phân bổ nguồn lực khan hiếm giữa những yêu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh, giải quyết vấn đề tài nguyên khan hiếm để thoả mãn nhu cầu cũng chính là trả lời 3 vấn đề KT cơ bản của mọi nền KT, do đó KT vi mô và vĩ mô còn là môn khoa học nghiên cứu cách thức XH trả lời 3 vấn đề cơ bản: "Sản xuất cái gì, SX như thế nào, SX cho ai".

* Khác nhau: Mặc dù KT vĩ mô và KT vi mô đều là những phân nghành được tách ra từ KT học. Nhưng có thể thấy đối tưọng hay mục đích nghiên cứu của KT vi mô và KT vĩ mô là khác nhau:

+ KT vĩ mô đề cập đến hoạt động của toàn bộ nền KT hoặc tổng thể rộng lớn những vấn đề của nền KT. hoặc nó nghiên cứu trên quy mô toàn cục về sản lượng, về công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp, lạm phát và sự biến động giá cả của một quốc gia chứ không xem xét từng thành viên riêng lẻ. Do đó KT học vĩ mô nghiên cứu đến các nội dung tương tự như tổng cung (AS), tổng cầu (AD), tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân, tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp.

+ Còn KT học vi mô thì lại ngược lại, nó nghiên cứu sự vận động của các tế bào trong nền KT, chẳng hạn sự vận động của các mức giá cả cá biệt của từng loại hàng hoá và những đại lượng khác ở cấp độ tương đương, giá, sản lượng, lợi nhuận ....

VD: KT vi mô xẻm xét sự tác động của giá thép so với giá năng lượng, trong khi đó KT vĩ mô lại nghiên cứu hoạt động của toàn bộ giá cả, khả năng SX và mức tiêu dùng đối với từng mặt hàng, hoặc KT vi mô nghiên cứu vấn đề đi học Đại học có phải là một cách sử dụng tốt thời gian của tuổi trẻ hay không, trong khi đó KT vĩ mô xem xét cái gì đã quyết định đến mức thất nghiệp trong nền KT...

Câu 10: mức cung tiền vào nền KT chịu tác động bởi bao nhiêu nhân tố. Hãy viết công thức và phân tích từng nhân tố đó. (8 nhân tố)

Trả lời:

Mức cung tiền (MS) là tổng khối lượng tiền cung ứng cho nền KT bao gồm tiền lưu hành trên thị trường nằm bên ngoài ngân hàng và tiền nằm trong ngân hàng có thể rút ra bằng séc.

Ta có công thức mức cung tiền như sau: MS = mM . H = . H

Trong đó: - ra: tỷ lệ dự trữ tiền tệ

- H: cơ số tiền

- S: tỷ lệ tiền lưu hành so với tiền gửi

Từ công thức trên ta thấy mức cung tiền chịu sự tác động bởi 2 nhóm nhân tố là số nhân tiền và cơ số tiền. Trong đó, số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế và tỷ lệ tiền lưu hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ tiền tệ lưu hành (S) lại đều phụ thuộc vào 3 nhân tố khác nhau; Cơ số tiền thì chịu sự tác động của 2 nhân tố là tốc độ tăng trưởng GNP và chính sách tiền tệ của CP. Do đó, mức cung tiền vào nền kinh tế chịu sự tác động của các nhân tố sau:

- Tỷ lệ dự trữ thực tế (ra) là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ thực tế (Ra) với lượng tiền gửi kỳ hạn (D). Tỷ lệ dự trữ thực tế càng nhỏ, nhân số tiền tệ sẽ càng lớn, tỷ lệ dự trữ thực tế chịu tác động bởi 3 nhân tố là: phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định; tính không ổn định của lưu lượng tiền mặt ra, vào các ngân hàng thương mại hàng ngày bắt buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt nhiều hơn (nếu lưu lượng tiền ra, vào đều đặn thì tỷ lệ dự trữ thực tế thấp, lưu lượng tiền không đều đặn thì tỷ lệ dự trữ thực tế cao); phụ thuộc vào độ thiệt hại khi phải chi trả lãi suất nếu không đảm bảo đủ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Công thức tính ra: ra =

Ra: Lượng tiền dự trữ thực tế

ra: Tỷ lệ dự trữ thực tế

D: Lượng tiền gửi

- Tỷ lệ tiền mặt lưu hành so với tiền gửi (S). Tỷ lệ này càng nhỏ thì mM càng lớn. Tỷ lệ S phụ thuộc vào thói quen thanh toán của dân cư; tốc độ tăng của tiêu dùng; kỹ thuật thanh toán của các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp S rất nhỏ hoặc bằng không và ra = rb thì mM = 1/rb

Công thức tính S: S =

S: Tỷ lệ tiền mặt lưu hành so với tiền gửi

U: Tiền mặt trong lưu thông

- Cơ số tiền (Tiền cơ sở - H). Lượng tiền này do ngân hàng trung ương độc quyền phát hành, chủ yếu là tiền mặt. Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này do các tác nhân kinh tế nắm giữ để chi tiêu hàng ngày, phần còn lại nằm trong két của các ngân hàng thương mại dưới dạng tiền dự trữ. H chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là: tốc độ tăng trưởng GNP hoặc GDP, nếu tốc độ GNP càng lớn thì tốc độ bơm tiền vào lưu thông càng lớn; chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Công thức tính: H = U + Ra

Câu 11: Khi nền KT bị suy thoái, cán cân ngân sách bị thâm hụt. Hãy vận dụng chính sách tài khoá để khắc phục? Dùng đồ thị tổng cung (AD), tổng cầu (AS) để minh hoạ và chứng minh cho lập luận của mình.

Trả lời:

Nền kinh tế suy thoái, cán cân ngân sách bị thâm hụt khi có mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng nên thất nghiệp cao, tổng cầu giảm ở mức thấp, các hãng không tăng đầu tư, dân cư không tăng tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng này cần áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều bằng cách tăng chi tiêu, giảm thuế.

Chính sách tài khóa là hệ thống các giải pháp nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền KT vào sản lượng và việc làm mong muốn. Trong ngắn hạn (1-2năm), chính sách này điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp nhằm ổn định nền KT, trong dài hạn nó có tác dụng điều chỉnh cơ cấu KT, thúc đẩy tăng trưởng KT lâu dài.

Chính sách tài khóa ngược chiều có 2 công cụ là thuế và chi tiêu, được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế bị suy thoái bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu.

Từ công thức thu chi của chính phủ B = T - G

Ngân sách đang thâm hụt là: B < 0 (G > T)

Lúc này áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều, ta thấy:

Hệ quả:

+) Khi nhà nước giảm thuế dẫn đến tiêu dùng trong xã hội tăng lên, chi phí đầu tư giảm, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên, làm cho đầu tư tăng lên, tác động vào tổng cầu AD.

+) Tăng chi tiêu của chính phủ làm mở rộng tiêu dùng XH, mở rộng các công trình công cộng, trợ cấp XH, phúc lợi XH, mở rộng bộ máy làm việc của chính phủ.

+) Giảm thuế dẫn đến chi phí xuất khẩu hàng hóa giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa giảm và làm cho xuất khẩu tăng lên, tác động tới tổng cầu AD.

Như vậy, 4 yếu tố của tổng cầu tăng lên, làm cho tổng cầu tăng lên, lúc này sản lượng sẽ tăng theo số nhân trong khi tỷ lệ thuế không đổi dẫn đến lượng thuế thu về (T) sẽ tăng lên, tự động làm cho ngân sách đi tới thăng bằng.

Câu 9. Hãy trình bày sự mất cân bằng giữa 3 khu vực của nên KT (Khu vực NN, Khu vực tư nhân, KT đối ngoại) và các giải pháp khắc phục?

Trả lời:

Một nền KTVM hoàn chỉnh thường có 4 tác nhân KT, đó là: Các hộ gia đình; Các hãng kinh doanh; Chính phủ; Người nước ngoài. Bốn tác nhân này làm hình thành nên 3 khu vực của nền kinh tế là:

- Khu vực nhà nước

- Khu vực tư nhân

- Kinh tế đối ngoại

Sự vận động, giao dịch giữa các tác nhân kinh tế giữa các khu vực của nền kinh tế tạo nên dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô toàn phần. Tuy nhiên trong quá trình vận động, các yếu tố này bị chi phối bởi quy luật cân bằng động về lượng, tức là trạng thái cân bằng về lượng luôn được xác lập và luôn bị phá vỡ để xác lập một trạng thái mới. Do đó, kinh tế vĩ mô đưa ra khái niệm về đồng nhất thức khi phân tích những biến động về lượng trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô để thấy rõ được xu hướng vận động của các tác nhân kinh tế theo hướng cân bằng hoặc mất cân bằng giữa các khu vực của nền kinh tế. Đồng nhất thức dùng dấu (≡) để chỉ sự bằng nhau theo giả định - sự bằng nhau một cách tương đối nhằm mục đích chỉ xu hướng vận động của đại lượng phân tích.

Ta có sơ đồ thể hiện dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh như sau:

Hàng hóa và dịch vụ

Thu nhập (Chi phí)

Trong đó: IM: Nhập khẩu; T: Thuế ròng; S: Tiết kiệm; NH: Ngân hàng; CP: Chính phủ; NN: Nước ngoài; I: Đầu tư; G: Chi tiêu chính phủ; X: Xuất khẩu.

Dựa theo đồ thị ta thấy ở cung dưới rò rỉ khỏi dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô theo 3 nguồn:

Một là, tiết kiệm của dân cư (S). Tiết kiệm này chủ yếu chảy vào ngân hàng và ngân hàng bằng nghiệp vụ của mình cung cấp tín dụng cho đầu tư (I) là chủ yếu. Đầu tư lại mua sắm các yếu tố cho sản xuất và cuối cùng lại trở lại vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô.

Hai là, thuế ròng (T). Thu nhập của dân cư còn phải đóng thuế cho nhà nước (Tax) và được nhận lại qua trợ cấp (TR), còn lại là thuế ròng (T = Tax - TR). Thuế ròng chảy vào ngân quỹ của nhà nước và từ đó tài trợ cho chi tiêu của nhà nước (G). Sự chi tiêu này cuối cùng trở lại dòng hàng hóa và dịch vụ.

Ba là, thu nhập của dân cư chi vào các hàng hóa nhập khẩu (IM). Dòng chi tiêu này vào túi của người nước ngoài và được trở lại dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô dưới hình thức các khoản thu từ xuất khẩu (X).

Theo nguyên tắc đi tới xu thế cân bằng, thì tổng rò rỉ (S + T + IM) phải bằng tổng bổ sung vào dòng luân chuyển của nền kinh tế (I + G + X). Từ đó ta có đồng nhất thức toàn phần sau:

S + T + IM ≡ I + G + X

Chuyển vế để hình thành đồng nhất thức thể hiện 3 khu vực cơ bản của nền kinh tế: Khu vực nhà nước, tư nhân và kinh tế đối ngoại như sau:

(T - G) ≡ (I - S) + (X - IM)

Đồng nhất thức này chỉ mối liên hệ vận động về lượng giữa các khu vực trong nền kinh tế. Mối liên hệ này phản ánh sự phản ánh (biến đổi) của các khu vực kinh tế khác khi một khu vực kinh tế do nguyên nhân nào đó dẫn đến bị mất cân đối. Có một số trường hợp mất cân đối giữa các khu vực của nền kinh tế như sau:

- Nếu khu vực kinh tế đối ngoại cân đối (X = IM). Trong trường hợp thâm hụt ngân sách nhà nước (G > T) thì ở khu vực tư nhân sẽ xuất hiện hiện tượng tiết kiệm lớn hơn đầu tư (S > I).

- Nếu khu vực tư nhân cân đối (S = I), trong khi mất cân đối khu vực kinh tế đối ngoại (IM > X) thì ngân sách chính phủ bị thâm hụt (G > T). Đây là trạng thái thâm hụt kép.

Để khắc phục sự mất cân đối này, có thể áp dụng các giải pháp sau:

Trong trường hợp S > I thì cần phải áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng trong hệ thống các chính sách của kinh tế vĩ mô.

ChÝnh s¸ch tiÒn tÖ më réng cã 2 c«ng cô lµ møc cung tiÒn vµ l•i suÊt. ChÝnh s¸ch nµy ®­îc ¸p dông trong nÒn kinh tÕ suy tho¸i b»ng c¸ch t¨ng møc cung tiÒn ®Ó gi¶m l•i suÊt (i) vµ t¸c ®éng tíi tæng cÇu AD nh­ sau:

- T¨ng møc cung tiÒn, gi¶m l•i suÊt sÏ khiÕn cho d©n c­ vµ c¸c doanh nghiÖp b¾t ®Çu sö dông kho¶n tiÒn tÝch tr÷ cña m×nh ®Ó ®Çu t­ cho tiªu dïng c¸c nhu cÇu c¸ nh©n vµ nhu cÇu x• héi do ®ã, tiªu dïng C t¨ng lªn.

- Gi¶m l•i suÊt khiÕn cho chi phÝ ®Çu vµo s¶n xuÊt thÊp, lîi nhuËn cao, c¸c doanh nghiÖp t¨ng ®Çu t­ ®Ó më réng s¶n xuÊt.

- L•i suÊt gi¶m dÉn ®Õn chi phÝ s¶n xuÊt cña c¸c doanh nghiÖp gi¶m, hä më réng s¶n xuÊt vµ søc c¹nh tranh hµng ho¸ t¨ng lªn, do ®ã xuÊt khÈu t¨ng.

Do đó sẽ dần khắc phục được tình trạng mất cân đối trên.

Mặt khác, trong trường hợp G > T thì cần áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách do sự mất cân đối của khu vực kinh tế đối ngoại.

Chính sách tài khóa ngược chiều có 2 công cụ là thuế và chi tiêu, được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế bị suy thoái bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu.

Từ công thức thu chi của chính phủ B = T - G

Ngân sách đang thâm hụt là: B < 0 (G > T)

Khi nhà nước giảm thuế dẫn đến tiêu dùng trong xã hội tăng lên, chi phí đầu tư giảm, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên, làm cho đầu tư tăng lên, tác động vào tổng cầu AD.

Tăng chi tiêu của chính phủ làm mở rộng tiêu dùng XH, mở rộng các công trình công cộng, trợ cấp XH, phúc lợi XH, mở rộng bộ máy làm việc của chính phủ.

Giảm thuế dẫn đến chi phí xuất khẩu hàng hóa giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa giảm và làm cho xuất khẩu tăng lên, tác động tới tổng cầu AD.

Như vậy, 4 yếu tố của tổng cầu tăng lên, làm cho tổng cầu tăng lên, lúc này sản lượng sẽ tăng theo số nhân trong khi tỷ lệ thuế không đổi dẫn đến lượng thuế thu về (T) sẽ tăng lên, tự động làm cho ngân sách đi tới thăng bằng.

Câu 1

Trả lời:

Theo quan điểm của KT chính trị thì tiền là một hình thức giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữ những người sản xuất hàng hoá.

Theo C. Mác, tiền tệ có 5 chức năng: - thước đo giá trị;

- phương tiện lưu thông;

- phương tiện thanh toán;

- phương tiện dự trữ;

- tiền tệ thế gới

Tuy nhiên, dưới góc độ của kinh tế học vĩ mô thì " tiền tệ là một lượng tài sản có thể sử dụng ngay để điều hành các giao dịch" và tiền tệ có 3 chức năng cơ bản:

- phương tiện trao đổi

- phương tiện dự trữ giá trị

- phương tiện hạch toán

* So sánh:

Giống nhau:

- Cùng là những phương tiện để trao đổi, lưu thông, dự trữ và thanh toán trong quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa.

Khác nhau:

- Tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông (hay phương thức trao đổi): với chức năng này, tiền dùng trong giao dịch, mua bán hàng hoá, làm môi giới trong qúa trình trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất

+ Dưới góc độ của Kinh tế chính trị: Tiền tệ là một hàng hóa, đóng vai trò là vật trung gian để trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lưu thông hàng hóa.

+ Dưới góc độ của KT vĩ mô: Tiền tệ là một tài sản đóng vai trò là công cụ để trao đổi hàng hóa trong quá trình lưu thông từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng.

- Tiền tệ làm chức năng phương tiện dự trữ giá trị: khi tiền thực hiện chức năng này thì tức là tiền đã được rút khỏi lưu thông.

+ Dưới góc độ của kinh tế chính trị: tiền đưa vào cất trữ phải có đủ giá trị, tức phải là tiền, vàng, chức năng này làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết trong lưu thông.

+ Còn theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô: tiền là một loại tài sản tài chính. Khi tiền tệ làm phương thức dự trữ giá trị, tức là tiền từ thu nhập của quá khứ để chi tiêu hiện tại hoặc tiền hiện tại để chi tiêu tương lai. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tích luỹ để mở rộng sản xuất, dân cư tích luỹ để tăng tài chính hoặc tăng chi tiêu vào những hàng hoá có giá trị lớn hơn.

- Chức năng đơn vị hạch toán ( kinh tế vĩ mô)/ chức năng thước đo giá trị ( kinh tế chính trị)

+ Dưới góc độ của KT chính trị: tiền tệ là thước đo giá trị, tức là tiền cung cấp 1 đơn vị tiêu chuẩn của giá trị dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau

+ Còn dưới góc độ của KT vĩ mô: ngoài việc là một thước đo giá trị như tiền tệ theo quan điểm của KT chính trị, khi làm chức năng đơn vị hạch toán, tiền còn dùng để so sánh lợi ích và chi phí của các phương án kinh tế, tiền còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh doanh từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, chức năng tiền tệ thường không phải là chức năng cơ bản của tiền tệ.

Câu 2: Hãy cho biết sự tạo tiền gửi ngân hàng từ các khoản tiền gửi của khách hàng trong các ngân hàng thương mại và cho biết khối lượng tiền mặt trong lưu thông có tăng lên không? Hãy chứng minh.

Ngân hàng thương mại là 1 cơ cấu tài chính trung gian, có chức năng kinh doanh tiền tệ thông qua 3 chức năng kỹ thuật sau:

- nợ (đi vay)

- có (cho vay)

- thanh toán cho xã hội.

Trên cơ sở 3 nghiệp vụ đó và mối liên hệ chặt chẽ, tuỳ thuộc vào ngân hàng trung ương mà các ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền gửi ngân hàng từ các khoản tiền gửi của khách hàng.

- Quá trình "tạo ra tiền" là sự mở

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net