I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1) Bối cảnh thế giới

- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đẩy mạnh quá trình xâm chiếm, nô dịch các nước thuộc địa  các mâu thuẫn sâu sắc, các phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, đưa lại ý nghĩa sâu sắc với nước Nga và thế giới: mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Bối cảnh trong nước

- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành "một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác". Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu phong kiến. Tuyên truyền tư tưởng «khai hóa văn minh» của nước «đại pháp»

Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt

Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Mâu thuẫn dân tộc và Mâu thuẫn giai cấp(đối lạp nhau về mặt lợi ích)(tư sản và vô sản, địa chủ với nd, địa chủ với đại địa chủ vs nhau) rất nhiều và chằng chịt

Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng.

3. Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.

a. Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến:

Phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đứng đầu (1885-1896), nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra sôi nổi rộng khắp và thể hiện tinh thần quật cường chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân khi triều đình phong kiến đã đầu hàng. Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp 1 cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nên cuộc khởi nghĩa của Phan đình Phùng thất bại năm 1896 là lúc chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước Việt Nam.

Phong trào tự phát của nông dân Yên Thế (1897-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, đây là cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân Việt Nam kéo dài gần 30 năm, ghi mốc son trong lịch sử đấu tranh chống TD Pháp. Sự bền bỉ, ngoan cường của phong trào thể hiện sức mạnh to lớn của nông dân nhưng phong trào vẫn mang nặng "cốt cách phong kiến" không có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất tạo thành 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nên cuối cùng cũng bị TD Pháp đàn áp.

b. Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản: Xu hướng vũ trang bạo động và Phan Bội Châu; Xu hướng cải cách và Phan Châu Trinh; Phong trào quốc gia cải lương (1919-1923); Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926); Phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1926-1929)

Tiêu biểu là xu hướng bạo động do Phan Bội Châu (1867-1940) tổ chức, lãnh đạo và xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh (1872-1926) đề xướng.

Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội (chủ trương xây dựng chế độ quân chủ lập hiến như ở Nhật, tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật học tập. Năm 1912 lập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội với tôn chỉ là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam. Nhưng chương trình, kế hoạch hoạt động của hội lại thiếu tôn chỉ rõ ràng. Khi Phan bội Châu bị bắt thì ảnh hưởng của tổ chức này đối với phong trào yêu nước Việt Nam chấm dứt.

Phan Châu Trinh và những người cùng chí hướng muốn giành độc lập dân tộc bằng con đường cải cách đất nước: "chấn dân trí, khai dân trí, hậu dân sinh", bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thực nghiệp. Phan Châu Trinh đã đề nghị nhà nước "bảo hộ" Pháp tiến hành cải cách để cứu nước. PT đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man, giết hại các sĩ phu yêu nước và nhân dân tham gia biểu tình.

Các phong trào yêu nước trên đều biểu dương tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam nhưng hầu hết đều thất bại vì:

+ Các phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến đã thất bại là do không có đường lối đúng đắn vì giai cấp phong kiến, địa chủ đã không còn khả năng dẫn dắt dân tộc thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi.

+ Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản do đường lối chính trị không rõ ràng, nhất là không biết dựa vào quần chúng nhân dân mà chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân nên không tạo sức mạnh tổng hợp, không tạo ra được sự thống nhất cao trong những người lãnh đạo phong trào, chính vì vậy nên khi người lãnh đạo bị bắt thì phong trào cũng tan rã theo.

Thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản đã nói lên 1 sự thật: con đường cứu nước của các phong trào cách mạng Việt Nam đều rơi vào tình trạng bế tắc. Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng vì thiếu một chính Đảng chân chính tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng, thiếu 1 đường lối chính trị đúng đắn, chưa tập hợp được đông đảo quần chúng nhân nhân tham gia cách mạng, chưa có phương pháp cách mạng khoa học ....

Xuất phát từ những thực tế đó đòi hỏi phải có 1 đường lối cách mạng đúng đắn và 1 tổ chức cách mạng có khả năng tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đưa phong trào yêu nước đi đến thắng lợi.

B. NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG

1. Quá trình hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc

1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

1919, tham gia Đảng Xã hội Pháp, Thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp gửi Bản yêu sách của Nhân dân An Nam ( gồm 8 điều đòi tự do cho nhân dân An Nam)

1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. 12/1920: Tán thành Quốc tế III, tham gia thành lập ĐCS Pháp.

=> Bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin

2. Chuẩn bị về tư tưởng

+ Về tư tưởng: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam thông qua những bài đăng trên các báo người cùng khổ, nhân đạo ... Đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong đó đã vạch rõ âm mưu,thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới vỏ bọc "khai hoá văn minh",từ đó đã khơi dậy lòng yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp xâm lược.

3. Chuẩn bị về chính trị

+Về chính trị: Năm 1927 Bộ truyên truyền của hội các dân tộc thuộc địa bị áp bức xuất bản Tác phẩm Đường cách mệnh,nó thể hiện đường lối cách mạng,đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị:

1, Xác định rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên CNXH.

2, Mục tiêu cách mạng là đem lại độc lập tự do, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân.

3,Về lực lượng cách mạng, người nhấn mạnh cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải của một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân.

4, Lãnh đạo cách mạng:do Đảng lãnh đạo và để cách mạng thành công thì Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin(Đảng có vững,cách mạng mới thành công,cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin).

5, về đoàn kết quốc tế,Nguyễn ái Quốc khẳng định:cách mạng Việt Nam là một bộ phận trong cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của cách mạng Việt Nam.

6, Về phương pháp cách mạng: Phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích của cách mạng,biết đồng tâm hiệp lực,làm cách mạng phải biết cách làm,phải có"Mưu chước"thì mới đảm bảo thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân ...

4. Chuẩn bị về tổ chức

+Về xây dựng tổ chức cách mạng:tháng 11/1924 Bác về Quảng Châu và đến tháng 6/1925,người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Mục đích của hội: làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới; sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập chính phủ nhân dân; mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân tiến lên xây dựng CNCS; thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản các nước,với phong trào cách mạng thế giới.

Đào tạo cán bộ:Từ 1925-1927, Hội cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam; xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế.

Năm 1928, với chủ trương"Vô sản hoá", đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên ưu tú gửi đi học tại đại học Phương Đông(Liên Xô)và trường lục quân Hoàng Phổ(Trung Quốc)để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

C. THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1. Các tổ chức Cộng sản ra đời

a, Hoàn cảnh lịch sử:

- Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo .

- Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.

b, Đông dương Cộng Sản Đảng:

- Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng - Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản.

- Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

c, An Nam Cộng Sản Đảng:

- Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc và Trung kỳ.

- Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.

d, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn:

- Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

e, Ý nghĩa ra đời của các tổ chức cộng sản

- Khẳng định bước phát triển về chất của phong trào cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam

- 3 tổ chức cộng sản ở 3 miền đề tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản, đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, hoạt động riêng rẽ sẽ không tránh khỏi tình trạng phân tán về lực lượng và sức mạnh, thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước

- Thúc đẩy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lên cao, nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc trở nên bức thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

a) Hoàn cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm, đại biểu tham dự

a) - Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thế giới: dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản một số các đảng cộng sản trên thế giới ra đời.

+ Trong nước: các tổ chức đảng hoạt động sôi nổi nhưng riêng rẽ sẽ không tránh khỏi tình trạng phân tán về lực lượng và sức mạnh, thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước

Ngày 23 - 12 - 1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất tại Việt Nam

b) - Thời gian, địa điểm:

Hội nghị thành lập Đảng diễn ra từ 6 - 1 đến 7 - 2 - 1930, tại Cửu Long, Hồng Kong

- Người chủ trì: theo sát tình hình trong nước và quốc tế, Nguyễn Ái Quốc chủ động từ Xiêm đến Trung Quốc (23 - 12 - 1929) chuẩn bị và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng

-Thành phần hội nghị: gồm một đại biểu Quốc tế Cộng sản,hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng,hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.

c)- Nội dung hội nghị

Thông qua chương trình nghị sự của Hội nghị và thảo luận để thống nhất về 5 điểm lớn

Thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng

Hội nghị chủ trương các đại biểu về nước phải tổ chức một Trung ương lâm thời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Chủ trương xây dựng các tổ chức công hội, nông hội, cứu tế, tổ chức phản đế, xuất bản một tạp chí lý luận và 3 tờ báo truyên truyền của Đảng

d)- Ý nghĩa

- Hội nghị thành lập Đảng có tầm vóc như một Đại hội thành lập Đảng.

- Hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một chính Đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đã thông qua Cương lĩnh cách mạng đầu tiên. Nội dung Cương lĩnh phác họa con đường cách mạng Việt Nam để chỉ dẫn sự nghiệp cách mạng.

1.3.3. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930)

e) Xuất xứ tác phẩm

Trong các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng có 2 văn kiện là: : Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh về đường hướng phát triển và những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Hai văn kiện trên là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

3. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: Đảng "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".

- Nhiệm vụ cách mạng:

+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước nhà hoàn toàn độc lập, thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.

+ Về kinh tế: tịch thu sản nghiệp của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày...

+ Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông...

- Lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào các hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ.

- Phương pháp cách mạng: Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp

- Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Trong khi thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đồng thời phải tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

- Xác định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng

4. Ý nghĩa lịch sử

- Phản ánh các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam; thể hiện bản lĩnh chính trị độclập, tự chủ, sáng tạo trong việc xác định, đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX

- Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là độc lập, tự do đi lên chủ nghĩa xã hội. Là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, đoàn kết tất thảy các lực lượng trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

- Xác định đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, xác định phương pháp CM, nhiệm vụ CM, lực lượng CM để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đề ra

D. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc trong con đường cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Đó là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#lsd