6. Cơ cấu bữa ăn và đặc trưng bữa ăn của người Việt?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Cơ cấu bữa ăn và đặc trưng bữa ăn của người Việt?

* Hiển nhiên để duy trì sự sống ăn luôn là việc quan trọng số 1 tuy nhiên quan niệm của con người về chuyện này thì ko phải ai cũng giống ai, có những dân tộc coi ăn là chuyện tầm thường ko đáng nói nhưng người Việt Nam nông nghiệp luôn quan niệm : "Có thực mới vực được đạo". Nó còn quan trọng đến mức Trời cũng ko dám xâm phạm " Trời đánh tránh miếng ăn" . Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm hàng đầu như: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn tiêu, ăn cắp, ăn trộm...

Ăn uống là văn hóa chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên cho nên ko có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục như phương tây , bắc trung hoa thiên về ăn thịt, còn bữa ăn của người Việt luôn mang đậm dấu ấn truyền thống nông nghiệp lúa nước.

+. Tục ngữ có câu:

" Người sống về gạo

Cá bạo về nước

Cơm tẻ mẹ ruột "

Hay:            

   "Đói thì thèm thịt thèm xôi

Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường "

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi " bữa ăn là bữa cơm" coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp (em xinh là xinh như cây lúa).

+ Trong bữa ăn của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến " Rau Quả " nằm ở 1 trong những trung tâm trồng trọng, Việt Nam có 1 danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng . Đối với người Việt Nam thì " đói ăn rau, đau uống thuốc " là chuyện tất nhiên." Ăn cơm không rau như người già chết ko kèn trống " Hay " Ăn cơm không rau như đánh nhau ko có người đỡ ".

Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn không thể ko nhắc đến 2 món đặc thù là rau muống và dưa cà.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Các loại gia vị đa dạng như: hành , gừng, tỏi , ớt, tiêu, húng, mùi, răm, thì là... cũng ko thể thiếu đc trong bữa ăn của người Việt

+ Đứng thứ 3 trong cơ cấu ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt là các loại thủy sản, sản phẩm của vùng sông nước. Sau " Cơm rau" thì " Cơm cá" đó là món ăn thông dụng nhất " Có cá đổ vạ cho cơm , con cá đánh ngã bát cơm là thế". Từ các loại thủy sản người việt có thể chế ra nhiều loại nước chầm đc biệt như các loại nước mắm, thiếu nước mắm chưa thể thành bữa cơm, cơm nước mắm ko phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà nguyễn từng lấy nc mắm để tiến vua. Từ tiếng việt danh từ " Nước mắm " đã đi vào ngôn ngữ loài người và có mặt trong từ điển bách khoa đông tây.

+ Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt là thịt, phổ biến như thịt gà, lợn, trâu, bò... Đặc sản bình dân như thịt chó và các sơn hào hải vị khác.

* Đồ uống hút

Truyền thống của người Việt có trầu, cau , thuốc lào, nước vối. rượu gạo, chúng đều là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt đông nam á.

+ Ăn Trầu Cau

+ Rượu

+ Cây chè và tục uống chè

•    Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt .

Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt trước hết là cách chế biến đồ ăn, hầu hết các món ăn người Việt đều là sản phẩm pha chế tổng hợp, nói về cách chế biến tổng hợp tục ngữ VN có 1 hình ảnh so sánh thật dí dỏm: " Nấu canh xuông ở chuồng mà nấu ". Cách pha chế tổng hợp ko chỉ cầu kì ở mùi vị món ăn mà còn cầu kì ở các cách chế biền món ăn như: xào, nấu, luộc, sốt vang, rán, tạo nên nét đặc trưng riêng ko chỉ ngon mà còn đẹp.

•    Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.

Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng như ăn chung, hay còn gọi cách khác là bữa ăn gia đình tạo nên nét ấm cúng trong bữa ăn của người Viêt và thú uống rượu cần của người vùng cao là biểu hiện triết lý thâm thúy về tính cộng đồng sống chết có nhau.

Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn uống " Ăn trong nồi ngồi trong hướng". Vì nét truyền thống của người Việt trong bữa ăn là mực thước, tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình trong âm dương nó đòi hỏi " ăn chậm nhai kĩ "

Khi ăn cơm khách 1 mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, mặt khác phải chừa ra 1 ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn. Tục ngữ có câu : Ăn hết bị đòn. ăn còn mất vợ "

Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện qua nồi cơm và chén nước mắm.

•    Tính biện chứng , linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.

* Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn

* Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn : truyền thống sử dụng dụng cụ là đôi đũa, đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt xuất phát từ những thứ ăn những thứ ko thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được ( cơm, cá, nước mắm..)

* Biểu hiện ko kém quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chúng Âm- Dương bao gồm 3 mặt liên quan mật thiết với nhau là: âm dương của thức ăn, sự quân bình âm dương trong cơ thể và sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.

+ Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: hàn ( lạnh ), nhiệt ( nóng ), ôn ( ẩm ), lương ( mát ), bình ( trung tính ).

+ Để tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể ngoài việc ăn các món chế biến có tính đến sự quân bình âm dương người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điểu chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương vì vậy mọi người bị ốm do quá ân cần ăn đồ dương và ngược lại ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất.

+ Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường thì người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu , theo mùa. Ăn theo mùa tức là tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo mùa hay mùa nào thức ấy " Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè..."

+ Tình biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết , phải đúng mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị ( chuối sau, cau trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm..). Thời điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu chất dinh dưỡng ( trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non..)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#nam