de cuong ptudmnm 6 - 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) của máy chủ Email(không dưới 250 từ).

- Máy chủ email là chuyển phát thư điện tử của người gửi đến đích định săn. Những tính năng phức tạp hơn, như gửi nối tiếp(forwarding) và gửi đổi chiều, chặn thư quảng cáo, hay truy ngược địa chỉ....

- cơ chế hoạt động: khi người sử dụng gửi một bức thư, hệ thống sẽ chuyển như này vào một vùng riêng cùng với các thông tin về người gửi, người nhận, địa chỉ máy nhận... Hệ thống sẽ chuyển thư đi bằng một chương trình không đồng bộ. Chương trình gửi thư này sẽ xác định địa chỉ IP máy cần gửi tới, tạo một liên kết với máy đó. Nếu liên kết thành công, chương trình gửi thư sẽ chuyển thư tới vùng spool của máy nhận. Nếu không thể kết nối với máy nhận thì chương trình gửi thư sẽ ghi lại những thư chưa được chuyển và sau đó sẽ thử gửi lại một lần khi nó hoạt động. Khi chương trình gửi thư thấy một thư không gửi được sau một thời gian quá lâu thì nó sẽ trả lại bức thư này cho người gửi.

- Thành phần: 

Mail User Agent: Trình tương tác với người dùng, soạn thảo, gửi hoặc nhận  e-mail

SMTP server: Sử dụng để chuyển e-mail từ người gửi đến Mail Server chứa hộp thư, dùng giao thức SMTP.

POP3/IMAP Server: lưu các thư nhận được vào hệ thống và khi cần người dùng sử dụng chương trình mail client lấy các thư này về máy tính để đọc.

DNS Server: Lưu trữ 1 hoặc nhiều bản ghi MX cho các tên miền, nhằm xác định địa chỉ của hệ thống Mail muốn giao tiếp.

Database Server: Lưu trữ các thông tin về người dùng hệ thống, cung cấp dữ liệu phục vụ cho vấn đề chứng thực người dùng.

Webserver, webmail: Cung cấp giao diện người dùng nền web, người dùng có thể thực hiện các thao tác tương tác với hệ thống qua giao diện này.

Câu 7: Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) về Open SSH (Không dưới 250 từ)

SSH (tiếng Anh: Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết 

nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân 

lớp  TCP/IP. Các công cụ SSH (như là  OpenSSH, PuTTy,...)  cung cấp cho 

người  dùng  cách  thức  để  thiết  lập  kết  nối  mạng  được  mã  hoá  để  tạo  một 

kênh  kết  nối  riêng  tư.  Hơn  nữa  tính  năng  tunneling  (hoặc  còn  gọi  là  port 

forwarding) của các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các 

giao thức khác. Do vậy có thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa 

trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống mạng riêng ảo VPN đơn giản. 

Mỗi khi dữ liệu được gửi bởi một máy tính vào mạng, SSH tự động mã hoá 

nó. Khi dữ liệu được nhận vào, SSH tự động giải mã nó. Kết quả là việc mã 

hoá  được  thực  hiện  trong  suốt:  người  dùng  có  thể  làm  việc  bình  thường, 

không biết rằng việc truyền thông của họ đã được mã hoá an toàn trên mạng

câu 8:Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động,

các thành phần ...) của Open Office (Không dưới 250 từ)

OpenOffice.org là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XML.

OpenOffice.org gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này.

câu 9: Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) của MySQL (Không dưới 250 từ)

MySQL là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng Web có quy mô vừa và nhỏ.Tuy không phải là một cơ sở dữ liệu lớn nhưng chúng cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác các hành động liên quan đến cơ sở dữ liệu.

MySQL là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn được gọi là Relational Database Management System. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ thông dụng hiện nay.

Ngôn ngữ SQL chia làm 4 loại sau:

 DDL (Data Definition Language): Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, dùng để tạo cơ sở dữ liệu, định nghĩa các đối tượng cơ sở dữ liệu như Table, Query, Views hay các đối tượng khác.

 DML (Data Manipulation Language): Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, dùng để thao tác dữ liệu, chẳng hạn như các phát biểu: Select, Inert, Delete, Update, ...

 DCL: (Data Control Language): Ngôn ngữ sử dụng truy cập đối tượng cơ sở dữ liệu, dùng để thay đổi cấu trúc, tạo người dùng, gán quyền chẳng hạn như: Alter, Grant, Revoke, ...

 TCL: (Transaction Control Language): Ngôn sử dụng để khai báo chuyển tác chẳng hạn như: Begin Tran, Rollback, Commit, ... 

Câu 10: Trình bày cấu trúc của hệ điều hành Linux

Nhân (Kernel)

Là trung tâm điều khiển của hệ điều hành Linux chứa các mã nguồn điều khiển hoạt động toàn bộ của hệ thống. Hạt nhân được phát triển không ngừng, thường có hai phiên bản mới nhất, một bản để phát triển và một bản ổn định. Kernel thiết kế theo dạng module, do vậy kích thước thật sự của Kernel rất nhỏ. Chúng chỉ tải được những bộ phận cần thiết lên bộ nhớ, các bộ phận khác sẽ được tải lên nếu có yêu cầu sử dụng. Do đó không sử dụng lãng phí bộ nhớ.

Kernel Linux có thể truy xuất tới toàn bộ tính năng phần cứng của máy tính. Ngoài ra, do yêu cầu của các chương trình cần nhiều bộ nhớ, trong khi hệ thống có ít bộ nhớ, hệ điều hành sử dụng không gian hoán đổi đĩa (Swap pace) để lưu trữ các dữ liệu xử lý của chương trình. bên cạnh đó Linux còn hổ trợ các đặc tính sau:

Shell

Shell cung cấp các tập lệnh cho người dùng thao tác với kernel để thực hiện công việc. Shell đọc các lệnh từ người dùng và xử lý. Ngoài ra Shell còn cung cấp các đặc tính như: chuyển hướng xuất nhập, ngôn ngữ lệnh để tạo các file lệnh tương tự như file.bat trong đó.

Có nhiều loại Shell được dùng trong Linux. Điểm quan trọng để phân biệt các shell với nhau là bộ lệnh của mỗi shell. Ví dụ C shell sử dụng các lệnh tương tự như ngôn ngữ C, Bourne shell thì dùng ngôn ngữ lệnh khác. Shell sử dụng chính trong Linux là GNU Bourne Again Shell. Shell này là shell phát triển từ Bourne shell. Là shell sử dụng chính trong hệ thống Unix, với nhiều tính năng như: điều khiển các tiến trình, các lệnh history, tên file dài …

Có nhiều loại Shell được dùng trong Linux. Điểm quan trọng để phân biệt các shell với nhau là bộ lệnh của mỗi shell. Ví dụ C shell sử dụng các lệnh tương tự như ngôn ngữ C, Bourne shell thì dùng ngôn ngữ lệnh khác. Shell sử dụng chính trong Linux là GNU Bourne Again Shell. Shell này là shell phát triển từ Bourne shell. Là shell sử dụng chính trong hệ thống Unix, với nhiều tính năng như: điều khiển các tiến trình, các lệnh history, tên file dài …

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC