đề thi vật lí lớp 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài tập chương điện học
Bài1:
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó UAB=76V. Dùng một vôn kế có điện trở RV mắc vào hai điểm A, D thì vôn kế chỉ 32,57V. Tìm số chỉ của vôn kế khi mắc vào hai điểm A,C?
Bài2:
Cho một đoạn mạch như hình vẽ
Ro= 0,5 R1= 5 R2= 30 R3= 15 R4= 3 R5= 12 UAB = 48V. Bỏ qua điện trở các ampe kế. Tìm:
Điện trở tương đương RAB.
Số chỉ của các ampe kế A1, A2.
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.
Bài3:
Cho mạch điện, biết R1=20R2=R3=60
Điện trở của ampe kế và dây nối nhỏ không đáng kể. Tính:
Điện trở tương đương của đoạn AB.
Số chỉ của ampe kế A. Biết A1 chỉ 0,5A.
Hiệu điện thế giữa hai đầu A và B.
Bài4:
Cho mạch điện như sơ đồ, biết R1= 6R2= 4R3= 20R4= 15R5= 5R6= 32R7= 12
Tính điện trở tương của toàn mạch điện
Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu A, B là 12V.
Bài5:
Cho mạch điện như hình vẽ, biết R1= 15R2= 9R3= 8R4= 12R5= 4
Xác định điện trở RAB trong hai trường hợp K đóng và K ngắt.
Khi K đóng cường độ dòng điện qua R1 là 1,6A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn AB và cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở.
Bài 6
Cho mạch điện như hình vẽ. UAB=15V, R1= 10R2= 15R3= 3Điện trở các ampe kế không đáng kể. Xác định chiều và cường độ dòng điện qua các ampe kế.


Họ và tên :……………………..
Lớp : 9A

KIỂM TRA 15 PHÚT - ĐỀ 1
NGÀY : / 9/ 2011
I>Chọn câu trả lời đúng nhất :
1.Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ?
Không thay đổi khi hiệu điện thế thay đổi
Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế
Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
Giảm khi tăng hiệu điện thế
2.Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ohm ?
U= I / R
I= U / R
I = R / U
R = U / I
3.Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 và R2 = 80 mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là bao nhiêu ?
0,1A
0,15A
0,45A
0,3A
4.Điện trở tương đương của đoạn mach gồm hai điện trở R1 = 4 và R2 = 12 mắc song song có giá trị nào dưới đây?
16
48
0,33
3
5.Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2A. Để cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 1A, thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó là :
24V
12V
6V
3V
II. Bài tập :
Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 10 ,R2 = 15 ,R3 = 25 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 75V
Tính điện trở tương đương của mạch
Tính cường độ dòng điện qua mạch
Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

Họ và tên :……………………..
Lớp : 9A

KIỂM TRA 15 PHÚT - ĐỀ 2
NGÀY : / 9/ 2011
I>Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn :
1.Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ohm ?
U= I / R
I= U / R
I = R / U
R = U / I
2.Điện trở tương đương của đoạn mach gồm hai điện trở R1 = 4 và R2 = 12 mắc song song có giá trị nào dưới đây?
16
48
0,33
3
3.Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 và R2 = 80 mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là bao nhiêu ?
0,1A
0,15A
0,45A
0,3A
4.Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2A. Để cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 1A, thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó là :
24V
12V
6V
3V
5.Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ?
Không thay đổi khi hiệu điện thế thay đổi
Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế
Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
Giảm khi tăng hiệu điện thế
II. Bài tập :
Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 10 ,R2 = 15 ,R3 = 25 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 75V
Tính điện trở tương đương của mạch
Tính cường độ dòng điện qua mạch
Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Vật lý lớp 9
Đề 1

Câu 1: (3 điểm)
Viết biểu thức và chứng minh mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua điện trở và điện trở trong đoạn mạch mắc song song?
Câu 2: (6 điểm)
Cho đoạn mạch như hình vẽ, biết các điện trở có giá trị lần lượt là
𝑅
1=8Ω,
𝑅
2=4Ω, vôn kế có điện trở rất lớn. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có giá trị 24 V.
Xác định cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch?
Xác định số chỉ của vôn kế?
Thay vôn kế bằng một điện trở
𝑅
3=4Ω,
hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở
𝑅
2?
Câu 3: (1 điểm)
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 110V, cường độ dòng điện định mức của bóng đèn thứ nhất là 2A và của bóng đèn thứ hai là 1A. Hỏi hai bóng đèn có thể mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?




SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Vật lý lớp 9
Đề 2

Câu 1: (3 điểm)
Viết biểu thức và chứng minh mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu điện trở và điện trở trong đoạn mạch mắc nối tiếp?
Câu 2: (6 điểm)
Cho đoạn mạch như hình vẽ, biết các điện trở có giá trị lần lượt là
𝑅
1=4Ω,
𝑅
2=8Ω, vôn kế có điện trở rất lớn. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có giá trị 24 V.
Xác định cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch?
Xác định số chỉ của vôn kế?
Thay vôn kế bằng một điện trở
𝑅
3=8Ω,
hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở
𝑅
3?
Câu 3: (1 điểm)
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 110V, cường độ dòng điện định mức của bóng đèn thứ nhất là 2A và của bóng đèn thứ hai là 1A. Hỏi hai bóng đèn có thể mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Vật lý lớp 9
Đề 3

Câu 1: (3 điểm)
Viết biểu thức và chứng minh điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc song song?
Câu 2: (6 điểm)
Cho đoạn mạch như hình vẽ, biết các điện trở có giá trị lần lượt là
𝑅
1=8Ω,
𝑅
2=5Ω, ampe kế có điện trở rất nhỏ. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có giá trị 24 V.
Xác định số chỉ của ampe kế?
Thay vôn kế bằng một điện trở
𝑅
3=12Ω,
hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở?
Câu 3: (1 điểm)
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 110V, cường độ dòng điện định mức của bóng đèn thứ nhất là 2A và của bóng đèn thứ hai là 1A. Hỏi hai bóng đèn có thể mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?





SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Vật lý lớp 9
Đề 4

Câu 1: (3 điểm)
Viết biểu thức và chứng minh điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc nối tiếp?
Câu 2: (6 điểm)
Cho đoạn mạch như hình vẽ, biết các điện trở có giá trị lần lượt là
𝑅
1=4Ω,
𝑅
2=12Ω, , vôn kế có điện trở rất lớn. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có giá trị 24 V.
Xác định số chỉ của Ampe kế?
Thay ampe kế bằng một điện trở
𝑅
3=5Ω,
hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở
𝑅
1?
Câu 3: (1 điểm)
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 110V, cường độ dòng điện định mức của bóng đèn thứ nhất là 2A và của bóng đèn thứ hai là 1A. Hỏi hai bóng đèn có thể mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN TPHCM NĂM 2011-2012 Bài 1: Cho mạch điện có {[R1 nt R3] // R2} nt R4 R1 = 3, R2 = R4 = 12. Một nguồn có hiệu điện thế U = 18V không đổi được nối vào hai đầu A,B của một mạch điện. a) Biết R3 = 3, tìm cđdđ qua R3 b) Biết cđdđ qua R3 là I3 = 0.5A. Tìm R3. Bài 2: Cho mạch điện gồm điện trở R1 mắc nt với biến trở R2. Mạch được nối với một nguồn điện có hđt U ko đổi. Biết khi R2 có giá trị 2 hoặc 8 thì công suất tiêu thụ của R2 là như nhau và bằng 8W a) Tìm R1. b) Tìm R2 để công suất tiêu thụ của R2 là lớn nhất và tính công suất lớn nhất này. Bài 3: Một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Một vật sáng AB có dạng mũi tên đc đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính. Một màn ảnh đặt vuông góc với trục chính sau thấu kính. Cho biết ảnh A'B' của AB hiện rõ trên màn và cao 4cm. Sau đó dời vật ra xa thấu kính thêm 40 cm. Khi này ảnh trên màn cao 8cm. a) Hãy cho biết thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì và giải thích tại sao. b) Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh trên màn của vật AB qua thấu kính. Sử dụng phép vẽ và các phép tính hình học, tìm độ cao của vật AB và khoảng cách từ vật đến thấu kính trước khi di chuyển. Bài 4: Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng M0, nhiệt dung riêng c0, nhiệt dộ ban đầu t0 = 29oC. Người ta đổ vào bình một lượng nước có khối lượng M1 = M0, nhiệt độ t1 = 49oC. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t=39oC. Cho rằng ko có sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường xung quanh. a) Tìm c0 b) Người ta tiếp tục bỏ vào bình nhiệt lượng kế một khối kim loại có khối lượng M=M1 đã đc nung nóng đến nhiệt độ t2 = 100oC. Khối kim loại là một hợp kim gồm hai kim loại là sắt và đồng, nhiệt dung riêng của đồng là c2 = 400 J/Kg.K, của sắt là c3 = 500 J/Kg.K. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t'=44.6oC. Tìm tỉ số khối lượng của đồng và sắt trong khối kim loại. Bài 5: Hai vận động viên xe đạp tập luyện chạy vòng quanh công viên. Họ khởi hành cùng lúc tại cùng 1 nơi và chuyển động cùng chiều nhau với các vận tốc lần lượt là v1, v2 ko đổi (v1 < v2). Chu vi của công viên là l = 900m. Sau thời gian chuyễn động t = 10 phút thì vận động viên thứ hai vượt qua vận động viên thứ nhất lần đầu tiên. Nơi hai ng gặp nhau lần đầu tiên cũng ở đúng ngay tại vị trí khởi hành. Cho 6 < v1 < 9 (m/s) a) Tính v1, v2 và cho biết khi gặp lại nhau lần đầu tiên, mỗi vận động viên đã chạy đc bao nhiêu vòng quanh công viên? b) Nếu hai người khởi hành cùng lúc tại cùng một nơi nhưng chuyển động ngược chiều nhau cũng với các vận tốc v1, v2 như trên thì sau khi khởi hành một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu, hai ng gặp nhau ở đúng tại nơi khởi hàn Bài tập nhiệt học
Bài 1: Để đun sôi một nồi nhôm có khối lượng 500g đựng 10 lít rượu ở 300C, người ta cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 1800kJ. Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của rượu và nhôm lần lượt là 2500J/kgK và 880J/kgK. Khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3, nhiệt độ sôi của rượu là 800C.
Bài 2: Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa m1 kg nước ở nhiệt độ ban đầu t1, bình thứ hai chứa m2 kg rượu ở nhiệt độ ban đầu t2. Ta đổ toàn bộ nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai thì nhiệt độ sau khi cân bằng nhiệt của hỗn hợp là 49,50C. Tính nhiệt độ ban đầu của nước và rượu. Biết m1 = m2, t2 = t1 và nhiệt lượng hao phí tỏa ra môi trường xung quanh bằng nhiệt lượng của vật tạo ra.
Bài 3: Một nhiệt lượng kế có chứa 1kg nước ở 250C. Người ta thả vào đó một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng 900g đã được đun nóng tới 800C. Nhiệt độ sau khi cân bằng nhiệt là 300C. Tính khối lượng của nhôm và thiếc có trong hỗn hợp. Biết cnước = 4200J/kgK; cnhôm = 880 J/kgK; cthiếc = 230 J/kgK.
Bài 4: Hai bình nước giống nhau chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = t1. Sau khi trộn lẫn với nhau và có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 250C. Bỏ qua nhiệt lượng do môi trường ngoài và các bình hấp thụ. Hỏi nhiệt độ t1, t2 của mỗi bình ban đầu là bao nhiêu?
Bài 5: Người ta thả một cục sắt có khối lượng 200g ở 1000C vào một xô nước chứa 4 kg nước ở nhiệt độ 300C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi có cân bằng nhiệt. Cho biết cnước = 4200J/kgK; csắt = 460 J/kgK. Nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh bằng 10% nhiệt lượng do sắt tỏa ra.
Bài 6: Có hai bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 800C, bình thứ hai chứa m2 = 1kg nước ở t2 = 200C. Nếu trút m kg nước từ bình 1 sang bình 2 và để bình 2 có nhiệt độ ổn định t3, rồi lại trút m kg nước từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng của bình 1 lúc này là t4 =750C. Tính nhiệt độ cân bằng t3 và khối lượng m đã trút ở mỗi lần.
Bài 7: Đổ một lượng chất lỏng ở nhiệt độ 250C vào 40g nước ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng là 400C, khối lượng hỗn hợp là 160g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK .
Bài 8: Ba bình đựng ba chất lỏng khác nhau và không gây tác dụng hóa học với nhau. Nhiệt độ của ba bình lần lượt là t1=300C, t2 = 100C, t3 = 450C. Nếu đổ một nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12 = 150C. Còn nếu đổ một nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 3 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t13 = 350C. Hỏi nếu đổ cả ba chất lỏng vào một bình thì nhiệt độ của hỗn hợp của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

KIỂM TRA
1 Hai dây dẫn bằng đồng, chiều dài dây thứ nhất bằng hai lần chiều dài dây thứ hai và tiết diện của dây thứ nhất bằng 4 lần tiết diện dây thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này?
A. R1 = 2R2 B. R1 = 4R2 C. R2 = 2R1 D. R2 = 4R1
2. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 10( và R2 = 20( mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:
A. 0,2A. B. 0,3A. C. 0,4A. D. 0,6A.
3. Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết dây điện trở của ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6(.m, tiết diện 2mm2. Chiều dài của dây điện trở trên là:
A. 200m. B. 220m. C. 250m. D. 280m.
4. Một dây dẫn có điện trở 40( chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
A. 6,25V. B. 100V. C. 10V. D. 16V.
5. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi hai lần thì điện trở của dây dẫn:
A. tăng gấp 6 lần. B tăng gấp 3 lần. B. giảm đi 6 lần. D. giảm đi 3 lần.
6. Cho điện trở R1 = 30( chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 60( chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là:
A. 24V. B. 18V. C. 54V. D. 36V.
7. Một dây bằng đồng có tiết diện đều và bằng 2mm2, có điện trở 1,7(. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8(.m. Chiều dài của dây là:
A. 100m. B. 200m. C. 1000m. D. 2000m.
8. Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 2(; R1 = 6(; R1 = 8( mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song là U = 24V. Cường độ dòng điện qua mạch chính có giá trị là:
A. 19A. B. 12A. C. 6A. D. 18A.
9. Cho điện trở R = 15(. Khi mắc điện trở này vào hai điểm có hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là:
A. 9A. B. 2,5A. C. 4A. D. 0,4A.
10. Cho 2 điện trở R1 = 30(; R2 = 60( được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 2(. B. 20(. C. 90(. D. 180(.
11. Nếu tăng đường kính của dây dẫn lên 3 lần thì điện trở của dây dẫn:
A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. giảm đi 9 lần. D. tăng lên 9 lần.
12. Hai điện trở R1 = 10(; R1 = 20(; R1 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A, còn R2 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A. Có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu?
A. 10V. B. 15V. C. 30V. D. 40V.
13. Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8(.m. Muốn có một sợi dây nhôm dài 800m, điện trở 5( thì đường kính tiết diện của dây nhôm phải là:
A. 1,39mm. B. 2,39mm. C. 3,39mm. D. 4,39mm.



14. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 1.18). Biết: R1 = 6(; R2 = 30(; R3 = 15( Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V. Hãy tính:
a) Điện trở tương đương của mạch?
b) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
c) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net