ĐỀ w ôn văn lop9(có gợi ý)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*CÁC PHÉP TU TỪ

Các biện pháp tu từ

I. Hệ thống lý thuyết

1- So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

2. Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Các kiểu nhân hoá thường gặp là:

+ Dùng những từ ngữ gọi người để gọi vật. ( Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!)

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. ( Kiến hành quân đầy đường)

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người( Trâu ơi ta bảo...)

3. dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp :

- dụ hình thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có điểm nào đó tương đồng với nhau vê hình thức:

VD: Ông trời 

Mặc áo giáp đen 

Ra trận

Muôn nghìn cây mía 

Múa gươm...

Trong đoạn trích trên có hai ẩn dụ:

- áo giáp đen: chỉ mây đen (giống nhau đều có màu đen)

- gươm chỉ lá mía (có hình thức bên ngoài giống như thanh gươm)

- dụ phẩm chất: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất

VD: Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh 

- ở VD này: ẩn dụ (cánh bèo lênh đênh) là ẩn dụ phẩm chất dùng để chỉ những kiếp đời nhỏ nhoi, đau khổ, không biết trôi dạt về đâu, sống chết ra sao trước sóng gió của cuộc đời.

- dụ cách thức:đó là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động khi giữa chúng có những nét tương đồng nào đó với nhau.

VD: Cứ như thế hoa học trò thả những cánh sen xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa...

- ẩn dụ 1 là ẩn dụ quen thuộc nên mang tính tượng trưng (còn gọi là phép tượng trưng). Hoa học trò chỉ hoa phượng, một loại hoa quen thuộc gần với tuổi học trò.

- ẩn dụ 2 là ẩn dụ cách thức:

+ Gọi (hoa phượng) thả những cánh sen thay cho cách gọi (hoa phượng) rơi những cánh hoa.

+ Gọi (hoa phượng) mư

*CÁCH VIẾT MỞ BÀI

cách làm mở bài 1. Đúng, trúng và hay Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp” Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp. Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập. “Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…” Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận. Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng. Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc. 3 nguyên tắc làm mở bài Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé: - Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài. - Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài - Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài. Mong rằng 4 phương pháp mở bài gián tiếp cùng những nguyên tắc trên sẽ giúp cho các bạn học sinh không còn gặp tình trạng “không biết bắt đầu từ đâu dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng” như bạn sweetnightmare đã bày tỏ trên diễn đàn của Hocmai.vn. Chúc các bạn thành công trong các bài văn của mình, đặc biệt là mở bài phải đúng và cuốn hút đấy nhé!  LUYỆN THI

*ÔN

Phần I ( 3đ )

Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :

1. Xuất xứ sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều ?

2. Chép lại chính xác bốn câu thơ tả cảnh, bốn câu thơ tả người trong các đoạn trích từ Truyện Kiều ( sách Ngữ văn 9 ) mà em cho là hay nhất.

Phần II ( 7 đ) 

Bằng hiểu biết về Núi với con của Y Phương, em hóy:

1. Viết tiếp 6 câu thơ vào câu sau : Một bước chạm tiếng nói 

2. Cho biết nghệ thuật và nội dung chính của đoạn

3. Phân tích đoạn bằng 10 câu văn ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm ).

Gợi ý :

Phần I ( 3đ )

Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :

1. Xuất xứ, sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều :

* Xuất xứ của tác phẩm

- Truyện Kiều của Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ).

* Sáng tạo của Nguyễn Du để làm nên kiệt tác Truyện Kiều là rất lớn :

- Cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện là tự sự Nguyễn Du đã chuyển sang kể chuyện bằng thơ lục bát

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật :

+ Khắc hoạ tính các nhân vật điển hình bất hủ có sức sống lâu bền và đã trở thành biểu tượng cho một số loại người trong xã hội như Sở Khanh, Tú Bà , Mã Giám Sinh...

+ Diễn tả nội tâm nhân vật : tâm trạng buòn nhớ, cô đơn , lo sợ cho tương lai của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Miêu tả thiên nhiên ( tả cảnh ngụ tình )...: ở Cảnh ngày xuân; bức tranh tả cảnh ngụ tình ở cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

2. Chép lại chính xác bốn câu thơ tả cảnh, bốn câu thơ tả người trong các đoạn trích từ Truyện Kiều ( sách Ngữ văn 9 ) mà em cho là hay nhất.

- Đoạn đầu trong Cảnh ngày xuân; 

- Đoạn tả chân dung Mã Giám Sinh.

Phần II ( 7 đ) 

Bằng hiểu biết về Nói với con của Y Phương, em hãy:

1. Viết tiếp 6 câu thơ vào câu sau :

Một bước chạm tiếng nói 

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nàh ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

2. Nghệ thuật và nội dung chính của đoạn :

* Nội dung chính của đoạn : Tình thương yêu của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con

- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ

- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương

* Nghệ thuật :

- Cách diễn tả độc đáo, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi

- Giọng điệu tha thiết trìu mến thể hiện qua các câu cảm thán ( yêu lắm con ới ! ; thương lám con ơi ), 

- Xây dựng các hình ảnh cụ thể có tính khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ.

3. Phân tích đoạn thơ trong 1 đoạn văn dài 10 câu ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm ).

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : thành phần phụ chú, 1 câu cảm

* Các bước tiến hành

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu

+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Tình thương yêu của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con

+ Các ý cần có :

• Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Tác đã giả gợi ra không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt ngập tràn tình yêu thương và âm thanh tiếng nói cười của con thơ. Từng bước đi, từng tiếng nói của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

• Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua những hình đẹp với các thao tác lao động “đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát ”. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che trở, đã nuôi dưỡng con người về

*ĐỀ #

Đề 19

Phần I : ( 7 điểm ) 

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ. Vậy có nhất thiết phải dùng từ bài thơ không ? Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm ?

2. Chép lại chính xác hai khổ thơ cuối bài và chỉ ra những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đó

3. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được hình tượng người chiến sĩ lái Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm.

Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu qui nạp có độ dài từ 12 đến 15 câu sử dụng một câu chứa lời dẫn trực tiếp và một câu bị động - gạch chân chúng). 

Phần II ( 3đ )

Cho đoạn văn 

“Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối ” .

1. đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào ? Của ai ?

2. Phần văn bản in nghiêng là thành phần nào của câu ? Vì sao nhân vật lại cảm thấy màu hoa “tím thẫm như bóng tối ” ?

3. Trình bày ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm này.

Đáp án 

Đề 19

Phần I : ( 7 điểm ) 

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ. *Vậy có nhất thiết phải dùng từ bài thơ không : nhan đề tác phẩm viết về những người lính lái xe quả cảm trên những ciếc xe không kính của Phạm tiến Duật vẫn cần có hai chữ “bài thơ ” 

- Bởi hai chữ ấy tạo nên một nhan đề dài là 

- Mà còn tạo nên sự tương phản giữa chất thơ với hiện thực trần trụi của chiến tranh từ những chiếc xe biến dạng.

- Thể hiện cách khám hiện thực, phát hiện chất thơ độc đáo của hồn thơ Phạm Tiến Duật. 

* Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm :

( xem phần đáp cho Câu hỏi tự luận của tác phẩm )

2. Chép lại chính xác hai khổ thơ cuối bài và chỉ ra những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đó :

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

* Các biện pháp tu từ :

- Điệp từ, ngữ : Lại đi, lại đi

- Phép tu từ hoán dụ : có một trái tim

- Hình ảnh tượng trưng : trời xanh thêm

3. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được hình tượng người chiến sĩ lái Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm.

Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu qui nạp có độ dài từ 12 đến 15 câu ( sử dụng một câu chứa lời dẫn trực tiếp và một

*Đề 12

Phần I : ( 7 điểm ) 

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo và cho biết xuất xứ của đoạn thơ ?

2. Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.

3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích khổ thơ trên ? ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng 1 câu cảm, 1 câu ghép ; gạch chân các yếu tố đó ).

Phần II ( 3đ ) 

Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy :

1. Giới thiệu về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu ?

2. Kể tên các nhân vật chính trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu ?

ĐÁP ÁN 

Phần I : ( 7 điểm ) 

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo và cho biết xuất xứ của đoạn thơ 

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

- Đoạn thơ trên nằm ở phần thứ hai của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.

2. Chỉ ra nội dung và nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.

* Nội dung chính của đoạn thơ : Khung cảnh của mùa xuân của đất nước

- Một mùa xuân của đất nước đang dựng xây và chiến đấu 

- Một đất nước đang vững vàng đi lên

* Nghệ thuật của đoạn thơ:

- Hình ảnh thơ : 

+ Gần gũi mà nên thơ, gợi cảm : Lộc; nương mạ; người ra đồng

+ Hình ảnh cụ thể : người cầm súng, người ra đồng

- Nghệ thuật so sánh

- Từ láy : hối hả, xôn xao

3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích khổ thơ trên : ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng 1 câu cảm, 1 câu ghép ; gạch chân các yếu tố đó ).

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : câu ghép, 1 câu cảm

* Các bước tiến hành

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu

+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Khung cảnh của mùa xuân của đất nước đang chiến đấu và xựng xây

+ Các ý cần có :

• Một mùa xuân của đất nước đang dựng xây và chiến đấu với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

• Một đất nước với bao con người đang mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước qua hình ảnh “Lộc giắt đầy trên lưng...lộc trải dài nương mạ ”

• Một đất nước đang vững vàng đi lên trong nhịp điệu hối hả và những âm thanh xôn xao được gợi ra từ hình ảnh so sánh kỳ vĩ của thiên “Đất nước như vì sao ”

- Mỗi ý trên triển khai thành 3 câu

- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp :

+ Câu ghép : khẳng định giá trị đoạn thơ đặt ở cuối đoạn văn ( câu có cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng )

+ Câu cảm : bộc lộ cảm xúc của ng

*ĐỀ 13

Phần I : ( 7 điểm ) 

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu

Ta làm con chim hót 

1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên.

2. Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?

3. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết :

Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.

Phần II ( 3đ ) 

Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

- Thế nhà con ở đâu ?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo vag rành rọt :

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm ! 

( Sách Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục )

1. Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào ?

2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu ” ?

3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.

ĐÁP ÁN : ĐỀ 13

Phần I : ( 7 điểm ) 

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu

Ta làm con chim hót 

1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên.

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

2. Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

Mạch cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

- Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống tràn đầy của mùa xuân thiên nhiên.

- Từ đó mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước cụ thể với người cầm súng, người ra đồng, vừa khái quát với “ Đất nước như vì sao- Cứ đi lên phía trước”.

- Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ đựoc nhập vào bản hoà ca của cuộc đời, được dâng mùa xuân nho nhỏ của mình hoà vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.

- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế ( mở đầu và kết thúc bài thơ đều có sự hiện diện của xứ Huế : sắc màu tím biếc, nhịp phách tiền đất Huế ).

3. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết :

Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ :

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net