dia 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thực hành

Tìm hiểu thay đổi kinh tế và phân bố

nông nghiệp của Liên bang nga

I. Nội dung

1. Tìm hiểu sự thay đổi kinh tế của LB Nga.

- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm.

+ Chọn biểu đồ đường.

Nhật bản

Tiết 1

Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí

- Đất nước quần đảo, trong khu vực Đông á, kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với bốn đảo lớn.

- Dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. Trong lịch sử phát triển Nhật không hề bị một đế quốc nào xâm lược, nhưng lại tiếp thu KH-HT muộn hơn so với các nước châu Âu.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi (núi lửa) chạy dọc lãnh thổ; khó khăn cho khai thác lãnh thổ: đất nông nghiệp chỉ chiếm 10% diện tích cả nước.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa; phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt; khả năng để phát triển nhiều nông sản.

- Sông ngòi: Ngắn và dốc; trừ lượng thuỷ năng khoảng 20 triệu kW.

- Khoáng sản: Nghèo nên Nhật Bản gặp khó khăn trong việc phát triển công nghiệp.

II. Dân cư

- Đông dân: Thứ 8 trên thế giới. Tốc độ dân số hàng năm giảm dần (2005 chỉ đạt 0,1%), tỉ lệ người già ngày càng lớn.

- Nhật Bản đầu tư lớn cho giáo dục; người lao động Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao.

Kết luận: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên sẽ gây ra không ít khó khăn cho đất nước... như thiếu lao động trẻ trong tương lai.

III. Tình hình phát triển kinh tế

1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973

- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và có sự phát triển nhảy bọt thần kì.

* Nguyên nhân:

- Chú trọng HĐH, tăng vốn, mua bằng sáng chế làm cho công nghiệp có sức cạnh tranh.

- Tập trung cao độ vào ngành then chốt.

- Duy trì cơ câú kinh tế hai tầng.

2. Tình hình kinh tế từ sau năm 1973

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 1973 đến 1980 do khủng hoảng năng lượng (năm 1980 chỉ số tăng trưởng là 2,6%).

- Từ năm 1986 đến 1990 nền kinh tế có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển nên tốc độ tăng trưởng đạt 5,3%.

-> 1995 đến 2001 nền kinh tế tăng trưởng không ổn định.

Kết luận: Sau năm 1973 nền kinh tế phát triển qua những bước thăng trầm nhưng về cơ bản Nhật Bản vẫn là một nước có tiềm năng kinh tế thứ hai thế giới về kinh tế, KH-KT, tài chính. Năm 2005 Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì. Nhật bản

Tiết 2

Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

I. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

+ Cơ cấu ngành:

- Có đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không thuận lợi về tài nguyên.

- Dựa vào ưu thế về lao động (cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học, thông minh, sáng tạo) và có trình độ khoa học công nghệ hiện đại.

+ Tình hình phát triển:

- Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại, chú trọng một số ngành mũi nhọn, như: xây dựng công trình công cộng, dệt.

- Công nghiệp tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn, không những bảo đảm trang bị máy móc cần thiết cho các nghành trong nền kinh tế Nhật Bản mà còn cung cấp những mặt hàn xuất khẩu quan trọng.

II. Dịch vụ

1. Thương mại

- Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản.

- Tình hình phát triển:

* Chiếm 9,4% kim ngạch XK thế giới.

* Thị trường rộng lớn.

* Đứng đâù thế giới về FDI và ODA.

2. Tài chính.

- Nhật Bản mua cả thế giới bằng tài chính.

III. Nông nghiệp thâm canh, năng suất cao, hướng vào chất lượng.

1. Điều kiện để phát triển nông nghiệp.

- Tự nhiên:

* Đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng.

* Khó khăn: Thiếu đất đai, đang có xu hướng bị thu hẹp.

-> KTXH: CN phát triển mạnh nên có ưu thế để thực hiện hiện đại hoá trong sản xuất, lao động và trình độ khoa học kĩ thuật.

2. Tình hình phát triển

- Cơ cấu: Đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản) và phong phú về sản phẩm.

- Nền nông nghiệp: Thâm canh mang lại năng suất cao.

- Vai trò của NN đang ngày càng giảm.

IV. Vùng kinh tế

Bốn vùng găn với các đảo lớn.

- Nhận xét sự thay đổi GDP của Nga qua các năm:

+ Từ sau năm 2000, GDP cua LB Nga tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2006 tăng hơn 7 lần.

II. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga

Nhật bản

Tiết 3 Thực hành

Phân tích hoạt động kinh tế đối ngoại

của Nhật bản

I. Yêu cầu của bài thực hành

* Phân tích vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản dựa vào tư liệu đã cho.

II. Hướng dẫn

1. Đọc các ô thông tin:

2. Phân tích các bảng số liệu:

B9.5: Cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản.

B9.6: Xuất và nhập khẩu qua môt số năm.

B9.7: Tình hình viện trợ chính phủ (ODA) của Nhật Bản so với một số nước G7.

* Dựa trên cơ sở SGK và một số hiểu biết thực tế về Nhật Bản để làm rõ:

- Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản bao gồm những hoạt động nào?

- Hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có những đặc điểm gì nổi bật?

- Những đặc điểm đó đã có tác động mạnh mẽ như thế nào đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

III. Tiến hành

1. Kinh tế đối ngoại của Nhật bao gồm

- Hoat động thương mại: xuất và nhập khẩu.

- Đầu tư ra nước ngoài, gồm: FDI và ODA.

- Một số hoạt động khác.

2. Đặc điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật:

- Xuất:

* Chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chê biến. Nhưng kim ngạch xuất đang có xu hướng giảm xuống.

* Thị trường mở rộng, nhất là thị trường ở các nước phát triển , tiếp đến là các nước đang phát triển, sau cùng là các nước NIC.

- Nhập: Chủ yếu nhập nguyên liệu công nghiệp. Kim ngạch nhập cũng có xu hướng tăng.

- FDI: Tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước.

- ODA: Tích cực viện trợ để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của Nhật vì thế xuất khẩu của Nhật vào NIC, ASEAN tăng nhanh.

- Các hoạt động khác.

3. Tác động

- Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mạnh.

- Nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thị trường thế giới.

Trung quốc

Tiết 1

Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Đất nước rộng lớn nằm trong khu vực Trung - Đông á, tiếp giáp 13 nước, đường bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam rộng mở ra Thái Bình Dương.

- Thiên nhiên đa dạng và dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.

II. Tự nhiên

* Thiên nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông và Tây lãnh thổ (phần thông tin phản hồi ở phục lục).

III. Dân cư và xã hội

- Đông dân nhất thế giới: chiếm 1/5 dân số TG, gấp hơn 14 lần dân số Việt Nam, 10 lần Nhật Bản.

- Tăng nhanh nhưng từ sau 1975 có xu hướng tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số.

- Dân số tập trung đông ở nông thôn và miền Đông lãnh thổ.

- Dân số trẻ nhưng đang có xu hướng ổn định.

2. Xã hội

- Đầu tư lớn cho giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

- Dân cần cù, sáng tạo, có nền văn minh lâu đời.

** Kết luận chung:

+ Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, nguồn lao động dồi dào - cần cù sáng tạo, tạo khả năng lớn để phát triển nền kinh tế toàn diện.

+ Khó khăn: Đất nước rộng lớn, nhiều vùng khô hạn, lũ lụt, đông dân, phân bố không đồng đều đã làm cho nền kinh tế phát triển không đồng đều, khó khăn giải quyết việc làm...

Trung quốc

Tiết 2

Kinh tế

I. Tình hình chung

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: trung bình đặt trên 8%.

2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: Tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh.

3. Là một nước xuất siêu: Giá trị XK 266 tỉ $, NK 243 tỉ $.

* Đời sống nhân dân được cải thiện: thu nhập đầu người tăng.

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a. Khai thác nguồn lực phát triển công nghiệp

- Thuận lợi để phát triển: Khoáng sản phong phú, nguồn lao động dồi dào, trình độ KH-KT cao.

- Biện pháp thực hiện :

- Tăng cường vốn đầu tư HĐH trang thiết bị của ngành công nghiệp để sản xuất nhiều hàng XK (vốn của nhà nước, vốn TBCN, vay).

- Nhập trang thiết bị hiện đại.

Thay đổi cách quản lí, nhà nước đóng vai trò điều tiết.

- Phát hiện và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp truyền thống.

b. Thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp

- Giai đoạn đầu phát triển công nghiệp truyền thống, hiện nay đầu tư lớn cho công nghiệp hiện đại, như chế tạo máy, điện tử, hoá dầu...

- Sản lượng của các ngành tăng nhanh.

(bảng số liệu)

c. Phân bố

Tập trung chủ yếu ở miền Đông tuy nhiên các ngành CN hiện đại phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam.

2. Nông nghiệp

a. Khai thác nguồn lực phát triển

- Thuận lợi:

- Tự nhiên: Đất đai để sản xuất nông nghiệp không nhiều so với số dân đông (95 triệu ha) nhưng màu mỡ. Khí hậu đa dạng.

- Kinh tế - xã hội: Lao động dồi dào. Chính sách phát triển nông nghiệp (NN) của NN hợp lí nên có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật.

- Biện pháp thực hiện:

- Khuyến khích sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp (sản xuất NN).

- Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.

- Nhà nước giảm thuế, tăng giá nông sản, tổ chức dịch vụ nông nghiệp, vận chuyển thương mại hoá nông phẩm.

- Khuyến khích SX CN nông thôn.

- Đưa khoa học kĩ thuật hiện đại vào SX NN: giống lúa mới, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá.

b. Tăng sản lượng nông phẩm

- Sản lượng nông nghiệp tăng đáng kể và chiếm vị trí cao trên thế giới. Tuy nhiên bình quân đầu người còn thấp.

- Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm:

Nông nghiệp:

+ Trồng trọt chiếm ưu thế.

+ Sản phẩm đa dạng: sản phẩm ôn đới, cận nhiệt.

c. Phân bố

Các sản phẩm chính chủ yếu tập trung ở miền Đông.

III. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam

1. Quan hệ trên nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và sự ổn định lâu dài.

2. Kim ngạch thương mại tăng nhanh. Trung quốc

Tiết 3

Thực hành - tìm hiểu sự thay đổi

trong nền kinh tế trung quốc

I. Yêu cầu của bài thực hành

Bài tập 1: Những thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc.

Dựa vào các bảng số liệu SGK, hãy vẽ biểu đồ, so sánh và nhận xét về:

1/ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

2/ GDP của Trung Quốc và thế giới.

3/ Tổng thu nhập trong nước theo sức mua tương đương bình quân đầu người.

Bài tập 2: Thay đổi trong ngành nông nghiệp.

1. Dựa vào hình 10.4, lập lại bảng ghi tỉ lệ diện tích các loại cây trong năm 1978 và năm 2005.

2. Dựa vào bảng số liệu 10.4 vẽ biểu đồ và nhận xét sản lượng một số nông sản của Trung Quốc.

II. Hướng dẫn

Bước 1: Vẽ biểu đồ

Bài tập 1:

1. Vẽ biểu đồ hình cột

2. Vẽ biểu đồ hình cột chồng theo giá trị %.

3. Vẽ biểu đồ hình cột đơn gộp nhóm (mỗi năm có ba cột biểu hiện của Trung Quốc, Việt Nam và thế giới).

Bài tập 2:

- Vẽ biểu đồ hình cột.

Bước 2:

Nhận xét so sánh.

Bài tập 1:

1/ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

2/ GDP của Trung Quốc và thế giới

3/ Tổng thu nhập trong nước theo sức mua tương đương bình quân đầu người.

Bài tập 2: Nhận xét sản lượng một số nông sản của Trung Quốc.

III. Tiến hành

Bài tập 1:

1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

- Nhìn chung là cao, khá ổn định.

- Từ sau năm 2000 tăng liên tục, đạt trên 8%.

2. GDP của Trung Quốc và thế giới

- GDP tăng nhanh đạt mức cao

- So với thế giới chiếm 4,03% (2004)

3. Tổng thu nhập trong nước theo sức mua tương đương bình quân đâù người.

- Tăng liên tục, ổn định.

- Cao gấp đôi Việt Nam và bằng khoảng 2/3 của thế giới.

Bài tập 2: Nhận xét sản lượng một số nông sản của Trung Quốc.

- Tất cả sản lượng các loại nông sản đều tăng nhanh.

- Trừ mía, các loại đều đứng đâù thế giới về giá trị sản lượng.

Khu vực đông nam á

Tiết 1 Tự nhiên dân cư và xã hội

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía đông nam lục địa á - Âu, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương (TBD) và ấn Độ Dương (AĐD).

Gồm hai bộ phận: bán đảo, đảo và quần đảo.

- Vị trí địa lí - chính trị quan trọng, nơi giao thoa của các nền văn minh lớn, cầu nối giữa TBD và AĐD.

- Lãnh thổ nằm gần như trọn vẹn trong khu vực nọi chí tuyến gió mùa, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên khu vực. Dễ dàng thiết lập mối quan hệ với nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên

1. Đông Nam á lục địa

- Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Núi theo hướng TB-ĐN hoặc B-N. Xen kẽ là các thung lũng sông và các đồng bằng .

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.

2. Giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Đông Nam á biển đảo

- Quần đảo lớn với nhiều đảo lớn nhỏ, có vị trí chuyển tiếp giữa TBD và AĐD, giữa lục địa á - Âu với lục địa úc.

Địa hình chủ yếu là đồi núi (nằm trong vành đai lửa TBD). Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển nhưng rất màu mỡ.

- Khí hậu: nhiệt đời gió mùa (hoặc xích đạo) và khí hậu xích đạo.

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam á.

Thuận lợi: Khí hậu đa dạng, đất đai màu mỡ, biển, giàu rừng, khoáng sản đa dạng.

Khó khăn: Thiên tai nhiều như sóng thần, bão, lũ lụt...

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Đông dân, tăng nhanh, dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, cần cù nhưng trình độ chưa cao.

- Phân bố dân cư không đồng đều

3. Đa dân tộc, đa tôn giáo; có nền văn hoá đa dạng.

Khu vực đông nam á

Tiết 2 kinh tế

I. Cơ cấu kinh tế

- Chuyển dịch từ khu vực nông lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Cụ thể:

+ Tỉ trọng và lao động trong KVI giảm, trong KVII và III tăng.

+ Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau.

+ Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch ở cả ba khu vực.

II. Công nghiệp

- Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại nhằm phục vụ cho xuất khẩu: Tăng cường liên doanh với bên ngoài về KH-KT, vốn, công nghệ.

- Cơ cấu: Đang chú trọng vào các ngành CN hiện đại. Cơ cấu CN gồm các ngành: CN chế biến, CN dầu khí, CN điện, CN khai thác khoáng sản.

- Bình quân đầu người về sản lượng điện còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao...

III. Dịch vụ

- Đang có xu hướng phát triển mạnh dựa trên nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá đa dạng...

- Cơ sở hạ tầng đang từng bước hiện đại hoá. Hệ thống ngân hàng , tín dụng được chú trọng phát triển. Tuy nhiên mức độ phát triển không đồng đều.

- Xuất hiện nhiều ngành mới làm cho lao động trong khu vực dịch vụ tăng khá nhanh.

IV. Nông nghiệp

1. Sản xuất lúa nước

Điều kiện: Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

Tình hình sản xuất: Sản lượng không ngừng tăng (148,6 triệu tấn), Thái Lan và Việt Nam trở thành nước nhất nhì về XK lúa gạo trên thế giới.

Phân bố: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xia.

2. Trồng trọt cây công nghiệp

Điều kiện: Đất phù sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

Tình hình sản xuất: Cây CN đa dạng, cung cấp 75% sản lượng cao su, 20% sản lượng cà phê, 46% sản lượng hồ tiêu cho thế giới.

Phân bố: HS chỉ trên bản đồ KT ĐNá.

3. Chăn nuôi và thuỷ sản

Điều kiện: Đồng cỏ, sản xuất lượng thực phát triển, diện tích mặt nước lớn, lao động dồi dào.

Tình hình sản xuất:

* Chăn nuôi: Cơ cấu đa dạng, số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành chính.

* Thuỷ sản: Ngành truyền thống. Sản lượng tăng liên tục.

* Những nước phát triển mạnh: In-đô-nê-xia, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Khu vực đông nam á

Tiết 3 Hiệp hội các nước đông nam á (asean)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

1. Mục tiêu chính của ASEAN

- Mục tiêu tổng quát: Đoàn két và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều.

- Vì: Trải qua các giai đoạn lịch sử đã có sự mất ổn định do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, và sự thù địch của các nước lớn - cần ổn định để phát triển. Các vấn đề về biển đảo - ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hoà bình.

2. Cơ chế hợp tác của ASEAN

- Cơ chế hợp tác rất phong phú và đa dạng nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đặt ra của ASEA.

- Ví dụ:

* Xây dựng: "Khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA" để tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế.

* Thông qua việc ký kết hiệp ước khai thác tài nguyên biển Đông.

* Tổ chức liên hoan văn hoá ASEAN, thể thao ASEAN - SEAGAME...

III. Những thành tựu của ASEAN

1. Biểu hiện

- Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, GDP đạt 921 tỉ USD (2000) Xuất siêu.

- Về nâng cao mức sống của nhân dân: Bộ mặt cơ sở vật chất, đời sống của các quốc gia có sự thay đổi.

- Về môi trường chính trị: Tạo nên môi trường chính trị hoà bình, ổn định.

III. Những thách thức ở phía trước.

1. Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều

- Cao: Xin-ga-po, Bru-nây.

- Thấp: Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam

2. Tình trạng đói nghèo

- Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân.

- Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ.

3. Các vấn đề xã hội

- Vấn đề môi trường.

Vấn đê tôn giáo, dân tộc.

IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập

1. Vị trí và lợi ích của Việt Nam trong ASEAN

Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2. Thách thức: Việt Nam gia nhập AFTA, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn đòi hỏi Việt Nam phải tỉnh táo. Khu vực đông nam á

Tiết 4 Thực hành

Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của

Đông Nam á

I. Yêu cầu của bài thực hành

* Tìm hiểu về hoạt động du lịch quốc tế ở Đông Nam á.

* Tìm hiểu hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam á.

II. Hướng dẫn

1. Hoạt động du lịch

Dựa vào bảng 11 vẽ biểu đồ hình cột thể hiện: Số khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch của một số khu vực châu á.

- Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/người).

- So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam á với hai khu vực còn lại.

2. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Đông Nam á.

- Dựa vào hình 11.8 nhận xét chênh lệch cán cân thương mại trong giai đoạn 1990-2004 của các quốc gia.

+ Các cân xuất nhập khẩu là chênh lệch giữa giá trị xuất và nhập.

+ Xuất siêu là khi giá trị xuất lớn hơn giá trị nhập, nhập siêu là ngược lại.

III. Tiến hành

1. Sự phát triển của ngành du lịch

- Vẽ biểu đồ hình cột.

- Chi tiêu trung bình: Cao nhất là Đông á, đến Đông Nam á thấp nhất là Tây Nam á.

- So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế: Đông

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dia