2 DLCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi 1: ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản VN?

-Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử CM VN ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM. Đảng ra đời làm cho CM VN trở thành một bộ phận khăng khít của CM thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động VN tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh CM của nhân dân thế giới.     - Đảng ra đời với cương lĩnh chính trị đúng đắn đã khẳng định vai trò thống trị của hệ tư tưởng vô sản, khẳng định rõ vai trò lãnh đạo và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN. Đảng Cộng sản VN ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN trong thời đại mới, HCM viết: Đảng Cộng sản VN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN. Đảng Cộng sản VN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với CM VN.

- Khẳng định phương hướng phát triển tất yếu khách quan của XH VN, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa XH là trung tâm quy tụ mọi lực lượng, mọi tầng lớp XH. Ngay từ ngày mới thành lập; Đảng ta liền giương cao ngọn cờ CM, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc CM phản đế, phản phong.

- Góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc VN, được mở đầu bằng thắng lợi của CM Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước VN Dân chủ Cộng hoà.

               - Đảng ra đời gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của HCM. Nguyễn ái Quốc - HCM, người VN yêu nước tiên tiến đã tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc VN và xu thế của thời đại. Người đã tiếp thu và phát triển học thuyết Mác - Lênin về CM thuộc địa, xây dựng hệ thống lý luận về CM giải phóng dân tộc và tổ chức truyền bá lý luận đó vào VN, ra sức chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản VN, vạch ra cương lĩnh chính trị đúng đắn nhằm dẫn đường cho dân tộc ta tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.

Câu hỏi 2: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương CNH-HĐH đất nước của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

1-Kết quả:

* Thành tựu:

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của đất nước được tăng cường, khả năng độc lập, tự do của nền kinh tế được nâng cao.

So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất được xây dựng.

- Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến căn bản theo hướng CNH-HĐH.

Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hoá.

- CNH-HĐH đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, XH.

* Hạn chế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp so với khả năng của đất nước và so với các nước trong khu vực.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hết sức lạc hậu, những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.

- Chưa sử dụng tốt nguồn lực của đất nước cho CNH-HĐH. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho XH. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế – XH.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa coi trọng phát huy tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm.

- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho CNH-HĐH còn nhiều bất cập.

2- Nguyên nhân:

- Về khách quan, chúng ta tiến hành CNH-HĐH từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho CNH-HĐH.

- Về chủ quan, chúng ta đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kĩ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư. Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH-HĐH.

- Hệ thống thể chế, chính sách còn nhiều bất cập.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế.

- Cải cách hành chính chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH.

Câu hỏi 3: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân cơ bản trong công tác đối ngoại của Đảng thời kỳ trước đổi mới(1975-1985)?

* Thành tựu và ý nghĩa:

- Quan hệ với các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô được tăng cường. Trong 10 năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của VN với các nước XH chủ nghĩa được tăng cường, trong đó đặc biệt là với Liên Xô. Ngày 29-6-1978, VN gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa VN với Liên Xô và các nước XH chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng (riêng ngoại thương chiếm 70 đến 80% kim ngạch buôn bán của VN). Ngày 31-11-1978, VN ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô.

- Thiết lập và đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, từ năm 1975 đến năm 1977, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoâi giao với 23 nước; ngày 15-9-1976, VN tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); ngày 21-9-1976 tiếp nhận ghế thành viên chính thức ngân hàng thế giới (WB) ); ngày 23-9-1976 gia nhập ngân hàng châu Á (ADB) ); ngày 20-9-1977 tiếp nhận ghế thành viên Liên hợp quốc; tham gia tích cực các hoạt động phong trào không liên kết… kể từ năm 1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với VN. Với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á, cuối năm 1976, Philppin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với VN (tuy nhên, từ năm 1979, lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAn tham gia liên minh thực hiện bao vây cô lập VN). Những kết quả Đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với CM VN.

-Tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh. Tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, tạo nhiều thuận lợi cho triển khai các hoạt động đối ngoại sau này. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với các nước XH chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế kể cả với các nước ngoài hệ thống XH chủ nghĩa, VN đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp phần vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh; Việc trở thành thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á và trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, tham gia tích cực vào các hoạt động của phong trào không liên kết, đã tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế.Về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN đã tạo thuân lợi cho việc triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình hữu nghị và hợp tác.

* Hạn chế và nguyên nhân

- Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, nhìn tổng quát, từ năm 1975 đến năm 1986, quan hệ quốc tế của VN cũng gặo những trở ngại lớn. Quan hệ quốc tế gặp những trở ngại lớn: uy tin của VN trên trường quốc tế bị giảm sút.

-  Từ những năm cuối của thập kỉ 70, nước ta bị bao vây, cấm vận vế kinh tế, cô lập về chính trị, vừa phải đương đầu với “một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của các thế lực thù địch.

- Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do trong quan hệ đối ngoại giai đoạn này, chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua kinh tế. Do đó đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình hình. Những hạn chế của đối ngoại VN giai đoạn này suy cho cùng đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản được Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ ra “là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản; nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”.

Câu hỏi 4: Phân tích chủ trương đổi mới của đại hội Đảng VI về kinh tế?

- Chủ trương sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, tập trung vào thực hiện 3 chương trình: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Chương trình lương thực thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cây lúa ở những nơi có điều kiện, phấn đấu tăng diện tích ruộng đất sử dụng của cả nước. Ở những nơi có điều kiện phải thực hiện khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt; phải coi trọng cả lúa và màu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng đàn gia súc, gia cầm, áp dụng rộng rãi mô hình VAC để nâng cao hiệu quả sản xuất… Chương trình hàng tiêu dùng thì chú trọng tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng về số lượng, chủng loại để đáp ứng nhu cầu đa dạng của XH; tập trung giải quyết vấn đề nguyên liệu, tận lực khai thác các nguồn nguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết. Phải đổi mới cơ chế và chính sách để thu hút lực lượng tiểu, thủ công nghiệp và các lực lượng khác tham gia làm hàng tiêu dùng. Về chương trình hàng xuất khẩu “tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”.

- Chủ trương sử dụng, cải tạo các thành phần kinh tế, chấp nhận nền kinh tế có nhiều thành phần. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XH chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Với các thành phần kinh tế XH chủ nghĩa, Đại hội chỉ rõ, quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế XHCN, trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo XH chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo XH chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối XH chủ nghĩa.

- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiết lập cơ chế mới: kế hoạch hoá theo phương thức hoạch toán kinh doanh XHCN. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XH chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế XH chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi XH chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách XH, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng XH chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa XH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa XH.

- Giải quyết các vấn đề cấp bách và lưu thông, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CM XH chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ XH”. Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của XH mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.

Câu hỏi 5: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân của việc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới nước ta.

* Kết quả

+ Thành tựu

- Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, góp phần xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN VN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tiếp thu được những tinh hoa của văn minh nhân loại – các chế định pháp lý được thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế như: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người như là những giá trị XH cao quý nhất, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và trong điều chỉnh các quan hệ XH.

- Tổ chức bộ máy, xây dựng tinh gọn, hiệu quả. Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản VN

- Từng bước giải quyết tốt mối quan hệ và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giữa các thành tố cấu thành hệ thống chính trị.

- Đảng thường xuyên coi trọng đổi mới, chỉnh đốn Đảng ngang tầm với Đảng cầm quyền: Nhà nước được cải cách, xây dựng theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN; mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị, XH có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở.

+ Hạn chế

- Năng lực: Hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, hoạt động của mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị, XH đưa ngang tầm với yêu cầu của tình hình mới.

- Cải cách hành chính chậm, bộ máy cồng kềnh, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, công chức quan liêu, thoái hoá.

- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể XH còn chậm, lúng túng.

* Nguyên nhân hạn chế

- Chưa thông nhất cao trong hệ thống chính trị về đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

- Đổi mới hệ thống chính trị còn biểu hiện chậm so với đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế.

- Nhiều vấn đề lý luận về hệ thống chính trị còn đang phải làm rõ.

Câu hỏi 6: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới?

* Kết quả, ý nghĩa:

+ Thành tựu

- Có bước đổi mới tư duy về văn hoá, xây dựng, phát triển văn hoá.

- Đã tích cực trong đào tạo, xây dựng con người mới XHCN, xây dựng môi trường văn hoá, văn minh lành manh.

- Xây dựng phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Giáo dục đào tạo có những bước phát triển mới.

- Khoa học công nhgệ gắn bó hơn với yêu cầu phát triển kinh tế- XH.

+ Hạn chế

- Kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, chưa tương xứng, đồng bộ với phát triển kinh tế.

- Đạo đức lối sống XH còn nhiều diễn biến phức tạp.

- Một bộ phận cán bộ Đảng viên, công chức thoái hoá về phẩm chất đạo đức, đạo đức công vụ kém, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Xây dựng thể chế, chính sách về văn hoá còn chậm, thiếu đồng bộ, tính khả thi chưa cao.

- Tình trạng lạc hậu về văn hoá ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số chưa được giải quyết tốt.

* Nguyên nhân hạn chế

- Các cấp, ngành và nhân dân chưa quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, chủ trưởng của Đảng về văn hoá

- Chưa xây dựng đồng bộ các thể chế, chính sách phát triển văn hoá trong co chế thị trường và hội nhập quốc tế đang gia tăng.

- Một bộ phận văn hoá hoạt động theo thị hiếu, chạy theo thương trường.

Câu hỏi 7: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề XH trong thời kỳ đổi mới đất nước?

* Kết quả

+ Thành tựu

- Tính năng động, chủ động, tự lực tự cườngcủa các giai tầng XH được phát huy.

- ý thức XH, cộng đồng XH của nhân dân được đề cao, tính tích cực, sáng tạo được phát huy.

- Thực hiện công bằng XH được coi trọng, nhất là trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

- Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế, XH với giải quyết các vấn đề XH, bảo về môi trường sinh thái.

- Phát huy mạnh tính năng động trong kién tạo việc làm, thu nhập của nhân dân. Mọi người được tự do làm giàu hợp pháp, bình đẳng theo phát luật.

- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu XH theo hướng da dạng.

+ Hạn chế

- Dân số vẫn tăng nhanh, chất lượng dân số thấp, nhất là những vùng sâu, xa và khó khăn.

- Phân hoá giàu – nghèo, bất công XH đáng báo động.

- Vấn đề việc làm, bức xúc XH là sức ép lớn.

- Tệ nạn XH gia tăng, diễn biến phức tạp.

- Ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Hệ thống giáo dục lạc hậu, nhiều bất công.

* ý nghĩa

- Một bộ phận không nhỏ nhân dân còn chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần.

- Quản lý nhà nước đối với XH còn nhiều hạn chế.

Câu hỏi 8: Phân tích cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng hiện nay?

* Cơ hội

- Xu thế chung của thế giới là hoà bình, hợp tác và phát triển.

- Xu thế toàn cầu hoá kinh tế mang lại nhiều nhân tố tích cực.

- CM khoa hoạc công nghệ trên thế giới phát triển mạnh

- Thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

* Thách thức

- Nền kinh tế đang trong quá trình phát triển,hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều bất cập.

- Tác động mặt trái của quá trình toàn cầu hoá.

- Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với thế giới còn yếu.

Câu hỏi 9: Phân tích nhiệm vụ, mục tiêu và phương châm đối ngoại của Đảng, nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.

-Nhiệm vụ:

  +Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định: tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển kinh tê-XH là lợi ích cao nhất của tổ quốc.

  +Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực và ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH.

-Mục tiêu:

  +Thực hiện dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh, phát huy và nâng cao vị thế của VN trong quan hệ quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ XH.

* Phương châm

- VN là bạn, là đối tác tin cạy của các nước.

- Tham gia tích cực vào hợp tác quốc tế, khu vực.

- Phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

- Chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả.

Ðể đạt được mục tiêu chủ yếu trong đường lối đối ngoại, điều có ý nghĩa rất quan trọng và xác định chuẩn xác tư tưởng chỉ đạo. Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) đã nhấn mạnh tư tưởng "giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa XH, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí và

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net