5 DLCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Câu hỏi: Phân tích chủ trương, chính sách của Đại hội Đảng VII về phát triển từng thành phần kinh tế?

- Kinh tế quốc doanh: củng cố phát triển trong những ngành, lĩnh vực then chốt, nắm các doanh nghiệp trọng yếu, giữ vai trò chủ đạo.

- Kinh tế tập thể: hình thức phổ biến là Hợp tác xã, được đổi mới tổ chức và hoạt động, phát triển rộng rãi, đa dạng trong các nghành nghề với quy mô, mức dộ tập thể hoá khác nhau.

- Kinh tế cá thể: khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở cả nông thôn và thành thị, không hạn chế về quy mô.

- Kinh tế tư bản tư nhân: Phát triển không hạn chế về quy mô, địa bàn trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

- Kinh tế gia đình: không phải là một thành phần kinh tế độc lập nhưng được khuyến khích phát triển.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua và căn cứ vào yêu cầu phát triển trong thời gian tới, có thể xác định những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như sau:

   Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Không nên có thái độ định kiến và kỳ thị đối với bất cứ thành phần kinh tế nào.

Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.

Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo hướng xóa bao cấp; doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.

Kinh tế tập thể gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học và công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào các sản phẩm xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh tế. Chú trọng các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.

2. Câu hỏi: Phân tích chủ trương của đại hội đảng VIII về xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ?

- Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, các loại thị trường

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế

- Tiếp tục đổi mới cơ chế kế hoạch hoá

- Đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả.

- Nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước.

3. Câu hỏi : Phân tích những điểm bổ xung, phát triển chủ trương của đaị hội đảng IX về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần?

- Khẳng định : thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chuẩn hoá tên gọi của nền kinh tế là : Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Xác định mục đích của phát triển kinh tế thị trường : Phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống xã hội của nhân dân.

- Các thành phần kinh tế, hình thức sở hũu : Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX; Kinh tế cá thể , tiểu thủ ; Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cũng với kinh tế tập thể trờ thành nền tảng cảu nền kinh tế quốc dân. ---- Sở hữu toàn dân, tập thể, tư nhân.

- Chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế…

- Có sự quản lý, định hướng XHCN, của nhà nước XHCN

- Mô hình phát triển …

- Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

4. Câu hỏi : phân tích đường lỗi, chủ trương đối ngoại của Đảng trong những năm 1976 – 1985 ?

- Tăng cường đoàn kết hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước XHCN. Trong đó, đoàn kết hợp tác toàn diện với Liên Xô.

- Bảo vệ, phát trỉển quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia.

- Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của các nước Á, Phi , Mỹ La tinh chống chủ nghĩa độc qưyền và chủ nghĩa Tư bản

- Tích cực đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

- Phát trỉển quan hệ hợp tác với các nước trong phong trào không liên kết.

- Thiết lập quan hệ tốt với ASEAN.

- Thiết lập quan hệ bình thường về mặt nhà nước, kinh tế, văn hoá, khoa học ký thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội trên cơ sở tông trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi.

5. Câu hỏi : Trình bày những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương chính sách của đảng về quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới?

* Thành Tựu :

- Phá vỡ thế bao vây cấm vận của các thế lực thừ địch, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bào về XHCN

- Từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá với tất cả các nước.

- Giải quyết hoà bình các vấn đề thế giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước có liên quan.

- Kết hợp sức mạnh đân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế.

- Tăng cường thu hút đầu tư mọi nguồn lực đến Việt Nam.

- Thúc đẩy cạnh tranh, phát triển nền kinh tế theo hướng chuẩn hoá quốc tế.

* Hạn chế :

- Cần chủ động, phải tích cực hơn nữa trong hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện hơn hệ thống, thể chế, pháp luật

- Cần đầy mạnh đổi mới, phát triển công nghệ, quy trình sản xuất, cạnh tranh, xây dựng nguồn nhân lực, cải cách hành chính.

* Nguyên nhân hạn chế:

- Thiếu phối hợp chặt chẽ , hiệu quả giức các cấp, các ngành.

- Cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại chậm đổi mới.

6. Câu Hỏi : Phân tích chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng được thể hiện trong 3 nghị quyết BCH TW tháng 11/1939; 11/1940; 5/1941?

- Trước tình hình TG và trong nước có thay đổi thì đường lối chủ trương của đảng cũng phải thay đổi để đi tới thắng lợi.

a) Hội nghị TW đảng lần 6 (11/1939) (9/1939 chiến tranh TG II nổ ra) họp ở Bà rịa-Hóc môn (Nam bộ), có số lượng đảng viên tham gia không nhiều lắm do tình hình căng thẳng. Nội dung của hội nghị.

+ Nhận định tình hình và mâu thuẫn ở VN xuất hiện.

+ Hội nghị chủ trương điều chỉnh chiến lược CM: trước đây 2 nhiệm vụ chống ĐQ và chống PK song song, đồng thời. Bây giờ đặt nhiệm vụ chống ĐQ và tay sai lên hàng đầu còn nhiệm vụ chống PK thì thực hiện có mức độ để tập trung mục tiêu gpdt.

* KQ của sự điều chỉnh: là đã dấy lên 1 cao trào gpdt mà đỉnh cao là Bắc sơn khởi nghĩa, nhưng chưa thành công và bị dìm trong bể máu

b) Hội nghị TW đảng lần 7 (11/1940)

+ Họp ở Đình Bảng- Từ sơn-Bắc ninh. Khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược của HN 6 là đúng nhưng cần phải bổ sung thêm.

+ HN trung ương này chủ trương là nhiệm vụ trọng tâm của toàn đảng, toàn dân lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, là xây dựng lực lượng quần chúng, xây dựng lực lượng đảng cho vững mạnh.

+ Hội nghị cũng chủ trương là không được khởi nghĩa 1 cách nóng vội.

c) Hội nghị TW đảng lần 8 (5/1941) tại pắc bó-cao bằng (2/1941 bác hồ về nước).

+ Khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược lần 6,7 là đúng.

+ Hoàn thành chủ trương điều chỉnh chiến lược và xây dựng CMVN lúc này là CM gpdt và gpdt trong khuôn khổ mỗi nước đông dương.

+ Xác định CMVN là CM gpdt.

+ Hội nghị đề ra biện pháp cụ thể, nhiệm vụ cụ thể để tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

*KQ: tập hợp được lực lượng, chuẩn bị được phong trào, đến thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

- Tính chất cách mạng và kẻ thù của cách mạng …

- Xác định mối quan hệ của 2 nhiệm vụ chống đề quốc và chống phong kiến …

- Xác định phương hướng và hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc …

- Giải quyết vấn đề dân tộc, thành lập mặt trận ở từng nước Đông Dương

- Vấn đề xây dựng Đảng và đào tạo cán bộ…

7. Câu hỏi : Phân tích kết quả chỉ đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945-1946

Dedicated to

Kết quả: cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức quan trọng.  

- Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.  

- Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11/1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nước đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.  

- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.  

  Ý nghĩa :  Những thành quả đấu tranh nói trên đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.  

8. Câu hỏi : Phân tích dường lỗi CNH của đảng trong những năm 1960-1975.

* Nghị quyết đại hội đảng III (1960) xác định

- Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc là CNH XHCN, mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

- Ưu tiên phát trỉển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

* Nghị quyết BCH TW 11(3/1965)

- Chuyển hướng xây dựng kinh tế, CNH cho phù hợp với yêu cầu cảu đất nước có chiến tranh ở cả hai miền với các mức độ khác nhau : vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của ĐQ Mỹ, vừa chi viện cho miền Nam, xây dựng cơ sỏ vật chất kỹ thuật cho CNXH

- CNH vừa đảm bảo dân sinh, vừa củng cố quốc phòng.

* Nghị quyết Hội nghị lần VII BCH TW khoá III (1962)

- Xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý

- Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với nông nghiệp

- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ

* Nghị quyết BCH TW lần thứ 19 khoá III (1971)

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý và phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ

- Coi phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ là cơ sở, điều kiện để phát triển công nghiệp nặng

- Phát triển kinh tế phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

* Đánh giá đường lối 

9. Câu hỏi : Phân tích đường lỗi CNH của Đảng trong giai đoạn 1976-1985?

* Đại hội Đảng IV (1976)

- Xác định chủ trương đẩn mạnh CNH XHCN nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đưa nên KT từ SX nhỏ lên SX lớn XHCN

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

- Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp

- Vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát trỉển kinh tế địa phương

- Xác định cách mạng KHKT là then chốt

* HNTW6 (khoá 4)

- Khuyến khích sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, hành tiêu dùng và hàng xuất khẩu

- Chuyển trọng tâm đầu tư vốn cho CN nặng sang nông nghiệp và hàng tiêu dùng

- Chú trọng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự hài hoà lợi ích nhà nước, tập thể và người lao động

- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

* Đại hội Đảng V (1982)

- Xác định CNH phải được thực hiện theo từng chặng đường, chặng trước mắt 1981-1985 và kéo dài đến 1990

- Chuyển hướng ưu tiên phát triển CNH, tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bứoc lên SX lớn XHCN

- Ra sức sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành CN nặng quan trọng

- Kết hợp nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng – Công nghiệp nặng trong một số cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý

- Thừa nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời gian nhất định

* Đánh giá về đừong lỗi

 10. Câu hỏi : Phân tích quan điểm, chủ trương của Đại hội Đảng X về CNH – HĐH đất nước?

* Quan điểm :

- Đẩy mạnh và rút ngắn quá trình CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH – HĐH

* Nội dung : cơ bản của CNH – HĐH

- Phát triển các ngành, sản phẩm kinh có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào trí thức, coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong từng bước phát triển.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý

- Nâng cao năng xuất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế .

* Định hướng phát triển kinh tế

-Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, dịch vụ và xây dựng.

-Phát triển kinh tế vùng

- Phát triển mạnh kinh tế biển

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ

- Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, cải thiện và bảo vệ môi trường tự nhiên

11. Câu hỏi: Phân tích chủ trương, nhiệm vụ của Đảng về xây dựng, phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới đất nước?

* Chủ trương

- Xây dựng phát triển nền văn hoas VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Duy trì, bảo tồn, thừa kế và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc VN, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại

- Phát triển văn hoá phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

* Nhiệm vụ chủ yếu

- Xây dựng con người VN phát triển toàn diện

- Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú

- Phát triển sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật

- Bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá

- Phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo

- Phát triển và quản lý tốt  các phương tiện thông tin đại chúng

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc VN

- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế và chính sách phát triển văn hoá.

12. Câu hỏi: Phân tích những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới?

- Gắn chặt việc phát triển kinh tế với các mục tiêu của cính sách xã hội

- Thực hiện chính sách xã hội hướng vào phát triển lành mạnh xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn ninh

- Thực hiện chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ

- Coi trọng chỉ tiêu phát triển GDP gắn với chỉ tiêu phát triển con người HDI và các chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

- Giải quyết chính sách xã hội theo tinh thần xã hội hoá

 - Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩ sự phát triển minh tế- xã hội.

   Quan điểm này chỉ rõ chức năng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển xã hội.Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH

   Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc VN vượt qua sóng gió thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển.

+ Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển

  Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia, dân tộc là văn hóa.

  Văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net